5. Kết cấu luận văn
3.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế
a) Nguyên nhân chủ quan
Chính sách cho vay chưa thông thoáng
Chính sách cho vay của LPB chi nhánh Thái Nguyên đôi khi còn mang tính chất bảo thủ. Trong thời gian qua đối với chính sách như vậy, LPB chi nhánh Thái Nguyên kiểm soát được nợ xấu, đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng KHDN. Tuy nhiên điều đó lại đánh mất đi cơ hội để phát triển KHDN và mở rộng cho vay KHDN. Ví dụ như trong một số giai đoạn, điều kiện cho vay KHDN quá khắt khe: KHDN phải đảm bảo hoạt động từ 3 năm trở lên mới đủ điều kiện vay vốn.
Cơ cấu tổ chức hoạt động nặng về hình thức, chưa thực chất.
Mỗi công đoạn trong quy trình cho vay tại LPB – chi nhánh Thái Nguyên đều được thực hiện bởi cán bộ chuyên trách, cách thức tổ chức như vậy là bài bản và khá chuyên nghiệp. Tuy vậy, vẫn có những mặt chưa thực sự hoàn thiện
Thứ nhất: Mảng phê duyệt chưa thực sự thực hiện được hết chức năng, nhiệm vụ của mình. Chưa thực sự sát sao trong công tác thẩm định khách hàng, tỷ lệ đi
thẩm định khách hàng trực tiếp còn thấp, đánh giá khách hàng còn mang tính chủ quan, cá nhân, chưa đánh giá và nhìn nhận được đúng đắn về rủi ro mang lại khi cấp tín dụng đối với khách hàng. Đôi khi trong quá trình thầm định còn nể nang.
Thứ hai: Sự phối hợp giữa phòng ban trong công tác triển khai hoạt động cho vay đôi khi chưa được nhịp nhàng, linh hoạt. Hồ sơ khách hàng chuyển qua nhiều bộ phận, thời gian kiểm tra hồ sơ kéo dài. Khách hàng phải tiếp xúc với nhiều cán bộ nhân viên của LPB chi nhánh Thái Nguyên. Điều này gây tâm lý không tốt tới khách hàng. Ngoài ra việc trải qua quá nhiều khâu, khiến giải ngân chậm. Dẫn đến việc cản trở công tác kinh doanh, bán hàng.
Trình độ nhân viên còn hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp.
- Đối với Chuyên viên khách hàng doanh nghiệp
Do sức ép của việc mở rộng mạng lưới trong năm 2017-2018, LPB chi nhánh Thái Nguyên luôn tuyển dụng nhân sự để đáp ứng nhu cầu phát triển mạng lưới. Tuy nhiên để tuyển dụng được chuyên viên khách hàng phụ trách mảng Doanh nghiệp luôn đòi hỏi nhân viên có kinh nghiệm hơn so với chuyên viên phụ trách khách hàng cá nhân. Chính vì lẽ đó mà việc tuyển dụng được một chuyên viên KHDN khá khó khăn. Để đáp ứng được việc kiện toàn bộ máy tổ chức tại các Phòng giao dịch, buộc Ngân hàng phải tuyển những cá nhân chưa đủ kinh nghiệm và năng lực vào vị trí chuyên viên KHDN.
Mặc dù chuyên viên khách hàng của LPB- chi nhánh tỉnh Thái Nguyên được tuyển dụng đều đã được đào tạo bài bản, đúng chuyên ngành đào tạo tuy nhiên đó mới chỉ là những kiến thức cơ sở, chưa có kinh nghiệm thực tiễn. Chuyên viên khách hàng còn thiếu kinh nghiệm thực tế, thiếu kiến thức về việc định giá tài sản, đánh giá tài chính, đánh giá các khoản đầu tư trung dài hạn…Nên việc thẩm định các món vay, dự án đầu tư chưa sâu còn sơ sài, chưa đánh giá hết được rủi ro tiềm ẩn.
Chuyên viên khách hàng doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm trong việc thẩm định tài sản đảm bảo. Đối với những khoản vay mà thẩm quyền phê duyệt của giám đốc chi nhánh / giám đốc phòng giao dịch, chuyên viên khách hàng sẽ đi thẩm định trực tiếp tài snả bảo đảm. Bằng kinh nghiệm cũng như qua khảo sát thực tế, chuyên viên khách hàng sẽ đưa ra giá trị tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, chuyện khách hàng chủ yếu có kinh nghiệm về mảng cho vay, mà còn thiếu kinh nghiệm về công tác
thẩm định giá. Nên việc thẩm định tài sản bảo đảm còn mang tính chất cảm tính, trong quá trình định giá thiếu chính xác. Có những trường hợp vì có mỗi quan hệ thân quen mà định giá tài sản cao hơn giá trị thực tế. Do đó không thể tránh khỏi những sai sót khi đánh giá tài sản của doanh nghiệp và đó cũng chính là nguyên nhân gây ra rủi ro cho ngân hàng.
