Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 99 - 102)

5. Kết cấu luận văn

3.4.1. Những kết quả đạt được

Áp dụng chính sách cho vay linh hoạt, sản phẩm cho vay phù hợp với đối tượng khách hàng doanh nghiệp.

LPB chi nhánh Thái Nguyên đang áp dụng các gói sản phẩm cho vay khách hàng doanh nghiệp với nhiều ưu đãi kèm theo, các “Combo” cho vay với lãi suất ưu đãi. Vừa tạo cơ hội thu hút khách hàng vừa bán chéo được các sản phẩm khác, nhằm tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.

Chính sách cho vay KHDN của LPB chi nhánh Thái Nguyên có sự thay đổi linh hoạt để phù hợp với tình hình kinh tế xã hội , trong bối cảnh sự cạnh tranh giữa các ngân hàng vô cùng khốc liệt.

Nhờ chính sách cho vay KHDN đúng đắn mà dư nợ tín dụng của các khách hàng doanh nghiệp qua các năm đều tăng trưởng mạnh, từ 169.201,84 triệu đồng năm 2016 lên 177.133,5 triệu đồng vào năm 2018.

Số lượng khách hàng doanh nghiệp không ngừng được tăng lên qua các năm, tại thời điểm năm 2016 số lượng khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng là 43 doanh nghiệp thì đến năm 2018 là 67 doanh nghiệp. Công tác tín dụng ngày càng mở rộng tới các thành phần kinh tế, các ngành nghề kinh doanh.

Đối tượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp phát triển đồng đều các khách hàng doanh nghiệp là các công ty cổ phần, các công ty trách nhiệm hữu hạn. Từ đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên và định hướng của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt và cảnh báo xu hướng phát triển các lĩnh vực, ngành. Chi nhánh chuyển hướng tập trung cho vay đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực thương nghiệp, dịch vụ, công nghiệp hỗ trợ, lĩnh vực nông nghiệp nông thôn… giảm các ngành, lĩnh vực vận tải, xây dựng, vật liệu xây dựng…, Chi nhánh cũng đang có xu hướng cho vay đa dang dạng ngành nghề hơn nhằm giảm thiểu rủi ro .

Cơ cấu cho vay theo thời hạn cũng có sự thay đổi, tỉ trọng cho vay trung dài hạn giảm dần và tăng dần tỉ trọng cho vay ngắn hạn theo định hướng của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt..

Hoàn thiện bộ máy tổ chức triển khai hoạt động cho vay

LPB chi nhánh Thái Nguyên đã có sự phân tách rõ ràng trong việc tổ chức lại bộ máy thực hiện hoạt động cho vay. Trong đó bộ máy cho vay được phân chia thành bốn mảng chức năng chính là mảng kinh doanh, mảng phê duyệt, mảng hỗ trợ, mảng kiểm soát. Trong đó:

Mảng kinh doanh gồm phòng khách hàng doanh nghiệp và các phòng giao dịch trực thuộc có nhiệm vụ trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng doanh nghiệp. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ hiện hành và hướng dẫn của ngân hàng Bưu điện Liên Việt.

Mảng phê duyệt chịu trách nhiệm tham mưu cho giám đốc Chi nhánh về pháp lý, năng lực tài chính, tài sản đảm bảo của khách hàng vay vốn, thẩm định khách hàng, đánh giá mức độ rủi ro có thể xảy ra khi cấp tín dụng cho khách hàng.

Mảng hỗ trợ bao gồm phòng kế toán ngân quỹ và phòng hỗ trợ. Trong đó phòng kế toán có chức năng tạm ứng và thu tiền cho các Phòng giao dịch, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu tiền mặt cho các doanh nghiệp có nguồn; quản lý an toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt theo quy định của ngân hàng nhà nước và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt.

báo cho từng phòng ban thực hiện, thực hiện công tác quản lý văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh; thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại Chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt. Thực hiện chức năng hạch toán khoản vay trên phần mềm tập trung của Ngân hàng; quản lý, theo dõi dư nợ, nhắc nợ khách hàng, lưu trữ hồ sơ khách hàng doanh nghiệp vay vốn.

