Giải pháp hồn thiện cơng tác lập dự tốn ngân sách cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý tài chính cấp xã trên địa bàn huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 93)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài chính cấp xã tại huyện

4.2.1. Giải pháp hồn thiện cơng tác lập dự tốn ngân sách cấp xã

“Kết quả nghiên cứu cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được trong cơng tác lập dự tốn ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện Mường Khương, vẫn còn bộc lộ những hạn chế cần khắc phục, những giải pháp đề xuất có thể thực hiện như sau:

Thứ nhất, dự toán thu ngân sách cấp xã phải dựa trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện năm trước, phân tích, dự báo tình hình đầu tư của Nhà nước, khả năng tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tình hình đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn, đặc biệt là các cơ sở kinh tế trọng điểm, có số thu lớn; đảm bảo tính đúng, tính đủ từng lĩnh vực thu, từng sắc thuế theo các quy định của pháp luật về thuế, chế độ thu, đặc biệt là các chính sách, chế độ mới ban hành hoặc sửa đổi về thu ngân sách nhà nước đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Dự toán thu phải xây dựng trên tinh thần “phấn đấu” theo hướng dẫn của cấp trên nhưng phải đảm bảo tính khả thi cao, đồng thời phải được thông qua HĐND cấp xã trước khi tổng hợp gửi Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện.

Thứ hai, dự toán chi ngân sách cấp xã xây dựng phải đảm bảo sự phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế xã hội, phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của HĐND huyện Mường Khương và khả năng huy động nguồn thu vào ngân sách của địa phương, phải đảm bảo nguyên tắc cân đối ngân sách.

Thứ ba, xây dựng dự toán chi đầu tư phát triển phải căn cứ trên cơ sở dự toán

số thu tiền đền bù Quỹ đất cơng ích do nhà nước thu hồi đất, thu đóng góp của nhân dân đưa vào quản lý qua ngân sách nhà nước, 50% vượt thu ngân sách năm trước, chi đầu tư XDCB phải thực hiện phân bổ chi tiết cho từng cơng trình cụ thể.

Thứ tư, đối với các hoạt động chi thường xuyên giao chi phải dựa trên cơ sở

thực hiện năm trước, nhiệm vụ phát sinh trong năm, đặc biệt là các nhiệm vụ chi cho sự nghiệp kinh tế, đảm bảo xã hội và các chế độ mới liên quan đến con người, đối tượng đảm bảo xã hội dự kiến phát sinh trong năm. Bố trí sắp xếp ưu tiên thực hiện những chính sách đã ban hành, chế độ đảm bảo xã hội, chế độ cho con người, những chế độ mới phát sinh do cấp trên ban hành, phải lập dự tốn cụ thể, có thuyết minh chi tiết để đề nghị cấp trên bổ sung nguồn thực hiện.

4.2.2. Giải pháp hồn thiện cơng tác chấp hành ngân sách cấp xã

“Công tác chấp hành thu ngân sách cấp xã, cần được các cơ quan, các cấp chính quyền địa phương quan tâm triển khai từ đầu năm, đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo chế độ quy định, đảm bảo nguồn đáp ứng nhiệm vụ chi bố trí trong

dự tốn. Đối với việc thực hiện chính sách thuế, thu thuế trên địa bàn, Phịng Tài chính - kế hoạch huyện phối hợp cùng Chi cục thuế thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn cho chính quyền các địa phương triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, đặc biệt là các chính sách mới ban hành, hỗ trợ và tạo điều kiện tối đa cho người nộp thuế khi thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.

Đối với các khoản thu phí và lệ phí cần nghiêm túc triển khai thực hiện theo đúng Pháp lệnh phí, lệ phí, Chỉ thị số 24/2007/CT-TTg ngày 01/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chấn chỉnh việc thực hiện các quy định của pháp luật về phí, lệ phí. UBND cấp xã chỉ được thực hiện thu các phí, lệ phí nằm trong danh mục được phép thu và mức thu theo quy định của HĐND huyện.

Thu khốn quỹ đất cơng ích, hoa lợi công sản: UBND cấp xã cần có biện pháp thiết thực hơn nhằm tăng cường quản lý quỹ đất cơng ích và có cơ chế giao khốn hợp lý, tận dụng triệt để không để quỹ đất cơng ích hoang hố. Việc thu khốn quỹ đất cơng ích nên giao khốn và thu tiền hàng năm, tránh tình trạng giao khốn nhiều năm nhưng thu tiền một lần làm ảnh hưởng đến kế hoạch ngân sách của các năm tiếp theo.

