Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 58)

5. Kết cấu luận văn

3.1.3. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu

Bưu điện Liên Việt – chi nhánh tỉnh Thái Nguyên.

Hoạt động huy động vốn

Hơn 4 năm đi vào hoạt động, LPB- Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện tốt các hình thức huy động vốn, mở rộng mạng lưới và thực hiện nhiều chương trình chăm sóc khách hàng, nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư:

Bảng 3.1: Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền giai đoạn 2016-2018

(Đơn vị: số tiền: triệu đồng; tỷ trọng: %)

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

VNĐ 1.391.153,72 100 1.651.325,40 99,99 2.376.461,04 99,98 Ngoại tệ

quy đổi 0 0 67,02 0,01 578,04 0,02

Tổng vốn

huy động 1.391.153,72 100 1.651.392,42 100 2.377.039,08 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của LPB- chi nhánh tỉnh Thái Nguyên)

Về cơ cấu vốn huy động theo loại tiền, tỷ trọng vốn huy động bằng Việt Nam đồng (VNĐ) có xu hướng giảm trong giai đoạn 2016-2018. Cụ thể tỷ trọng vốn huy động bằng VNĐ năm 2016 là 100%, sau đó tỷ trọng giảm xuống còn 99,99% năm

các năm. Năm 2017 lượng vốn huy động bằng VNĐ là 1.651.325,40 triệu đồng, tăng 260.171,68 triệu đồng tương đương với 18,7% so với năm 2016. Năm 2018 lượng vốn huy động bằng VNĐ là 2.376.461,04 triệu đồng, tăng 725.135,64 triệu đồng tương đương với 43,91% so với năm 2017.

Nhìn chung, tổng vốn huy động qua 3 năm (2016 – 2018) có sự tăng trưởng. Năm 2017 tổng vốn huy động đạt 1.651.392,42 triệu đồng, tăng 260.238,7 triệu đồng, tương đương 18,7% so với năm 2016. Năm 2018 tổng vốn huy động đạt 2.377.039,08 triệu đồng, tăng 725.646,66 triệu đồng, tương đương 43,94% so với năm 2017.

Hoạt động cho vay

Trong những năm gần đây, hoạt động cho vay của LPB- chi nhánh tỉnh Thái Nguyên luôn được ban lãnh đạo chú trọng tập trung phát triển.LPB – chi nhánh tỉnh Thái Nguyên nói chung và các Phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh Thái Nguyên nói riêng đã nhận được sự đánh giá cao của đối tác. Đồng thời ngân hàng còn thiết lập quan hệ với các đối tác lớn trên địa bàn tỉnh: Công ty Thái Hưng, Công ty Tuấn Minh, Công ty Dũng Minh, Công ty Phú Khánh Lâm, Công ty An Minh…

Tình hình cho vay theo loại tiền được thể hiện theo bảng 3.2:

Bảng 3.2 Tình hình cho vay theo loại tiền giai đoạn 2016-2018

(Đơn vị: số tiền: triệu đồng; tỷ trọng: %)

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

VNĐ 332.482,82 100 597.813,66 100 1.039.884,14 99,98 Ngoại tệ

quy đổi 0 0 0 0 180,52 0,02

Tổng dư nợ 332.482,82 100 597.813,66 100 1.040.064,66 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của LPB- chi nhánh tỉnh Thái Nguyên)

Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ của LPB – chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đều tăng qua các năm. Cụ thể:

Năm 2017 tổng dư nợ đạt 597.813,66 triệu đồng tăng 265.330,84 triệu đồng (tương đương 79,8%) so với năm 2016. Năm 2018 tổng dư nợ đạt 1.040.064,66 triệu đồng, tăng 442.251 triệu đồng (tương đương 73,97%) so với năm 2017.

Trong giai đoạn 2016 -2018, LPB – chi nhánh tỉnh Thái Nguyên có mức độ tăng trưởng tín dụng đều và ổn định. Điều này góp phần quan trọng trong việc nâng cao lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Tuy nhiên, để đa dạng hóa các sản phẩm, theo định hướng của lãnh đạo Ngân hàng, năm 2018 Ngân hàng đã phát sinh dư nợ bằng ngoại tệ. Năm 2018 dư nợ bằng ngoại tệ quy đổi đạt 180,52 triệu đồng. Bắt đầu từ năm 2018, chi nhánh đã đặc biệt quan tâm tới lĩnh vực cho vay bằng ngoại tệ và sẽ có xu hướng tăng trong thời gian tới.

