Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý tài chính cấp xã trên địa bàn huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 80 - 81)

5. Bố cục của luận văn

3.3.2. Yếu tố chủ quan

Thứ nhất, năng lực quản lý của người lãnh đạo, trình độ chuyên môn của cán bộ,công chức trong bộ máy quản lý và đạo đức công vụ

“Đây là nhân tố quan trọng, có tính quyết định tới chất lượng, hiệu quả công tác quản lý. Để có thể quản lý tốt, đội ngũ nhân viên cần có trình độ chuyên môn vững vàng, cán bộ có năng lực lãnh đạo, khả năng sử dụng người để có thể phân công nhiệm vụ phù hợp với từng nhân viên, từng bộ phận. Có trình độ mới có thể hướng dẫn các đơn vị thực thi đúng, mới có thể phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật và đưa ra được các quyết định đúng đắn. Công tác quản lý đòi hỏi đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn vững vàng và đạo đức nghề nghiệp.

Nếu bộ máy quản lý hội tụ được những người có năng lực về chuyên môn, có trách nhiệm trong công việc sẽ đưa ra được nhiều quyết sách đúng đắn, đưa ra được nhiều biện pháp quản lý NS hữu hiệu, giúp nâng cao được hiệu quả công tác quản lý thu-chi ngân sách địa phương.

Nếu đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ quan công quyền có trình độ chuyên môn nhưng thiếu đạo đức sẽ gây lãng phí, thất thoát, tham ô tài sản của nhà nước, tiếp tay cho những hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng bị quản lý; gây phiền hà cho người dân; nếu có đức mà không có tài thì khó có thể thực hiện được các nhiệm vụ được giao, khó đạt được hiệu quả công việc. Như vậy, đạo đức và trình độ của người quản lý, cán bộ, công chức trong bộ máy quản lý nhà nước là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp và mang tính quyết định tới hiệu quả quản lý nhà nước.

Thứ hai, tổ chức bộ máy nhà nước quản lý ngân sách địa phương

“Nếu bộ máy nhà nước quản lý NS ở địa phương được tổ chức khoa học, có sự phân công, phân cấp cụ thể sẽ làm giảm chi phí quản lý, nâng cao hiệu quả, chất lượng công việc. Các cơ quan quản lý có chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, không chồng chéo sẽ nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. Vì tạo điều kiện thuận lợi cho sự tuân thủ công tác quản lý và gắn trách nhiệm giải trình đối với từng cơ quan, tránh được hiện tượng khi xảy ra hậu quả không có cơ quan nào chịu nhận trách nhiệm.

Thứ ba, sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và các đơn vị trong công tác quản lý, điều hành thu-chi ngân sách địa phương

“Phối hợp là sự kết hợp các hoạt động giữa các cơ quan, đơn vị với nhau để cho các cơ quan, đơn vị này thực hiện tốt hơn các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, nhằm đạt được các lợi ích chung.

Thứ tư, công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình

“Đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của bộ máy QLNN. Công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình vừa là yêu cầu, vừa là điều kiện, động lực để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý tài chính cấp xã trên địa bàn huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)