Đối với các khoản thu đóng góp tự nguyện để xây dựng cơ sở hạ tầng, huy động đóng góp mang tính xã hội, từ thiện, phải thực hiện theo đúng nguyên tắc tự nguyện, đó là “nhân dân bàn bạc và quyết định trên cơ sở dân chủ, công khai, quyết định theo đa số”. Việc huy động, quản lý, sử dụng nguồn huy động đóng góp phải được thực hiện theo “Quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thị trấn”. HĐND cấp xã phải ra nghị quyết về việc quản lý, sử dụng nguồn thu đóng góp của nhân dân để Uỷ ban nhân dân cấp xã có căn cứ để thực hiện.

Đối với thu khác tại xã: Đảm bảo việc thu và hạch toán vào ngân sách đúng nội dung, bản chất các khoản thu, cần phải được giám sát, đôn đốc nộp kịp thời vào ngân sách, tránh trường hợp ứng nguồn để thực hiện các nhiệm vụ khác, cuối năm khơng có nguồn để hồn trả, dẫn đến toạ thu ngân sách.

- “Công tác chấp hành chi ngân sách cấp xã: UBND cấp xã có trách nhiệm thống nhất, quản lý điều hành chi ngân sách xã theo dự toán được Hội đồng nhân dân cấp xã phê duyệt. Q trình điều hành dự tốn chi ngân sách cấp xã, cần phải đảm bảo các nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, tổ chức điều hành chi ngân sách phải được thực hiện theo đúng dự

toán đã được phê duyệt một cách chặt chẽ, thiết thực, hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chi đúng nội dung, mục đích, đảm bảo đúng định mức, chính sách chế độ, thực hiện quyết toán theo đúng Mục lục NSNN, gắn trách nhiệm đối với chủ tài khoản cũng như kế toán ngân sách cấp xã. Đối với nguồn chưa giao dự toán chi tiết như: Nguồn tăng thu, chi khác và dự phòng ngân sách khi thực hiện phân chia phải báo cáo và có ý kiến đồng ý của Thường trực HĐND xã. Các nhiệm vụ chi đột xuất ngồi dự tốn phải được cân nhắc, tính tốn trước khi quyết định, với nguyên tắc là tìm được nguồn bổ sung hợp pháp mới quyết định chi, trường hợp phát sinh những nhiệm vụ chi ngồi dự tốn nhưng khơng thể trì hỗn được mà dự phịng ngân sách khơng đủ đáp ứng, UBND cấp xã cần sắp xếp lại các nhiệm vụ chi chưa cần thiết, thống nhất với Chủ tịch và Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã để thực hiện, tuyệt đối không thực hiện vay cá nhân, sử dụng nguồn thu chưa qua ngân sách để “đáp ứng” chi.

Thứ hai, cơ cấu lại chi ngân sách cấp xã để nâng cao hiệu quả sử dụng ngân

sách, thực hiện nghiêm quy định của Luật NSNN, bố trí ngân sách tập trung, chống dàn trải gây thất thoát vốn, sử dụng ngân sách có mục đích, hiệu quả. Vốn đầu tư từ ngân sách cấp xã tập trung phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, tập trung ưu tiên thực hiện chính sách cải cách tiền lương, chi đảm bảo xã hội, tăng chi ngân sách cấp xã cho các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, văn hố thơng tin, thể dục thể thao, đảm bảo chi cho an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phương.

Thứ ba, xây dựng kế hoạch, phương án phân bổ dự toán chi chi tiết đến từng

quý, từng tháng, cân đối phù hợp với nguồn thu để từ đó chủ động điều hành chi, đảm bảo hợp lý và đạt được hiệu quả. Đồng thời tránh được tình trạng ứ đọng các khoản chi về cuối năm, dẫn đến tình trạng để tồn ngân sách trong khi nguồn ngân sách cấp xã cịn hạn hẹp. Kiên quyết khơng để các xã có hiện tượng nợ đọng lương,

phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương của cán bộ xã; nghiêm cấm việc để phát sinh công nợ về chi thường xuyên. Đối với chi đầu tư XDCB, các cơng trình phải được phê duyệt của cấp có thẩm quyền, phải xác định được đủ nguồn vốn đầu tư thì mới cho phép tiến hành xây dựng.