- Đối với nhân sự kiểm soát: Mặc dù Chi nhánh đã có Trung tâm Giám sát kinh doanh hoạt động độc lập song công tác kiểm tra, kiểm soát chưa thật sự có hiệu quả chủ yếu từ phía Ngân hàng Bưu điện Liên Việt. Đội ngũ cán bộ kiểm soát trình độ còn hạn chế, chưa phải là những nhân sự lâu năm và có bề dày kinh nghiệm.
Thiếu công cụ hỗ trợ cho vay:
Mặc dù, LPB chi nhánh Thái Nguyên đã phát triển được phần mềm xếp hạng tín dụng và phầm mềm thẩm định tài sản đảm bảo, góp phần xây dựng được cơ sở dữ liệu và chuyên môn hóa công việc. Tuy nhiên, LPB chi nhánh Thái Nguyên chưa xây dựng được chương trình xử lý hồ sơ đối với sản phẩm cho vay Khách hàng doanh nghiệp. Việc lập tờ trình vẫn thủ công, chưa theo mẫu, chưa được chuẩn hóa, công thức tính toán, chuyên viên khách hàng vẫn phải tự nhập và tính toán.
b) Nguyên nhân khách quan
Hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có sự cạnh tranh gay gắt.
Thái Nguyên là nơi tập trung của hơn 22 ngân hàng. Các ngân hàng đều tập trung phát triển mạng lưới, nhân sự, chính sách cho vay, marketing tạo dựng hình ảnh, danh tiếng và đạt được kết quả tốt trong kinh doanh. Các ngân hàng cũng có bước chuyển mình, chú trọng vào việc cho vay khách hàng doanh nghiệp, thay đổi các chính sách cho vay sao cho phù hợp
Môi trường pháp lý chưa đầy đủ, đồng bộ.
Việc xử lý vi phạm chưa được nghiêm minh. Cùng với sự biến động của nền kinh tế toàn cầu và nền kinh tế trong nước. Đó là những nguyên nhân khách quan nhưng sẽ dẫn đến sự trì trệ, khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, làm giảm khả năng thanh toán và khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Quản lý của Nhà nước còn lỏng lẻo nhất là trong việc thành lập doanh nghiệp, thực hiện các pháp lệnh kế toán thống kê … của doanh nghiệp. Các qui định
liên quan đến hoạt động tín dụng còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho ngân hàng và khách hàng trong quá trình thực hiện.
Chính sách tín dụng của Nhà nước chưa nhất quán và ổn định. Các hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp chưa hiệu quả, thể hiện:
+ Chính sách tài chính: Các doanh nghiệp vẫn còn rất khó khăn trong việc tiếp cận với các nguồn vốn giá rẻ như: nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), JIKA.., nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) do điều kiện giải ngân rất khó khăn.
+ Các ưu đãi cho doanh nghiệp đặc biệt là mặt bằng sản xuất còn rất hạn chế. Rất ít có doanh nghiệp có được mặt bằng sản xuất đủ hoặc chi phí thuê mặt bằng quá cao, thời gian trả ngắn đã trở thành một gánh nặng tài chính lớn đối với doanh nghiệp.
+ Hệ thống thông tin hỗ trợ doanh nghiệp nhất là thông tin về thị trường trong nước và quốc tế chưa phát huy hiệu quả. Các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại còn rất ít.
Thủ tục pháp lý liên quan đến hoạt động cho vay:
Tốc độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các thủ tục liên quan còn rất chậm gây khó khăn cho đối tượng có nhu cầu vay vốn. Mặt khác, các thủ tục pháp lý liên quan đến tài sản đảm bảo như công chứng hợp đồng thế chấp, đăng kí/ xóa thế chấp mất nhiều thời gian, chi phí , phiền hà, điều này gây tâm lý e ngại cho KHDN khi vay vốn.
Ngoài ra, các thủ tục liên quan đến xử lý tài sản để thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn, chưa có quy định, thủ tục rõ ràng, chưa có sự hỗ trợ của các bên liên quan trong việc thu hồi nợ : tòa án, thi hành án chưa hiệu quả và nhanh chóng.
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT – CHI NHÁNH TỈNH THÁI NGUYÊN