Cơ sở thực tiễn về quản lý tài chính cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý tài chính cấp xã trên địa bàn huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 26 - 31)

5. Bố cục của luận văn

1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý tài chính cấp xã

1.2.1. Cơ sở chính trị và nội dung

“Đại hội Đảng toàn Quốc lần thứ X đã khẳng định: “Đổi mới chính sách phân phối tài chính và cơ chế kết hợp nguồn lực Nhà nước với các nguồn lực khác nhằm thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng xóa bao cấp bất hợp lý từ NSNN; tăng tỷ trọng ngân sách đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực và cho các lĩnh vực văn hóa, xã hội;... Đổi mới cơ chế quản lý ngân sách theo kết quả thực hiện các công việc được ngân sách cấp kinh phí; Xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn để tạo cơ sở nâng cao chất lượng dự toán ngân sách. Tăng cường phân cấp quản lý ngân sách, bảo đảm tính thống nhất về thể chế của NSNN và vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương;… Nâng cao tính minh bạch, dân chủ và công khai trong quản lý NSNN,… Thực hiện kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các cấp ngân sách, các đơn vị sử dụng vốn, tài sản và NSNN… Tiếp tục hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị cung ứng dịch vụ công cộng công lập”.

Tại Đại hội Đảng lần thứ XI, Đảng ta nhấn mạnh: “Thực hiện cân đối ngân sách tích cực, bảo đảm tỉ lệ tích lũy hợp lý cho đầu tư phát triển; phấn đấu giảm dần bội chi ngân sách”.

1.2.2 Cơ sở pháp lý và nội dung

“Căn cứ Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan quản lý nhà nước; Nghị định này quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà

nước có tài khoản và con dấu riêng (sau đây gọi tắt là cơ quan thực hiện chế độ tự chủ), Kinh phí quản lý hành chính giao cho các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được xác định và giao hàng năm trên cơ sở biên chế được cấp có thẩm quyền giao, kể cả biên chế dự bị (nếu có) và định mức phân bổ ngân sách nhà nước tính trên biên chế; các khoản chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù theo chế độ quy định.

Căn cứ Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan quản lý nhà nước; Kinh phí giao được phân bổ vào nhóm chi thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ tự quyết định bố trí số kinh phí được giao vào các mục chi cho phù hợp; được quyền điều chỉnh giữa các mục chi nếu xét thấy cần thiết; Cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được vận dụng các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành để thực hiện, nhưng không được vượt quá mức chi tối đa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; Trong phạm vi kinh phí giao tự chủ, cơ quan thực hiện tự chủ quyết định giao khốn tồn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí thực hiện các hoạt động nghiệp vụ đặc thù thường xuyên cho từng bộ phận để chủ động thực hiện nhiệm vụ. Việc quản lý và sử dụng kinh phí khốn bảo đảm đúng quy trình kiểm sốt chi và chứng từ, hóa đơn theo quy định của pháp luật, trừ một số khoản chi thực hiện khốn khơng cần hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính”.

Căn cứ Thơng tư số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 Thơng tư liên tịch Bộ tài chính - Bộ nội vụ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước; Thông tư này quy định chế độ tự chủ và tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính (sau đây gọi là chế độ tự chủ) đối với các cơ quan nhà nước trực tiếp sử dụng kinh phí quản lý hành chính do ngân sách nhà nước cấp, có tài khoản và con dấu riêng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao biên chế và kinh phí quản lý hành chính

Căn cứ Luật NSNN số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015; Luật này quy định về lập, chấp hành, kiểm toán, quyết toán, giám sát ngân sách nhà nước; nhiệm vụ,

quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong lĩnh vực ngân sách nhà nước. Toàn bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện, trường hợp được khốn chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật được tổng hợp đầy đủ vào cân đối ngân sách nhà nước, theo nguyên tắc không gắn với nhiệm vụ chi cụ thể. Trường hợp có khoản thu cần gắn với nhiệm vụ chi cụ thể theo quy định của pháp luật thì được bố trí tương ứng từ các khoản thu này trong dự toán chi ngân sách để thực hiện. Việc ban hành chính sách thu ngân sách phải bảo đảm nguyên tắc cân đối ngân sách trong trung hạn, dài hạn và thực hiện các cam kết về hội nhập quốc tế.

2. Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xun và góp phần tích lũy ngày càng cao để chi đầu tư phát triển; trường hợp cịn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách; trường hợp đặc biệt Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định. Trường hợp bội thu ngân sách thì được sử dụng để trả nợ gốc và lãi các khoản vay của ngân sách nhà nước.

1.2.3 Kinh nghiệm quản lý tài chính cấp xã và bài học rút ra cho huyện Mường Khương

1.2.3.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính cấp xã cấp xã tại huyện Bắc Hà

Tỉnh phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho ngân sách cấp xã như sau: - Phân cấp nguồn thu:

“Các khoản xã hưởng 100%, bao gồm: Thuế mơn bài khu vực kinh tế ngồi quốc doanh thu tử các nhân, hộ kinh doanh; Thuế chuyển quyền sử dụng đất; Thuế nhà đất; Lệ phí trước bạ nhà, đất; Các khoản phi, lệ phí quy định thu vào ngân sách cấp xã; Các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp kinh tế, văn hóa, xã hội phát sinh trên địa bàn; Các khoản thu đóng góp của các tổ chức cá nhân để đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng của cấp xã; viện trợ khơng hồn lại bằng tiền, hiện vật của các tổ chức cá nhân nước ngoài cho cấp xã theo quy định của pháp luật; thu từ quỹ đất cơng ích và hoa lợi cơng sản; thu xử phạt hành chính; Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, thu bổ sung từ ngân sách cấp trên.