Đối với lĩnh vực chi thường xuyên: Phấn đấu xây dựng định mức chi phù hợp với quy mô của từng khối xã để làm căn cứ phân bổ dự toán chi cho ngân sách cấp xã hàng năm. Về những khoản chi hành chính Nhà nước, yêu cầu phải đảm bảo cho chính quyền xã hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, về nguyên tắc chi phải đảm bảo đúng chế độ, kịp thời các khoản phụ cấp sinh hoạt phí của cán bộ xã đương chức. Khuyến khích các đơn vị thực hiện cơ chế khốn chi hành chính để đảm bảo chi tiêu tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả, tránh lãng phí những khoản hi về hội nghị, tiếp khách, khánh tiết và mua sắm tài sản.

Đối với lĩnh vực chi đầu tư XDCB: Mọi thủ tục XDCB chính quyền xã phải thực hiện đúng quy chế quản lý và trình tự đầu tư xây dựng ban hành theo Nghị định của Chính phủ. Các dự án đầu tư do cấp xã quản lý phải có trong quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phù hợp với các điều kiện phát triển kinh tế xã hội của xã, có đầy đủ thủ tục đầu tư và xây dựng theo quy định hiện hành của Nhà nước. Nghiêm cấm việc triển khai dự án khi chưa có nguồn vốn đảm bảo. Các khoản đóng góp bằng tiền của các tổ chức, cá nhân; vốn hỗ trợ của các tổ chức trong nước; vốn viện trợ của các tổ chức, cá nhân ngoài nước để đầu tư cho các dự án do xã quản lý phải được hạch toán, quản lý qua ngân sách cấp xã. Việc quản lý vốn đầu tư phải đảm bảo đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, dân chủ cơng khai, minh bạch; chấp hành đúng chế độ quản lý tài chính.

4.2.3. Các giải pháp về quản lý thu ngân sách xã

4.2.3.1. Đối với các khoản hưởng 100%

“Tăng cường quản lý đối tượng nộp và số phải thu, chỉ đạo cán bộ UNT tổ chức thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các loại phí, lệ phí; Thuế mơn bài; Thuế GTGT, Thuế tài ngun; Thuế nhà, đất; thu khác, thu hoa lợi công sản...

Đối với các khoản thu đóng góp tự nguyện của nhân dân đề đầu tư cơ sở hạ tầng của cấp xã cần phải lấy ý kiến nhân dân, có biên bản họp dân về nội dung các

khoản thu, mức đóng góp từng hộ trên cơ sở tổng dự tốn đầu tư. UBND cấp xã phải quản lý chặt chẽ các nguồn huy động đóng góp tự nguyện của nhân dân, sử dụng trên tinh thần tiết kiệm tối đa tiền của của nhân dân. Để quản lý chặt chẽ nguồn đóng góp tự nguyện của nhân dân, đề nghị cấp xã nên hạch toán khoản thu chi này vào ngân sách cấp xã để thể hiện được bức tranh toàn cảnh về tổng mức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong một năm ngân sách trên địa bàn xã.

4.2.3.2. Đối với khoản hưởng tỷ lệ

“Tăng cường vai trò và trách nhiệm của chính quyền cấp xã trong việc rà soát đối tượng quản lý thu thuế phát sinh mới trên địa bàn, hạn chế việc bỏ sót nguồn thu; nghiên cứu và có chế độ khen thưởng cho các xã, phường có số nợ đọng thấp dưới 5% số lập bộ tháng để động viên khuyến khích cho UBND cấp xã tổ chức quản lý tốt nguồn thu. Đề nghị tỉnh thực hiện việc thưởng vượt thu đối với số thu vượt do khai thác về hộ phát sinh các khoản thu vãng lai tăng lên để lại cho cấp xã 100% trên tổng số vượt.