Bảng 3.3 Tình hình cho vay theo kì hạn giai đoạn 2016-2018

(Đơn vị: số tiền: triệu đồng; tỷ trọng: %)

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Cho vay ngắn

hạn 159.445,73 47,96 228.507,65 38,23 522.226,67 50,22 Cho vay trung,

dài hạn 173.037,09 52,04 369.306,01 61,77 517.837,99 49,78

Tổng dư nợ 332.482,82 100 597.813,66 100 1.040.064,66 100

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của LPB- chi nhánh tỉnh Thái Nguyên)

Qua bảng số liệu trên, ta có thể nhận thấy tỷ trọng cho vay trung, dài hạn và cho vay ngắn hạn trên tổng dư nợ không chênh lệch lớn.

Trong giai đoạn 2016-2018, tỷ trọng cho vay trung, dài hạn có xu hướng giảm nhẹ.Với tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay thì điều này hoàn toàn dễ hiểu Các doanh nghiệp cần sử dụng vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh trong ngắn hạn để dễ dàng xoay vòng vốn, không đẩy mạnh mở rộng hoạt động kinh doanh thì việc vay vốn với thời hạn trung dài hạn, đầu tư tài sản cố định, máy móc, thiết bị sẽ giảm đi đáng kể.

Theo thời hạn cho vay, LPB- chi nhánh tỉnh Thái Nguyên tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn và tăng dần theo các năm. Năm 2016 đạt 159.445,73 triệu đồng (chiếm 47,96% tổng dư nợ). Năm 2017 đạt 228.507,65 triệu đồng (chiếm khoảng 38,23% tổng dư nợ). Năm 2018 đạt 522.226,67 triệu đồng (chiếm khoảng 50,22% tổng dư nợ). Dư nợ ngắn hạn là các khoản cho vay có thời hạn dưới 01 năm, các khoản vay này hàm chứa ít nguy cơ rủi ro hơn so với các khoản tín dụng trung và dài hạn (khoản vay có thời hạn trên 01 năm ), do đó giống như các ngân hàng khác, LPB – chi nhánh tỉnh Thái Nguyên hướng tới một tỷ lệ dư nợ ngắn hạn cao hơn so với trung và dài hạn.

Tình hình lợi nhuận

Bảng 3.4 Tình hình lợi nhuận giai đoạn 2016-2018

(Đơn vị: số tiền: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Thu nhập 67,044 109,262 203,340

Chi phí 64,623 102,400 189,413

Lợi nhuận 2,421 6,863 13,927

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của LPB- chi nhánh tỉnh Thái Nguyên)

Lợi nhuận của LPB- chi nhánh tỉnh Thái Nguyên tăng trưởng đều trong giai đoạn 2016-2018. Nhờ sự cố gắng nỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên LPB – chi nhánh Thái Nguyên cùng sự chỉ đạo đúng hướng của ban lãnh đạo nên LPB – chi nhánh Thái Nguyên luôn hoàn thành kế hoạch cấp trên giao. Đặc biệt, năm 2018 lợi nhuận của chi nhánh tăng trưởng vượt bậc, năm 2018 lợi nhuận đạt 13,927 triệu đồng tăng 7,064 triệu đồng (tương đương 102,9%) so với năm 2017. Lợi nhuận năm 2017 đạt 6,863 triệu tăng 4,442 (tương đương 183,4%) so với năm 2016.

Về hệ thống quản lý:

LPB chi nhánh tỉnh Thái Nguyên có đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm thực tiễn. Cán bộ nhân viên làm tại vị trí công tác chuyên môn đều có trình độ đại học hoặc trên đại học, thành thạo sử dụng phần mềm tin học. Đội ngũ làm công tác chuyên môn đa phần đều còn trẻ. Tuổi đời trung

bình là 29. Đây là yếu tố thuận lợi để Ngân hàng có thể sử dụng và khai thác nguồn nhân lực trẻ. Tuy nhiên cần đảm bảo đào tạo nguồn nhân lực trẻ này một cách bài bản.

Bên cạnh đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao thì vẫn còn những nhân viên ý thức chưa tốt, chưa chủ động trong công việc.

Về mạng lưới:

Bảng 3.5 Hệ thống mạng lưới của LPB – chi nhánh Thái Nguyên và một số ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên năm 2018

STT Ngân hàng Số cây ATM Số PGD

1 LPB Thái Nguyên 1 8

2 Agribank Thái Nguyên 14 19

3 BIDV Thái Nguyên 13 9

4 MB Bank 3 2

5 Sacombank 2 1

6 Seabank 1 1

7 ABBank 3 2

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Theo bảng trên, hệ thống mạng lưới PGD của LPB chi nhánh tỉnh Thái Nguyên còn thấp so với Agribank Thái Nguyên. Số lượng cây ATM ít chưa đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)