Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Quan điểm và định hướng chiến lược, mục tiêu quản lý tài chính cấp xã
4.1. Quan điểm và định hướng chiến lược, mục tiêu quản lý tài chính cấp xã tại huyện Mường Khương huyện Mường Khương
4.1.1. Quan điểm và định hướng
“Thực tế cho thấy chỉ có thể thực hiện cải cách hành chính thành cơng khi tiến hành đồng thời với việc cải cách tài chính cơng. Mối quan hệ khăng khít giữa cải cách hành chính và cải cách tài chính cơng thể hiện ở các mặt sau: việc thực thi hoạt động của bộ máy nhà nước gắn liền với cơ chế tài chính hỗ trợ cho các hoạt động đó; việc phân cấp quản lý hành chính phải tương ứng với sự phân cấp quản lý NSNN để đảm bảo kinh phí cho hoạt động có hiệu quả ở mỗi cấp; các cấp chính quyền trong bộ máy hành chính đều có trách nhiệm và quyền hạn có ý nghĩa quyết định trong quản lý tài chính cơng ở phạm vi quản lý của mình; các thể chế về tài chính cơng có tác dụng chi phối hoạt động của các cơ quan nhà nước chủ trương của Chính phủ; tỷ trọng và cơ chế chi tiêu kinh phí ngân sách để trả lương cho đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước có tác động quan trọng đến việc phát huy năng lực của cán bộ, công chức trong cơng tác; thơng qua tài chính cơng, nhà nước thực hiện giám sát bằng đồng tiền đối với mọi hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước.
Từ những mối quan hệ hữu cơ nói trên, có thể thấy rằng cơng cuộc cải cách hành chính khơng thể tách rời với cải cách tài chính cơng. Cải cách tài chính cơng tác động tới cải cách hành chính nhà nước cả ở phạm vi rộng và phạm vi hẹp. Xét trên phạm vi rộng, cải cách tài chính cơng là cải cách các hoạt động thu và chi bằng tiền của nhà nước, thơng qua đó tác động đến toàn bộ hoạt động QLNN và cung ứng dịch vụ công trên các lĩnh vực. Trên phạm vi hẹp, vai trò của tài chính cơng đối với cải cách hành chính được xem xét thơng qua các tác động trực tiếp của tài chính cơng tới bản thân bộ máy hành chính nhà nước, cụ thể tới cách thức tổ chức bộ máy, cơ cấu tổ chức, quan hệ phân cấp trong bộ máy, cơ chế tài chính bên trong bộ
máy, tiền lương cơng chức... Những tác động nêu trên gắn liền với các nội dung của cải cách hành chính mà chúng ta đang tiến hành.
4.1.2. Mục tiêu
“Mục tiêu tổng quát là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ hơn, phát huy cao độ mọi nguồn lực, tạo bước bứt phá về chất lượng và nhịp độ phát triển, xây dựng.
Phát huy tối đa nguồn nội lực, đặc biệt là nhân tố con người. Đẩy mạnh phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ. Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về chất, nâng sức cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thôn. Phát triển kinh tế với cơ cấu hợp lý, nâng cao mạnh mẽ tỷ trọng khu vực dịch vụ. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, phát triển văn hoá.
Phát triển kinh tế với tốc độ cao, hiệu quả và bền vững. Phát huy nội lực, huy động vốn đầu tư để tạo bước chuyển mạnh về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu đầu tư, nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cải thiện và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.
Phát triển nông nghiệp theo hướng tăng mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng tỷ trọng ngành chăn nuôi; gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến và với thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ tiên tiến, trước hết là công nghệ sinh học để sản xuất các giống cây, giống con mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, tăng sức cạnh tranh hàng hóa nơng nghiệp. Tăng cường quy hoạch và quản lý đất đai. Tích cực chuẩn bị các biện pháp phòng chống thiên tai (lũ lụt, hạn hạn, cháy rừng…), chủ động ứng phó kịp thời với mọi tình huống.