Thực trạng quản lý thu ngân sách xã tại huyện Mường Khương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý tài chính cấp xã trên địa bàn huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 41 - 60)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng quản lý tài chính cấp xã tại huyện Mường Khương

3.2.2. Thực trạng quản lý thu ngân sách xã tại huyện Mường Khương

3.2.2.1. Bộ máy quản lý thu NSNN trên địa bàn huyện Mường Khương

Hội đồng nhân dân huyện

“Thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, luật tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND. Hội đồng nhân dân căn cứ vào quy định ra Nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm hỉnh Hiến pháp và Pháp luật ở địa phương, về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách, về quốc phòng và an ninh ở địa phương.

Hội đồng nhân sân huyện Mường Khương quyết định dự toán ngân sách từng năm và phê chuẩn quyết toán ngân sách năm trước do UBND huyện trình.

- UBND huyện

“Thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

Ủy ban nhân dân có nghĩa vụ chấp hành các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.

Căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn, UBND huyện trình dự tốn, quyết tốn ngân sách cho Hội đồng nhân dân huyện phê chuẩn.

- Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện

“Thực hiện theo thông tư số 90/2009/TTLT/BTC-BNV ngày 06/05/2009 của Liên bộ Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ bà cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyện môn về lĩnh vực tài chính thuộc UBND các cấp, cụ thể mộ số nhiệm vụ chính liên quan đến quản lý thu ngân sách nhà nước như sau:

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài chính; ngân sách nhà nước; phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước; tài sản nhà nước; giá và các hoạt động dịch vụ tài chính tại địa phương theo quy định của pháp luật.

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Mường Khương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về lĩnh vực tài chính như:

- “Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) xây dựng dự toán ngân sách hằng năm; xây

dựng trình Ủy ban nhân dân cấp huyện dự tốn ngân sách huyện theo hướng dẫn của Sở Tài chính.

- “Lập dự tốn thu NSNN đối với những khoản thu được phân cấp quản lý, dự toán thu ngân sách cấp huyện và tổng hợp dự toán ngân sách cấp xã, phương án phân bổ ngân sách huyện trình Ủy ban nhân dân cấp huyện; lập dự toán ngân sách điều chỉnh trong trường hợp cần thiết để trình Ủy ban nhân dân cấp huyện; tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã được quyết định.

- “Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý tài chính, ngân sách, giá, thực hiện chế độ kế tốn của chính quyền cấp xã, tài chính hợp tác xã, tài chính kinh tế tập thể và các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp của nhà nước thuộc cấp huyện.

- “Thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư do huyện quản lý; thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách xã; lập quyết toán thu, chi ngân sách huyện; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện (bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã) báo cáo Ủy ban nhân dân huyện trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn.

“Tổ chức thẩm tra, trình Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt quyết toán đối với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, thẩm tra, phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XDCB thuộc ngân sách huyện quản lý.

Quản lý tài sản nhà nước tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc cấp huyện quản lý theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính. Thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo thẩm quyền việc mua sắm, thuê, thu hồi, điều chuyển, thanh lý, bán, tiêu hủy tài sản nhà nước.

Quản lý nguồn kinh phí được ủy quyền của cấp trên; quản lý các dịch vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

Thực hiện chế độ thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất về tài chính, ngân sách, giá thị trường với Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở tài chính.

- Kho bạc nhà nước huyện Mường Khương

“Thực hiện theo Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26/08/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu ổ chức của

Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ tài chính thì Kho bạc Nhà nước huyện Mường Khương là cơ quan trực thuộc Kho bạc Nhà nước tỉnh Lào Cai, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND huyện quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ.

- Chi cục thuế huyện Mường Khương

“Thực hiện theo Quyết định số 503/2010/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế thì Chi cục Thuế thực hiện. Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn. Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hằng năm được giao; tổng hợp; phân tích, đánh giá cơng tác quản lý thuế; tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về cơng tác lập và chấp hành dự tốn ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao. Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước. Kiến nghị với Cục trưởng Cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy trình chun mơn nghiệp vụ, các quy định quản lý nội bộ và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Thuế.

- UBND các xã, thị trấn

“Sau khi được phân cấp các nguồn thu theo quy định, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn tổ chức quản lý thông nhất ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã. Quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã được thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, công khai, hiệu quả và tiết kiệm.

UBND xã, thị trấn hằng năm phối hợp với Phịng Tài chính, Chi cục Thuế huyện và các đội thuế trên địa bàn xây dựng dự toán và quản lý các nguồn thu trên địa bàn phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương và theo quy định của nhà nước.

3.2.2.2. Phân cấp nguồn thu ngân sách trên địa bàn huyện Mường Khương

“Việc phân cấp nguồn thu giữa ngân sách các cấp ở địa phương thực hiện theo quy định tại Điều 39 Luật ngân sách nhà nước, Điều 17 Nghị định số 163/2017/NĐ-CP của Chính phủ.

