Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 32)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.1. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương trong nước

nước

1.2.1.1. Kinh nghiệm của huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 25 km, nằm trong toạ độ từ 21°30′ đến 21°50′ vĩ bắc và từ 105°32′ đến 105°42′ kinh đông. Huyện Đại Từ cóphía Bắc giáp huyện Định Hoá; Phía nam giáp huyện Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên; Phía đông giáp huyện Phú Lương; Phía tây bắc và đông nam giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ.Huyện có tổng diện tích đất tự nhiên là 57.790 ha, chiếm 16,58% diện tích của tỉnh Thái Nguyên. Huyện có nhiều đơn vị hành chính nhất tỉnh với 30 xã, thị trấn (28 xã và 02 thị trấn). Sau 09 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn của huyện Đại Từ đã có những chuyển biến rõ nét, đời sống của người dân từng bước được cải thiện. Đến hết năm 2019, huyện đã có 15/28 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 53,6%, trở thành huyện có số xã đạt chuẩn nông thôn mới cao nhất tỉnh Thái Nguyên. Để đạt được kết quả trên, huyện Đại Từ đã tổ chức triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới như sau:

về mục đích, ý nghĩa, nội dung và tầm quan trọng của Chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Rà soát, xây dựng các quy hoạch cấp xã để làm cơ sở phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng để xây dựng nông thôn mới. Lập Ðề án xây dựng nông thôn mới phù hợp điều kiện của mỗi địa phương, bảo đảm tính khả thi. Tổ chức thảo luận lấy ý kiến tham gia của cộng đồng từ các thôn, xóm trước khi phê duyệt để tạo sự đồng thuận cao của người dân; công khai các quy hoạch, đề án sau khi được phê duyệt.

- Xã chỉ đạo thực hiện thành lập Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới ở xã, thôn (xóm). Bên cạnh đó, các địa phương còn thành lập Ban vận động nhân dân đóng góp, Ban giám sát việc thực hiện đầu tư, xây dựng công trình.

- Phân giao nhiệm vụ thực hiện xây dựng nông thôn mới: giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cấp ở xã, ở thôn (xóm) và giao nhiệm vụ đến từng cơ quan, đơn vị, tổ chức, hội đoàn thể, hộ gia đình đảm nhiệm các công việc cụ thể để thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Xã lo các công trình chính của xã; các thôn, xóm vận động nhân dân đóng góp xây dựng các công trình của thôn, xóm; các hộ dân lo cải tạo ao, vườn, sân, ngõ của nhà mình.Mỗi gia đình có thêm một nghề mới. Lấy gia đình là hạt nhân; thôn, xóm làm đơn vị cơ sở để vận động xây dựng nông thôn mới.

- Phát động phong trào toàn dân thi đua xây dựng nông thôn mới; xác định rõ lộ trình xây dựng nông thôn mới từng năm, việc nào quan trọng thì ưu tiên đầu tư làm trước, việc nào ít quan trọng hơn thì làm sau; việc xây dựng phải đảm bảo quy hoạch đã được phê duyệt; phương châm xây dựng nông thôn mới là ưu tiên cho đầu tư phục vụ sản xuất trước rồi mới đến các lĩnh vực khác; thực hiện làm từ đồng ruộng rồi mới về làng, từ hộ gia đình ra thôn (xóm); từ thôn (xóm) lên xã. Cùng với nguồn vốn của Trung ương và tỉnh, huyện tập trung các nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, chỉnh trang thôn (xóm).

- Gắn phong trào xây dựng nông thôn mới với chính sách thi đua, khen thưởng, hỗ trợ xây dựng nông thôn mới. Để thực hiện đạt 19 tiêu chí của Trung ương, địa phương đã cụ thể hóa bằng 11 tiêu chí đối với thôn xóm và 8 tiêu chí đối với hộ gia đình để triển khai thực hiện; từ đó các thôn xóm, hộ gia đình thi đua thực hiện để được tuyên dương, khen thưởng và được hỗ trợ kinh phí cho việc xây dựng nông thôn mới. Các mô hình, cách làm hay, đạt kết quả được tuyên dương, nhân rộng để các gia đình, địa phương khác học tập. Với phong trào thi đua sôi nổi thì các địa phương làm sau thường làm tốt hơn, đẹp hơn.

- Tăng cường công tác xây dựng Ðảng, chính quyền, đoàn thể; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức từ tỉnh đến thôn phải gương mẫu, tiên phong trong việc đóng góp công sức, vật tư, đất đai…với phong trào thi đua cao nhất, tạo tiền đề để nhân dân hưởng ứng tham gia thực hiện, hình thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới.

