Thực trạng quản lý chi ngân sách xã tại huyện Mường Khương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý tài chính cấp xã trên địa bàn huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 60 - 77)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng quản lý tài chính cấp xã tại huyện Mường Khương

3.2.3. Thực trạng quản lý chi ngân sách xã tại huyện Mường Khương

3.2.3.1. Phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Mường Khương: là cơ quan chuyện môn giúp

UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, kế hoạch. Trong lĩnh vực quản lý NSNN, Phịng Tài chính - Kế hoạch có các nhiệm vụ và quyền hạn:

- “Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc huyện, UBND xã, thị trấn xây dựng dự toán ngân sách hàng năm; xây dựng dự toán ngân sách huyện theo chỉ đạo của UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở Tài chính, báo cáo UBND huyện để trình HĐND huyện quyết định.

- “Lập dự toán chi ngân sách địa phương, phương án phân bổ NS huyện báo cáo UBND để trình HĐND huyện quyết định. Lập dự toán điều chỉnh trong trường hợp cần thiết để UBND trình HĐND quyết định; tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã được quyết định.

- Lập quyết toán chi NSNN báo cáo UBND để trình HĐND phê chuẩn…

Hội đồng nhân dân huyện Mường Khương:

“Thường trực HĐND huyện hoạt động thường xuyên, theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tổ chức các hoạt động của HĐND huyện, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND huyện.

Mối quan hệ giữa Thường trực HĐND với 2 ban HĐND huyện là mối quan hệ điều hòa, phối hợp; với UBND huyện và các phòng, ban, đơn vị trực thuộc UBND huyện là mối quan hệ phối hợp.

Thường trực HĐND huyện giữ mối liên hệ với Đại biểu HĐND và Tổ đại biểu HĐND huyện theo quy định của luật và quy chế hoạt động của HĐND.

Hội đồng nhân dân thực hiện chức năng quyết định dự toán phân bổ ngân sách trên cơ sở đề nghị của UBND huyện đòng thời giám sát việc thực hiện dự tốn đó.

Kho bạc nhà nước huyện Mường Khương:

“Kho bạc Nhà nước có nhiệm vụ tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách nhà nước; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ ngân sách nhà nước các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại hệ thống Kho bạc Nhà

nước; Thực công tác kiểm sốt chi, góp phần nâng cao hiệu quả sử dung vốn NSNN, quản lý tốt các khoản chi bằng tiền mặt, lành mạnh hóa hoạt động tiền tệ - thanh toán; quản lý quỹ ngoại tệ tập trung của ngân sách nhà nước, định kỳ công bố tỷ giá hạch toán phục vụ cho việc hạch toán các khoản thu chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ; quản lý tài sản quốc gia quý hiếm; quản lý tiền, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của NSNN.

Kho bạc Nhà nước huyện thực hiện Kiểm soát chi NSNN là q trình thực hiện thẩm định, kiểm tra, kiểm sốt các khoản chi NSNN theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn và định mức chi tiêu do Nhà nước quy định dựa trên cơ sở những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lý tài chính trong từng thời kỳ.

Phân loại kiểm sốt chi NSNN: Có rất nhiều cách phân loại KSC NSNN, nếu phân loại theo thời gian thì có các hình thức sau:

- Kiểm soát trước khi chi: Là kiểm soát một nghiệp vụ trước khi phát sinh. - Kiểm sốt trong q trình chi: Là hoạt động được tiến hành ngay trong quá trình tác nghiệp.

- Kiểm soát sau khi chi: Mặc dù chức năng kiểm tra, phê duyệt báo cáo quyết tốn thuộc về cơ quan Tài chính, nhưng KBNN cần phải đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị QHNS quyết toán các khoản chi đúng chế độ, đúng thời gian quy định.

3.2.3.2. Thực trạng phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách cấp xã Chi đầu tư phát triển: Chi GD-ĐT, chi trả vốn vay KCH

Chi thường xuyên: Chi sự nghiệp kinh tế, chi sự nghiệp giáo dục, chi sự

nghiệp y tế, chi sự nghiệp VHTT + TDTT, chi ĐBXH, chi QLNN, Đảng, Đoàn thể, chi dân quan tự vệ, An ninh trật tự.