Các khoản thu phân chi theo tỷ lệ phần trăm (%): Thuế nhà đất; Thuế chuyển quyền sử dụng đất; Thuế GTGT, TNDN ngoài quốc doanh đối với một số khoản thu.

- Phân cấp nhiệm vụ chi cấp xã:

Chi đầu tư phát triển, bao gồm: Đầu tư, xây dựng và sửa chữa các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của cấp xã theo phân cấp.

Chi thường xuyên, bao gồm: Chi hoạt động về sự nghiệp kinh tế; Chi hoạt động văn hóa thơng tin, thể dục, thể thao, công tác xã hội do cấp xã quản lý; Chi hoạt động quản lý nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, chi hỗ trợ các tổ chức xã hội nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; Chi về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội do cấp xã quản lý, chi các khoản chi khác do cấp xã quản lý theo quy định của pháp luật.

Huyện Bắc Hà nhìn chung đã thực hiện phân cấp nguồn thu mạnh, đã phân cấp cho xã hưởng thuế GTGT, TNDN và thu nhập đặc biệt nhưng chưa đồng đều cho các xã, phường, thị trấn. Một số loại thuế chưa được phân cấp đúng luật NSNN. Bên cạnh đó nhiệm vụ chi cũng đã phân cấp tương đối đầy đủ nhiệm vụ chi của cấp chính quyền cơ sở. Đã thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cấp xã, phường, thị trấn. Kết quả ban đầu đã tiết kiệm được chi quản lý hành chính để tăng thu nhập cho đội ngũ cán bộ, cơng chức.

Qua đó, rút ra được bài học kinh nghiệm:

- Cần đẩy mạnh phân cấp nguồn thu cho các xã về các khoản thuế GTGT, TNDN, thuế tiêu thụ đặc biệt để các xã có thể tự cân đối ngân sách.

- Cần chú trọng công tác đào tạo và thu hút nguồn nhân lực, nên có chế độ ưu đã để thu hút nguồn nhân lực có trình độ chun mơn, kỹ thuật cao.

- Tích lũy nguồn thu, khai thác, ni dưỡng nguồn thu tốt, chi đầu tư phát triển cần được quan tâm đúng mức.

1.2.3.2. Kinh nghiệm quản lý tài chính cấp xã trên địa bàn huyện Văn Bàn

Thành phố phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cho ngân sách cấp xã như sau: - Phân cấp nguồn thu:

Nguồn thu ngân sách cấp xã hưởng 100%, bao gồm: phí, lệ phí; thu sự nghiệp, thu phạt vi phạm hành chính theo phân cấp; thu khác ngân sách; Thu viện

trợ khơng hồn lại của các tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp cho xã; Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước cho ngân sách xã; đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng của xã; thu kết dư; thu bổ sung từ ngân sách cấp trên. ”[2]

Nguồn thu ngân sách cấp xã phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%), bao gồm: thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà đất, thuế môn bài, lệ phí trước bạ nhà đất.

Phân cấp nhiệm vụ chi:

“Chi thường xuyên: chi quản lý hành chính, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam, UBMTTQ, các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp; chi sự nghiệp kinh tế; văn hóa thơng tin; thể dục thể thao; truyền thanh; duy tu bảo dưỡng các cơng trình cơng cộng.

Huyện Văn Bàn cố gắng trong mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, y học, khoa học - công nghệ và kể cả lĩnh vực cải cách hành chính. Và cũng là một trong số ít tỉnh, thành đi đầu cả nước trong việc thực hiện khốn biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với ngân sách cấp xã. Với việc cải cách trên lĩnh vực tài chính cơng này đã đem lại nhiều mặt tích cực trong quản lý ngân sách, chi tiêu hành chính tiết kiệm hơn, đời sống của cán bộ công chức cấp xã được cải thiện. Tuy nhiên, trong phân cấp nguồn thu cho ngân sách cấp xã còn nhiều điểm chưa hợp lý. Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % chưa được thực hiện đúng Luật NSNN. Hiện tại số xã tự cân đối ngân sách chưa nhiều, nhưng cấp xã chưa được phân cấp mạnh các nguồn thu tại chỗ, nguồn thu trên địa bàn. ”[2]

1.2.3.3. Bài học rút ra để quản lý tài chính cấp xã tại huyện Mường Khương

- “Cần mạnh dạn khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính cùng với việc thực hiện chế độ tự chủ tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính đã đem lại hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vừa chi tiêu tiết kiệm vừa tăng thu nhập cho cán bộ xã, phường, thị trấn, giúp cán bộ công chức cấp xã an tâm phục vụ cơng tác và gắn bó với chính quyền nhà nước cấp xã hơn.

- “Đảng, chính quyền đồn thể từ cấp thành phố đến đến cấp quận, huyện, thị xã và cho đến cấp xã, phường, thị trấn; trên dưới một lòng, thống nhất quan điểm và quyết tâm thực hiện mọi đường lối, chủ trương đổi mới của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã đem lại thành tựu to lớn trong cơng cuộc cải cách hành chính nhất là lĩnh vực cải cách tài chính cơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý tài chính cấp xã trên địa bàn huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 26 - 31)