- Các khoản thu NSX hưởng 100%

“Các khoản phí, lệ phí thu vào ngân sách xã theo quy định; thu từ các hoạt động sự nghiệp của xã, phần nộp vào ngân sách nhà nước theo chế độ quy định; thu từ quỹ đất cơng ích và hoa lợi cơng sản khác theo quy định của pháp luật do xã quản lý; các khoản huy động đóng góp của tổ chức, cá nhân gồm: các khoản huy động đóng góp theo pháp luật quy định quỹ (an ninh quốc phịng); các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do HĐND cấp xã quyết định đưa vào ngân sách xã quản lý và các khoản đóng góp tự nguyện khác (thu xã hội hóa giao thơng, điện, xã hội hóa giáo dục), thu nghĩa vụ lao động cơng ích, viện trợ khơng hồn lại của các tổ chức và cá nhân ở ngoài nước trực tiếp cho ngân sách xã theo chế độ quy định, thu kết dư ngân sách xã năm trước, các khoản thu khác của ngân sách cấp xã theo quy định của pháp luật, thu bổ sung từ ngân sách cấp huyện.

- Nguồn thu ngân sách xã hưởng theo tỷ lệ %:

“Thuế CQSDĐ; lệ phí trước bạ nhà, đất; thuế SDĐNN; thuế tài nguyên; thuế nhà đất; thuế môn bài của cá nhân hộ kinh doanh; thuế tiêu thụ đặc biệt do xã, phường, thị trấn quản lý thu nộp.

- Thu từ bổ sung ngân sách cấp trên:

“Thu bổ sung để cân đối ngân sách là mức chênh lệch giữa dự toán chi được giao và dự toán thu từ các nguồn thu được phân cấp (các khoản thu 100% và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm). Số bổ sung cân đối này được xác định từ năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách và được giao ổn định từ 3 đến 5 năm.

Thu bổ sung có mục tiêu là các khoản bổ sung theo từng năm để hỗ trợ xã thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể.

3.2.2.3. Tình hình lập dự tốn thu ngân sách xã

“Cơng tác lập dự tốn được coi là khâu quan trọng nó quyết định hoạt động thu chi ngân sách trong một năm. Vì vậy nó phải được lập trên cơ sở các quy định theo yêu cầu, đầy đủ căn cứ và được lập theo đúng trình tự quy định. Để thấy rõ hơn về thực trạng cơng tác lập dự tốn ngân sách xã, trên cơ sở nghiên cứu 16 xã, thị

trấn trên địa bàn huyện Mường Khương thơng qua số liệu dự tốn Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện.

“Khái qt tình hình lập dự tốn NSX của các xã trên địa bàn huyện: Hàng năm Ban Tài chính các xã tiến hành công tác xây dựng dự tốn NSNN của địa phương mình trình UBND xã và báo cáo HĐND xã để xem xét và gửi UBND huyện, Phịng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND huyện trực tiếp thẩm tra dự toán của các xã, tổng hợp và báo cáo UBND huyện, trên cơ sở đó UBND huyện quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch về NSNN cho các xã. Khi nhận được quyết định chính thức giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách xã của UBND huyện, UBND xã hồn chỉnh dự tốn thu, chi cân đối ngân sách xã, lập phương án phân bổ ngân sách xã sau đó trình UBND xã báo cáo HĐND xã xem xét và quyết định phê chuẩn dự toán trước ngày 31/12 của năm trước. Dự toán ngân sách xã sau khi được HĐND xã phê duyệt, UBND xã báo cáo UBND huyện và Phịng Tài chính - Kế hoạch của huyện đồng thời cơng khai dự tốn ngân sách xã theo chế độ cơng khai tài chính do Thủ tướng Chính phủ quy định.

3.2.2.4. Thực trạng công tác quản lý tổ chức thực hiện dự toán ngân sách xã

“Căn cứ Nghị quyết HĐND huyện giao, Chi Cục thuế, Phịng Tài chính Kế hoạch huyện, các cơ quan liên quan tổ chức thu, nộp ngân sách hàng năm. Căn cứ số liệu báo cáo của các cơ quan chức năng hàng tháng, quý về tiến độ thực hiện dự tốn thu trong năm, Chủ tịch UBND Huyện có giải pháp đôn đốc các cơ quan thu hồn thành đạt và vượt dự tốn thu ngân sách hàng năm.

“Tại huyện Mường Khương chính quyền địa phương và cơ quan thuế đã chú trọng đến việc mở các kênh thông tin đến các đối tượng và doanh nghiệp, tổ chức ủy nhiệm thu đối với các khoản thu tại các đơn vị trực thuộc huyện quản lý, hạn chế thất thu ngân sách trên địa bàn huyện.