3.2.3.3. Tình hình lập dự tốn chi ngân sách xã

“Theo chủ trương chỉ đạo Chính phủ, của Bộ Tài Chính, mục tiêu nhiệm vụ NSNN là: “Tranh thủ thời cơ thuận lợi để phát triển tiềm lực tài chính quốc gia, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính trong và ngồi nước, góp phần quan trọng ổn định kinh tế vĩ mơ, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao, bền vững; thực hiện đổi mới cơ cấu chi NSNN để tập trung đầu tư cho hạ tầng kinh tế xã hội, phát triển nguồn nhân lực, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; đảm bảo quốc phịng an ninh, trật tự an tồn xã hội”.

Quán triệt chủ trương trên, căn cứ Nghị quyết của Huyện ủy: “Tiếp tục thực

hiện chính sách động viên hợp lý, phân phối hiệu quả nguồn lực tài chính nhằm góp phần khuyến khích phát triển sản xuất - kinh doanh, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, tăng trưởng kinh tế, thực hiện bình đẳng về nghĩa vụ đối với ngân sách. Huy động đầy đủ, hợp lý các nguồn lực xã hội, sao cho vừa tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tích tụ vốn phát triển sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo nguồn lực của nhà nước thực hiện các nhiệm vụ quan trọng của địa phương; đề cao kỷ luật tài chính, góp phần làm mạnh hóa cơng tác quản lý kinh tế - ngân sách, đảm bảo an ninh tài chính. Bố trí dự phịng ngân sách, dự trữ tài chính, để chủ động đối phó với thiên tai và những biến động bất thường; phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách đảm bảo cân đối và có hiệu quả, tiết kiệm và chống lãng phí”.

“Dự tốn chi ngân sách xã do Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện tổng hợp và lập dự tốn chi. Quy trình này thực hiện hồn tồn giống quy trình lập dự tốn thu NSNN đã nêu ở trên.

Căn cứ số kiểm tra về dự toán, kết quả thực hiện dự toán hi ngân sách các năm trước và nhiệm vụ cụ thể của năm kế hoạch, những chỉ tiêu phản ánh quy mô nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động, điều kiện KT-XH và tự nhiên của từng địa bàn xã...do cơ quan có thẩm quyền thơng báo; Luật, chế độ tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cấp có thẩm quyền quy định làm cơ sở lập dự toán chi ngân sách hàng năm.

Đối với dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản, khi xây dựng kế hoạch vốn hằng năm cần bố trí vốn cho các cơng trình chuyển tiếp và các cơng trình trọng điểm khi đầu tư xây dựng mới.

Căn cứ vào chỉ tiêu dự tốn do UBND huyện thơng báo, Phịng Tài chính - Kế hoạch tham mưu cho UBND huyện trình HĐND huyện chuẩn y, trên cơ sở đó UBND huyện ban hành Quyết định phân bổ dự toán chi. Nhiệm vụ chi ngân sách xã giai đoạn 2012 - 2019 cùng thời kỳ ổn định ngân sách nên dự toán chi ngân sách xã qua các năm khơng có thay đổi lớn. ”

3.2.3.4. Tình hình thực hiện dự tốn chi ngân sách xã

Bảng 3.7. Tình hình dự tốn chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Mường Khương qua 3 năm 2017 - 2019

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2017 2018 %TH

2018/2017

2019 % TH

2019/2018

Dự toán Cơ cấu % Dự toán Cơ cấu % Dự toán Cơ cấu %

Tổng chi 128.255 100 133.401 100 4,01 148.712 100 11,48

I. Chi theo cân đối ngân sách 110.414 86,09 109.677 82,22 -0,67 117.316 78,89 6,97 1. Chi xây dựng cơ bản 29.912 23,32 25.893 19,41 -13,43 32.181 21,64 24,29

2. Chi thường xuyên 78.567 61,26 81.849 61,36 4,18 83.083 55,87 1,51

- Chi sự nghiệp VHTT - TDTT 460 0,36 460 0,34 0 460 0,31 0

- Chi sự nghiệp giáo dục 329 0,26 329 0,25 0 329 0,22 0

- Chi sự nghiệp y tế 135 0,11 135 0,1 0 135 0,09 0

- Chi quản lý hành chính, đảng, đồn thể 69.558 54,23 72.915 54,66 4,83 74.149 49,86 1,69