1.2.1.2. Kinh nghiệm của huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang

Việt Yên là huyện trung du miền núi của tỉnh Bắc Giang. Huyện có diện tích 171,4 km2

với 19 đơn vị hành chính (02 thị trấn và 17 xã). Huyện có phía bắc giáp huyện Tân Yên; phía nam và tây nam giáp huyện Yên Phong, thành phố Bắc Ninh và huyện Quế Võ của tỉnh Bắc Ninh; phía đông giáp huyện Yên Dũng và thành phố Bắc Giang; phía tây và tây bắc giáp huyện Hiệp Hòa. Khi bắt đầu triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, số tiêu chí các xã đạt được còn thấp, bình quân mỗi xã chỉ đạt 7 tiêu chí. Thu nhập ở khu vực nông thôn đạt 15,6 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần 11,2%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế chỉ đạt gần 43%. Tuy nhiên, dưới sự nỗ lực, đồng lòng của chính quyền các cấp và nhân dân trên địa bàn, đến năm 2018, huyện Việt Yên được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới của huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang là:

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền làm cho phong trào xây dựng nông thôn mới ở Việt Yên đã trở thành hơi thở của mỗi người, mỗi gia đình, mỗi thôn xóm. Sau tuyên truyền thì đối thoại trực tiếp với người dân là một trong những con đường nhanh nhất dẫn đến thành công của Việt Yên. Với sự gần gũi, gắn bó giữa cán bộ và nhân dân, những vướng mắc, khó khăn đã dần được đẩy lùi. Thay vào đó là sự tự giác, là ý chí, quyết tâm mạnh mẽ của người dân trong nỗ lực hoàn thiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.

- Tập trung huy động các nguồn lực, thu hút đầu tư cho công tác xây dựng nông thôn mới. Huyện đã đa dạng hóa thu hút các nguồn lực, lồng ghép nhiều nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, huy động đóng góp của nhân dân theo nguyên tắc tự nguyện, phù hợp với khả năng của người dân và kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp, vốn tín dụng phục vụ nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong 9 năm, tổng vốn huy động xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đạt hơn 3.000 tỷ đồng.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức xây dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, thôn. Tại lớp tập huấn, Ban Chỉ đạo nông thôn mới các xã, bí thư chi bộ, trưởng các thôn đã được giới thiệu các chuyên đề: tổng quan chương trình nông thôn mới và nội dung thực hiện, một số kinh nghiệm trong nước và quốc tế về phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới; vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành và các tổ chức xây dựng nông thôn mới; quy trình triển khai thực hiện dự án phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội trong xây dựng nông thôn mới; việc đổi mới, nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức ở nông thôn; phương pháp lập kế hoạch đầu tư xây dựng nông thôn mới cấp xã có sự tham gia của người dân; theo dõi, đánh giá chuẩn bị báo cáo về xây dựng nông thôn mới; quản lý tài chính và thực hiện các quy trình thủ tục thanh toán, quyết toán; kỹ năng tuyên truyền, vận động nhân dân; kỹ năng tổ chức điều hành cuộc họp, xử lý mâu thuẫn và xây dựng sự đồng thuận trong nhân dân; kỹ năng lập và tổ chức triển khai kế hoạch phát triển thôn theo

phương pháp dựa vào nội lực cộng đồng. Qua các lớp tập huấn nhằm giúp nâng cao những kỹ năng, kiến thức cho cán bộ, đảng viên làm công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện xây dựng nông thôn mới.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình giao ước thi đua “Việt Yên chung sức xây dựng nông thôn mới” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Ngoài ra, Mặt trận tổ quốc đã làm tốt việc hướng dẫn thành lập Ban giám sát đầu tư cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới ở các địa phương.

- Xây dựng cơ chế khen thưởng trong xây dựng nông thôn mới. Hằng năm, Hội đồng Thi đua – Khen thưởng huyện và các xã, các cơ quan, đơn vị luôn coi kết quả triển khai tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Việt Yên chung sức xây dựng nông thôn mới” là nội dung quan trọng khi đánh giá thi đua cho các đơn vị cấp dưới; tổ chức đánh giá, bình xét công nhận các đơn vị đạt tiêu chí nông thôn mới; bình xét đánh giá các cá nhân, tổ chức có thành tích xây dựng nông thôn mới.

1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

- Nắm chắc các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chương trình xây dựng nông thôn mới. Chú trọng tuyên truyền, vận động nhân dân, phát huy sức mạnh của nhân dân và tạo dựng được niềm tin, sự ủng hộ của nhân dân.

- Xác định chủ thể xây dựng nông thôn mới là nhân dân, lấy nhân dân làm gốc trong phong trào toàn dân xây dựng nông thôn mới. Thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ”.

- Lựa chọn thứ tự ưu tiên các tiêu chí để thực hiện; tiêu chí nào dễ, cần ít kinh phí thì thực hiện trước. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện.