“Chi cục Thuế huyện căn cứ Quyết định giao dự toán thu của UBND huyện hàng năm, lập kế hoạch, bộ thu giao cán bộ thu để thực hiện thu, nộp BNN trong từng tháng, từng quý. Chi cục Thuế đã giải quyết kịp thời các hồ sơ đăng ký thuế, thường xuyên nhắc nhở các cá nhân, tổ chức kê khai thuế; tăng cường đôn đốc và

phối hợp với các cơ quan, ban, ngành thực hiện các biện pháp thu nợ thuế như: thơng báo nợ thuế, tạm dừng bán hóa đơn, cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng để nộp ngân sách.

“Các bộ phận chuyên môn căn cứ Quyết định tổ chức thực hiện đạt và vượt dự toán thu hàng năm. Tại các đơn vị thu các khoản thu quản lý chi qua NSNN: ghi thu, ghi chi vào ngân sách. Đây là các khoản thu phí, lệ phí và các khoản thu của ngân sách, đơn vị được phép để lại chi. Trong thời gian chỉnh lý quyết toán đơn vị gửi cơ quan tài chính ghi thu, ghi chi vào ngân sách.

Bảng 3.2. Tình hình chấp hành dự tốn thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Mường Khương qua 3 năm 2017 - 2019 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2017 %TH/DT Năm 2018 %TH/DT Năm 2019 %TH/DT Dự toán Thực hiện cấu % Dự toán Thực hiện cấu % Dự toán Thực hiện cấu % Tổng thu 149.504 190.657 100 27,53 159.536 207.685 100 30,18 180.428 236.815 100 31,3 1. Thu ngân sách cấp huyện theo phân cấp 78.660 100.685 52,81 28 86.303 104.426 50,28 21 107.755 138.708 58,57 28,7 - Thu hưởng 100% 57.410 69.467 68,99 21 60.168 64.380 61,65 7 76.041 87.105 62,8 14,5 - Các khoản hưởng tỷ lệ 21.250 31.218 31,01 46,91 26.135 40.046 62,2 53,23 31.714 51.603 37,2 62,7 2. Bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh 70.844 89.972 47,19 27 73.233 103.259 49,72 41 72.672 98.107 41,43 35

- Thu cân đối 37.983 46.595 51,79 22,67 37.983 61.311 59,38 61,42 37.983 56.827 57,92 49,6 - Thu bổ sung có

mục tiêu 32.862 43.377 48,21 32 35.250 41.948 40,62 19 34.690 41.280 42,08 19

Đối với KBNN, đây là nhiệm vụ trọng tâm, tất cả các khoản thu phải được nộp vào NSNN và tài khoản tiền gửi hợp pháp khác tại Kho bạc và phải được Kho bạc kiểm soát nguồn thu, hướng dẫn đơn vị, địa phương hạch toán thu đúng mục lục ngân sách hằng năm phản ánh trung thực nguồn thu tại địa phương, đơn vị đó. Cuối mỗi tháng, KBNN cung cấp số liệu báo cáo thu gửi Chi cục Thuế và Phòng TC - KH đối chiếu số liệu, tổng hợp báo cáo Thường trực huyện ủy, Thường trực HĐND và UBND huyện để biết và có hướng chỉ đạo cho các tháng tiếp theo nhằm hoàn thành nhiệm vụ thu trong năm đạt và vượt dự toán giao cả năm.

Hiện nay, tình hình chấp hành dự tốn thu ngân sách xã trên địa bàn huyện Mường Khương qua 3 năm 2017 - 2019 có nguồn thu chủ yếu từ Thu ngân sách cấp huyện theo phân cấp chiêm tỷ trọng trung bình từ 52% năm 2017 lên 58% năm 2019, còn nguồn thu từ Bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh chiếm tỷ trọng nhỏ hơn và giảm dần từ 47% năm 2017 xuống còn 41% năm 2019. Tỷ lệ này cho thấy tình hình tự chủ tài chính của huyện vẫn chưa cao do tỷ trọng vốn bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh vẫn rất cao. Cụ thể:

Công tác thu ngân sách xã trên địa bàn 3 năm qua thực hiện khá tốt, đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trong 3 năm đều thực hiện vượt dự toán đặt ra, tổng thu NSX năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể: Năm 2017, tổng thu ngân sách xã là 190.657 triệu đồng, đạt 127,5% so với dự toán, vượt kế hoạch 41.153 triệu đồng. Năm 2018, tổng thu ngân sách xã là 207.685 triệu đồng, đạt 130,18% so với dự toán, vượt kế hoạch 48.149 triệu đồng. Năm 2019, tổng thu ngân sách xã là 236.815 triệu đồng, đạt 131,3% so với dự toán, vượt kết hoạch 56.388 triệu đồng.

Xét về cơ cấu các khoản thu NSX, cho thấy, khoản thu NSX hưởng 100% duy trì tỷ trọng trung bình trong tổng thu NSX. Năm 2017, số thu 100% là 69.467 triệu đồng chiếm 36,4% trên tổng thu; năm 2018 số thu 100% là 64.380 triệu đồng chiếm 31,0% trên tổng thu; năm 2019 số thu 100% là 87.105 triệu đồng chiếm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý tài chính cấp xã trên địa bàn huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 41 - 60)