- Chi sự nghiệp kinh tế 2.097 1,64 2.097 1,57 0 2.097 1,41 0

- Chi sự nghiệp môi trường

(giao cố định) 540 0,42 540 0,4 0 540 0,36 0

- Chi quốc phòng, an ninh địa phương 4.472 3,49 4.472 3,35 0 4.472 3,01 0

- Chi đảm bảo xã hội 499 0,39 424 0,32 -14,98 424 0,29 0

Chỉ tiêu 2017 2018 %TH 2018/2017

2019 % TH

2019/2018

Dự toán Cơ cấu % Dự toán Cơ cấu % Dự toán Cơ cấu %

3. Dự phòng ngân sách 1.935 1,51 1.935 1,45 0 2.052 1,38 6,05

II. Chi quản lý qua ngân sách 17.841 13,91 23.724 17,78 32,98 31.397 21,11 32,34

1. Đóng góp 14.265 11,12 18.774 14,07 31,61 25.830 17,37 37,58

2. Phí khác 1.188 0,93 2.160 1,62 81,82 2.700 1,82 25

3. Phí, thu phạt, ngồi cân đối 2.388 1,86 2.790 2,09 16,85 2.867 1,93 2,74

Nhìn chung, cơng tác lập dự toán thu, chi ngân sách cấp xã huyện Mường Khương đã thực hiện đúng quy trình theo Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Tuy nhiên, chất lượng lập dự tốn chưa cao, chưa đánh giá đúng tình hình thực hiện năm trước và xác định nguyên nhân tăng, giảm so với dự tốn hàng năm nhằm tìm ra ngun nhân để khắc phục cho cơng tác lập dự toán các năm tiếp theo. Hơn nữa, theo quy định thời gian lập dự toán đối với các cơ quan, đơn vị dự toán và UBND các cấp được thực hiện vào tháng 6 hàng năm; vì vậy có một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa hình dung rõ các nhiệm vụ chi cho năm sau, nhất là những nhiệm vụ phải triển khai theo các văn bản chỉ đạo và chế độ bổ sung của Chính Phủ và các ngành cấp trên được ban hành sau thời gian lập dự tốn dẫn đến cơng tác lập dự toán chưa xác thực tế, trong năm thực hiện thường phá vỡ dự tốn giao đầu năm.

Ngồi ra, do trình độ chun môn của một số các bộ, công chức lập dự tốn cịn yếu, chưa khái quát được nhiệm vụ chi hàng năm của cơ quan, đơn vị, địa phương mình; lập dự tốn rất sơ sài, chiếu lệ như hiện nay nên việc thực hiện thu, chi thường có xu hướng tăng so với dự tốn giao đầu năm.

Cơng tác phân bổ dự toán thường được triển khai vào ngày 31/12 hàng năm. Vào thời điểm này Phịng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục Thuế, KBNN đang tập trung phấn đấu hoàn thành kế hoạch đồng thời hướng dẫn các cơ quan, đơn vị và UBND các cấp đối chiếu số liệu để tiến hành khóa sổ kế tốn khi hết thời gian chỉnh lý quyết tốn ngân sách. Vì vậy, cơng tác phân bổ dự tốn khơng tránh khỏi các sai sót có thể xảy ra.

Mặc dù, cơng tác lập dự tốn chi ngân sách xã đã thực hiện đúng quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn có liên quan về thời gian và quy trình lập dự tốn. Tuy nhiên, trong khi xây dựng dự toán các đơn vị dự tốn các cấp chưa tính tốn đầy đủ các nội dung chi trong năm, chưa bám sát nhiệm vụ được giao cho từng đơn vị, địa phương cụ thể, thường sử dụng số liệu quyết toán năm trước và ước thực hiện năm sau để xây dựng dự tốn. Vì vậy số liệu xây dựng dự tốn thường khó thực hiện trong năm, thường phải điều chỉnh nội dung chi, điều chỉnh dự tốn dẫn đến khó quản lý chi theo dự toán được duyệt từ đầu năm, khi điều

chỉnh nội dung chi thì cơ quan quản lý phải chạy theo từng sự vụ cụ thể của từng đơn vị.

Bảng 3.6 chi ngân sách nhìn chung có sự thay đổi mạnh qua các năm. Năm 2017 thấp nhất trong cả 3 năm, trong khi đó năm 2019 vượt dự tốn 32,3%. Tốc độ tăng ngân sách qua các năm khá cao, trong đó chi thường xuyên là chủ yếu. Các khoản chi trong chi thường xun ln vượt dự tốn được giao, điều này chứng tỏ chi thường xuyên đã đảm bảo duy trì được các hoạt động của bộ máy chính quyền và hoạt động của Đảng, các đoàn thể và hồn thành các nhiệm vụ chính trị trong năm; đồng thời cũng tăng liên tục qua các năm chứng tỏ tốc độ chi tiêu dùng tăng nhanh hơn tốc độ chi đầu tư phát triển.