- Phát động phong trào toàn dân thi đua xây dựng nông thôn mới; xác định rõ lộ trình xây dựng nông thôn mới từng năm; Chú trọng đầu tư cho phát triển sản xuất, coi trọng việc lấy ý kiến của cán bộ đảng viên và nhân dân.

- Không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước; Phát huy nội lực của nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và từng nội dung công việc, tạo môi trường thuận lợi để nhân dân an tâm đầu tư.

- Xây dựng cơ chế thi đua khen thưởng trong xây dựng nông thôn mới để kịp thời khen thưởng những tập thể, vinh danh những cá nhân có nhiều đóng góp và có thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2017-2019 được thực hiện như thế nào?

- Hoạt động xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2017-2019 đã đạt được những kết quả gì? Những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân của các hạn chế?

- Để đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai trong thời gian tới cần thực hiện những giải pháp chủ yếu nào?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

2.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Tác giả căn cứ vào các tài liệu đã được công bố, các báo cáo về tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, cụ thể như sau:

- Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bát Xát năm 2017, 2018, 2019; kế hoạch thực hiện năm 2018, 2019, 2020 của UBND huyện Bát Xát.

- Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2019; Phương hướng nhiệm vụ giải pháp thực hiện giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn huyện Bát Xát của UBND huyện Bát Xát.

- Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2019; phương hướng, nhiệm vụ năm 2020 của UBND huyện Bát Xát.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

- Mục tiêu khảo sát: Tác giả sử dụng mẫu phiếu điều tra xây dựng trước để lấy ý kiến đánh giá của đối tượng là người dân trên địa bàn huyện Bát Xát về chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Đối tượng khảo sát: là các hộ gia đình (chủ hộ) trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

- Số lượng phiếu khảo sát: Vì đối tượng tổng thể lớn nên để xác định mẫu điều tra, tác giả sử dụng công thức Slovin (1960) để xác định quy mô mẫu điều tra, cụ thể như sau:

n=N/(1+N*e2)

Trong đó:

n: số mẫu cần điều tra N: Tổng thể mẫu e: sai số cho phép

Thời điểm tiến hành điều tra, trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai có 18.854 hộ (N=18.854). Chọn e = 5%, thay vào công thức trên, ta có:

n = 18.854 /(1+18.854 *0,052) = 392. Như vậy, số mẫu cần điều tra là 392.

- Phiếu khảo sát: Mẫu phiếu bao gồm hai nội dung chính: Phần thông tin chung của người được khảo sát và Phần đánh giá của người được khảo sát về chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

- Thang đo nghiên cứu:

Bảng 2.1: Thang đo Likert

Điểm bình quân Ý nghĩa

1 - 1,80 Rất không đồng ý

1,81 - 2,6 Không đồng ý

2,61 - 3,4 Phân vân

3,41 - 4,2 Đồng ý

4,21- 5 Rất đồng ý

(Nguồn: Nguyễn Văn Thắng,2014)

Tác giả sử dụng thang đo likert 5 mức độ để thể hiện mức độ đánh giá của người được phỏng vấn đối với chương trình xây dựng nông thôn mới trên

địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Thang đo 5 mức độ bao gồm: Bậc 1: “Rất không đồng ý”; Bậc 2: “Không đồng ý”; Bậc 3: “Phân vân”; Bậc 4: “Đồng ý”; Bậc 5: “Rất đồng ý”.

- Phương pháp điều tra: chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản.

- Thời gian điều tra, phỏng vấn: từ tháng 5/2020 đến tháng 6/2020.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp dữ liệu

- Phương pháp phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ và tiểu tổ sao cho các đơn vị trong cùng một tổ thì giống nhau về tính chất, ở khác tổ thì khác nhau về tính chất. Mỗi hiện tượng kinh tế xã hội hay quá trình kinh tế xã hội đều do cấu thành từ nhiều bộ phận, nhiều nhóm đơn vị có tính chất khác nhau hợp thành. Nghiên cứu kết cấu nội bộ tổng thể giúp ta đi sâu nghiên cứu bản chất của hiện tượng, thấy được tầm quan trọng của từng bộ phận trong tổng thể. Nếu nghiên cứu kết cấu nội bộ tổng thể theo thời gian cho ta thấy được xu hướng phát triển của hiện tượng nghiên cứu. Áp dụng phương pháp này trong luận văn, tác giả sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để chia số liệu thu thập được thành các nhóm khác nhau. Sau đó tác giả sẽ đi xem xét thực trạng của từng vấn đề nghiên cứu và mối quan hệ giữa các vấn đề này.

- Phương pháp tổng hợp số liệu

Trong luận văn, phương pháp này dùng để tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Qua phương pháp này phân tích thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2017-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)