Quyền hạn và nhiệm vụ của từng mảng, từng bộ phận, cá nhân trong chi nhánh được quy định cụ thể từ Giám đốc chi nhánh, Phó giám đốc chi nhánh, trưởng các phòng ban, cán bộ và nhân viên..

Công tác tổ chức cán bộ trong quản lý điều hành cũng được nêu cao. Chi nhánh đã bố trí sắp xếp cán bộ phù hợp với năng lực sở trường đảm bảo các bộ phận nghiệp vụ hài hòa giữa cán bộ làm tốt với các cán bộ còn chậm, chưa có nhiều kinh nghiệm. Thực hiện nghiêm túc chế độ điều động luân chuyển sắp xếp cán bộ kế toán, tín dụng theo quy định của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt.

Trong ban giám đốc có sự phân công hợp lý các lĩnh vực, mảng nghiệp vụ, giúp cho sự phối hợp trong Ban giám đốc nhịp nhàng, linh hoạt, nhân sự trong Ban giám đốc phát huy được sở trường, thế mạnh của mình trong lĩnh vực chuyên môn được giao quản lý điều hành. Cơ cấu ban giám đốc bao gồm 03 người, trong đó có 01 Giám đốc chi nhánh quản lý chung các hoạt động của chi nhánh, và 02 phó giám đốc (trong đó 01 phó giám đốc chuyên trách về mảng kinh doanh và 01 phó giám đốc chuyên trách về mảng kế toán ngân quỹ).

Áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại;

LPB chi nhánh Thái Nguyên đưa vào sử dụng phần mềm xếp hạng tín dụng, phần mềm định giá tài sản. Áp dụng thống nhất trên toàn hệ thống.

Phần mềm xếp hạng tín dụng cho phép chuyên viên khách hàng nhập đầy đủ thông tin, dữ liệu của khách hàng lên phần mềm, báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh, pháp lý, năng lực của doanh nghiệp, tài sản đảm bảo. Từ đó phần mềm hỗ trợ tính toán ra số điểm của khách hàng và xếp loại khách hàng. Phần mềm đã giúp chuyên môn hóa công việc xếp hạng tín dụng khách hàng, lượng hóa các yếu tố định tính giúp chuyên viên đánh giá tổng quát được khách hàng vay vốn.

Trên phần mềm có sẵn công thức tính số liệu, có bảng mẫu biểu Biên bản định giá, giúp cho tốc độ xử lý hồ sơ được nhanh hơn. Ngoài ra việc nhập các thông tin lên phần mềm là một cách lưu trữ hồ sơ trực tuyến và lưu giữ được cơ sở dữ liệu khách hàng, giúp người dùng có thể xuất các dữ liệu phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát.

Công tác quản lý chất lượng tín dụng có hiệu quả.

Ngân hàng đã tăng cường khâu giám sát khách hàng trước, trong và sau khi cho vay, cùng với việc thực hiện nghiêm túc quy trình cho vay theo quy định của Ngân hàng nhà nước cũng như các quy định do Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đề ra đã làm cho chất lượng các khoản cho vay khách hàng doanh nghiệp trong thời gian gần đây được nâng cao rõ rệt. So với các đơn vị khác cùng hệ thống, hiệu quả công tác quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh ở mức cao hơn. Hiệu quả công tác quản lý được thể hiện cơ bản thông qua chỉ tiêu về nợ quá hạn. Trong mấy năm qua, tỷ lệ nợ quá hạn khách hàng doanh nghiệp tại LPB – chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đều ở dưới mức cho phép: năm 2016 là 0,65% , năm 2017 là 2,22% ; năm 2018 là 0,81%; điều này khẳng định cho hiệu quả quản lý hoạt động cho vay ở Chi nhánh là khá tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh tỉnh thái nguyên (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)