Các giải pháp về quản lý thu ngân sách xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý tài chính cấp xã trên địa bàn huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 97 - 99)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính cấp xã tại huyện

4.2.3. Các giải pháp về quản lý thu ngân sách xã

4.2.3.1. Đối với các khoản hưởng 100%

“Tăng cường quản lý đối tượng nộp và số phải thu, chỉ đạo cán bộ UNT tổ chức thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các loại phí, lệ phí; Thuế mơn bài; Thuế GTGT, Thuế tài nguyên; Thuế nhà, đất; thu khác, thu hoa lợi công sản...

Đối với các khoản thu đóng góp tự nguyện của nhân dân đề đầu tư cơ sở hạ tầng của cấp xã cần phải lấy ý kiến nhân dân, có biên bản họp dân về nội dung các

khoản thu, mức đóng góp từng hộ trên cơ sở tổng dự toán đầu tư. UBND cấp xã phải quản lý chặt chẽ các nguồn huy động đóng góp tự nguyện của nhân dân, sử dụng trên tinh thần tiết kiệm tối đa tiền của của nhân dân. Để quản lý chặt chẽ nguồn đóng góp tự nguyện của nhân dân, đề nghị cấp xã nên hạch toán khoản thu chi này vào ngân sách cấp xã để thể hiện được bức tranh toàn cảnh về tổng mức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong một năm ngân sách trên địa bàn xã.

4.2.3.2. Đối với khoản hưởng tỷ lệ

“Tăng cường vai trị và trách nhiệm của chính quyền cấp xã trong việc rà soát đối tượng quản lý thu thuế phát sinh mới trên địa bàn, hạn chế việc bỏ sót nguồn thu; nghiên cứu và có chế độ khen thưởng cho các xã, phường có số nợ đọng thấp dưới 5% số lập bộ tháng để động viên khuyến khích cho UBND cấp xã tổ chức quản lý tốt nguồn thu. Đề nghị tỉnh thực hiện việc thưởng vượt thu đối với số thu vượt do khai thác về hộ phát sinh các khoản thu vãng lai tăng lên để lại cho cấp xã 100% trên tổng số vượt.

UBND cấp xã cần lựa chọn cán bộ có trách nhiệm, có phẩm chất chính trị tốt, có năng lực vận động thuyết phục nhân dân để thực hiện cơng tác UNT có hiệu quả. Thơng qua việc thực hiện UNT làm cho cơng tác thuế, chủ trương chính sách thuế của Nhà nước được công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng và người dân hiểu và chấp hành tốt nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

UBND cấp xã cần tăng cường cơng tác kiểm tra, rà sốt và quản lý chặt chẽ nguồn thu trên địa bàn; đảm bảo các khoản thu ngân sách phải được quản lý, thu nộp qua KBNN đúng quy định. Nghiêm cấm việc để ngoài ngân sách các khoản thu ngân sách cấp xã.

Phòng TC - KH huyện phối hợp cung cấp danh sách hộ kinh doanh phát sinh trên địa bàn từng xã trong tháng cho UBND cấp xã và chi cục thuế huyện để chi cục thuế quản lý chặt chẽ số hộ kinh doanh phát sinh trên địa bàn, kịp thời đưa vào bộ thuế, chống thất thu thuế.

4.2.3.3 Đối với thu bổ sung ngân sách cấp trên

Cần quan tâm đến tiến độ thực hiện thu NSNN của cấp xã. Đối với những xã thực sự mất cân đối trong nguồn thu để chi cho những nhiệm vụ cấp bách của địa phương hoặc chi lương, phụ cấp thì Phịng TC-KH nên kịp thời tham mưu cho UBND

huyện cho phép xã tăng mức rút dự tốn bổ sung cân đối ngân sách. Cịn đối với những khoản chi khơng có tính cấp bách thì cấp xã phải cân đối giảm chi tương ứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý tài chính cấp xã trên địa bàn huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)