“Chi xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi. Tuy nhiên qua các năm có sự biến động, cụ thể năm 2017 là 33.235 triệu đồng, năm 2018 là 25.893 triệu đồng, năm 2019 là 32.181 triệu đồng. Trong năm 2019, chi cao nhất trong 3 năm, ngun nhân là do một số cơng trình chưa hồn thành chuyển tiếp sang để giải ngân, nguồn vốn chi đầu tư phát triển của các xã năm 2019 chỉ bố trí trả nợ cơng trình hồn thành và cơng trình chuyển tiếp mà khơng bố trí cơng trình xây dựng mới nên tiến độ giải ngân nguồn vốn nhanh, các xã cũng đã chủ động bố trí vốn trả nợ các cơng trình quyết tốn hồn thành nhưng chưa đủ vốn.

Trong khoản chi thường xuyên, cho thấy chi cho sự nghiệp kinh tế chiếm tỷ trọng không cao. Qua 3 năm là 2.097 triệu đồng. Điều này cho thấy khâu lập dự tốn cịn chưa sát và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của các xã. Sự nghiệp kinh tế phần lớn là chi cho giao thông và các sự nghiệp khác mà chưa quan tâm đến sự nghiệp nông - lâm - thủy - hải sản.

Chi cho sự nghiệp giáo dục qua các năm có tăng nhưng không đáng kể ở năm 2019. Ở đây sự nghiệp giáo dục chủ yếu chi cho đóng bàn ghế, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học. Sinh hoạt phí và phụ cấp ngân sách huyện trực tiếp chi.

Chi sự nghiệp y tế: Nhìn chung qua các năm đều cao hơn dự tốn đề ra vì trong các năm sinh hoạt phí và phụ cấp cho các trạm y tế thì ngân sách huyện Mường Khương chi là chủ yếu.

Chi sự nghiệp văn hóa thơng tin và thể dục thể thao thì chi khá thấp qua các năm. Nguyên nhân là do kinh phí Nhà nước khơng đủ để cấp, các địa phương khơng có nguồn thu nào khác, khoản đóng góp của nhân dân hầu như ít. Do đó chi cho thể dục thể thao cịn q ít nên khơng động viên thúc đẩy được các hoạt động thể dục thể thao. Nên để phát triển phong trào thể dục thể thao cần có sự đầu tư hơn nữa vì điều kiện kinh phí và đóng góp của các xã cịn rất hạn hẹp.

“Chi ngân sách khác chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm dần qua các năm. Ở đây việc lập dự toán và chi chưa khớp nhau. Chi khác ngân sách các năm thấp do khoản chi dự phòng được chi cho các nhiệm vụ của huyện. Chi thường xuyên, chi cho quản lý Nhà nước chiếm tỷ trọng cao.

Chi quản lý nhà nước hằng năm tăng lên bao gồm chi phụ cấp, sinh hoạt phí cho cán bộ xã, hội nghị, tiếp khách, cơng tác phí và chi khác. Một số xã thực hiện chi đúng, chi đủ và có hiệu quả hạn chế được tình trạng nợ đọng sinh hoạt phí và phụ cấp cán bộ xã. Tuy nhiên do nguồn thu tại địa bàn ít, bổ sung từ ngân sách cấp trên có hạn trong khi một số xã chi các khoản tăng nhanh dẫn đến tình trạng nợ sinh hoạt phí và phụ cấp cán bộ. Đối với chi cho Đảng, các đoàn thể như Mặt trận tổ quốc, Đồn Thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nơng dân, Hội Cựu chiến binh đã đảm bảo chi cho con người và chi cho hoạt động.

Do kinh phí cịn hạn chế nên việc chi cho các hoạt động chưa nhiều, việc chi cho các hội chưa thực hiện. Một số xã hoạt động từ nguồn đóng góp của hộ viên, chủ yếu dựa vào kinh phí do ngân sách xã cấp nên chưa tổ chức các hoạt động đáp ứng yêu cầu đề ra.

Theo bảng dưới ta thấy, tỷ trọng khoản chi theo cân đối ngân sách chiếm tỷ trọng từ 88,9% năm, 2017 xuống chỉ còn 83,5% năm 2019. Chi quản lý qua ngân sách chiếm tỷ trọng từ 11% năm 2017 lên 16,5% năm 2019. Đây là tỷ trọng khá hợp lý và cân đối khi chi theo cân đối ngân sách vẫn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn, tuy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý tài chính cấp xã trên địa bàn huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 60 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)