5. Bố cục của luận văn
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
“Mường Khương là một huyện biên giới phía Bắc của Việt Nam nằm trong tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai 55 km về phía Đông Bắc. Mường Khương giáp với Trung Quốc ở phía Đông Bắc với đường biên giới Việt - Trung dài 86,5 km, trong đó có 55 km đất liền. Phía Đông và phía Bắc giáp các huyện Si Ma Cai và Bắc Hà. Phía Tây và phía Nam giáp huyện Bảo Thắng.
Mường Khương là một huyện vùng núi cao. Độ cao bình quân của huyện so với mực nước biển là 950 m. Đỉnh núi cao nhất trên địa bàn Mường Khương cao tới 1.609 m. Toàn huyện rộng 556,15 km².
Mường Khương có dân số trên 50 nghìn người bao gồm 14 dân tộc khác nhau. Người H'Mông là dân tộc đa số trong huyện (chiếm 41,8%) ]
3.1.1.2 Đất đai, khí hậu, thời tiết
Địa hình:
“Địa hình có nhiều vực sâu chia cắt xem kẽ các dải thung lũng hẹp. Độ cao trung bình so với mực nước biển tại thị trấn là 900 m, đỉnh cao nhất trên 1.600 m (La Pán Tẩn). Mạng lưới sông suối phân bố rải rác chiếm 1,46% tổng diện tích tự nhiên.
* Đặc điểm khí hậu:
Khí hậu Mường Khương mang tính chất á nhiệt đới một năm có hai mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 15-160C; mùa Đông rét đậm, nhiệt độ có thể xuống dưới 00C, mùa hè mát nhiệt độ cao nhất là 350C.
* Thổ nhưỡng, đất đai: Trên địa bàn huyện Mường Khương chủ yếu là loại đất
feralít phát triển trên đá biến chất. Tổng diện tích tự nhiên của huyện 55.614,53ha, diện tích đất canh tác đất nông nghiệp thấp, có 9.824,92 ha (chiếm 17,66%); đất lâm nghiệp có 21.393,4 ha chiếm 38,46%; còn lại chủ yếu đất có độ dốc cao chưa sử dụng là 21.827,16 ha chiếm 43,88%.
* Nguồn khoáng sản: Theo kết quả khảo sát trên địa bàn huyện có mỏ sắt
khu vực Na Lốc - xã Bản Lầu. Mỏ Chì, Kẽm ở khu Cao Sơn, La Pan Tẩn.Mỏ Atimon ở xã Nậm Chảy chạy dọc biên giới Việt - Trung.