UBND cấp xã cần lựa chọn cán bộ có trách nhiệm, có phẩm chất chính trị tốt, có năng lực vận động thuyết phục nhân dân để thực hiện cơng tác UNT có hiệu quả. Thông qua việc thực hiện UNT làm cho cơng tác thuế, chủ trương chính sách thuế của Nhà nước được công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng và người dân hiểu và chấp hành tốt nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

UBND cấp xã cần tăng cường cơng tác kiểm tra, rà sốt và quản lý chặt chẽ nguồn thu trên địa bàn; đảm bảo các khoản thu ngân sách phải được quản lý, thu nộp qua KBNN đúng quy định. Nghiêm cấm việc để ngoài ngân sách các khoản thu ngân sách cấp xã.

Phòng TC - KH huyện phối hợp cung cấp danh sách hộ kinh doanh phát sinh trên địa bàn từng xã trong tháng cho UBND cấp xã và chi cục thuế huyện để chi cục thuế quản lý chặt chẽ số hộ kinh doanh phát sinh trên địa bàn, kịp thời đưa vào bộ thuế, chống thất thu thuế.

4.2.3.3 Đối với thu bổ sung ngân sách cấp trên

Cần quan tâm đến tiến độ thực hiện thu NSNN của cấp xã. Đối với những xã thực sự mất cân đối trong nguồn thu để chi cho những nhiệm vụ cấp bách của địa phương hoặc chi lương, phụ cấp thì Phịng TC-KH nên kịp thời tham mưu cho UBND

huyện cho phép xã tăng mức rút dự toán bổ sung cân đối ngân sách. Cịn đối với những khoản chi khơng có tính cấp bách thì cấp xã phải cân đối giảm chi tương ứng.

4.2.4. Các giải pháp về quản lý chi ngân sách xã

4.2.4.1. Chi thường xuyên

Nghiêm cấm việc nợ lương và các khoản phụ cấp. Thực hiện việc chi trả tiền lương và các khoản phụ cấp cho cán bộ công chức xã hàng tháng.

Đối với các khoản chi thường xuyên khác, căn cứ định mức, tiêu chuẩn quy định và dự toán phân bổ đầu năm, khối lượng công việc thực tế thực hiện và khả năng ngân sách tại thời điểm chi để thực hiện chi cho phù hợp.

4.2.4.2. Chi đầu tư phát triển

Thực hiện đúng quy định về thẩm quyền quyết định đầu tư, thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư báo cáo kinh tế kỹ thuật, thẩm quyền thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi cơng, dự tốn xây dựng cơng trình theo phân cấp của tỉnh.

Thực hiện nhiệm vụ XDCB phải đảm bảo đúng dự toán, đúng nguồn tài chính theo chế độ quy định, nghiêm cấm việc nợ XDCB, chiếm dụng vốn dưới mọi hình thức.

Chọn những dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch được duyệt, những dự án phục vụ thiết thực cho nhiệm vụ phát triển KT - XH địa phương, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm theo thứ tự ưu tiên; Không đầu tư những dự án nhỏ, phân tán, mỗi dự án phải đưa ra nhiều phương án và chọn lựa những phương án đầu tư tối ưu nhất. Đặc biệt chú trọng không đầu tư dàn trải, kiên quyết loại bỏ những dự án đầu tư khơng đem lại lợi ích KT - XH.

Việc lựa chọn tư vấn khảo sát thiết kế phải chọn giải pháp với chi phí thấp nhất nhưng không làm thay đổi mục tiêu đầu tư.

Trước khi quyết định đầu tư phải có kế hoạch bố trí vốn cụ thể trình HĐND cấp xã xem xét và ban hành danh mục các cơng trình XDCB, đảm bảo bố trí vốn và thanh tốn theo tiến độ hồn thành khối lượng của cơng trình cho các chủ đầu tư.

Việc lựa chọn nhà thầu phải thực hiện công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trang tin đấu thầu của sở Kế hoạch Đầu tư.

Hiện nay theo quy định, nếu tổng mức đầu tư được duyệt dưới 1 tỷ, không phải tổ chức đấu thầu, được phép chỉ định thầu. Tuy nhiên, để tăng cường công tác quản lý đầu tư và xây dựng nhằm chống lãng phí và thất thốt trong lĩnh vực XDCB, đề nghị UBND cấp xã nên cho tổ chức đầu thầu để chọn lựa được những nhà thầu có uy tín, nâng cao chất lượng cơng trình, tiết kiệm ngân sách hơn.

Đối với việc kiểm sốt chi: Đề nghị KBNN cần cơng khai, minh bạch trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý tài chính cấp xã trên địa bàn huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)