Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 99 - 101)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.5. Một số giải pháp khác

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho xây dựng nông thôn mới

+ Tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới.

+ Tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các xã trong vùng quy hoạch sản xuất để tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất.

+ Phối hợp tốt với các sở ban ngành của tỉnh Lào Cai thực hiện có hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn.

+ Tổ chức các đợt thăm quan các mô hình nông thôn mới điển hình, tiêu biểu cho một số thành viên Ban Chỉ đạo huyện, xã.

- Đẩy mạnh phong trào thi đua “Bát Xát chung sức xây dựng nông thôn mới”

+ Phong trào thi đua “Bát Xát chung sức xây dựng nông thôn mới” cần được phát động rộng rãi trên địa bàn toàn huyện. Thực hiện tốt phong trào

này sẽ làm cho nhiều tập thể, cá nhân, hộ gia đình hưởng ứng chủ trương của Đảng và nhà nước, tích cực tham gia, ủng hộ nhiều tiền của, đất đai đóng góp vào việc xây dựng các công trình của địa phương làm cho bộ mặt nông thôn ngày một khởi sắc, khang trang, sạch đẹp.

+ Trong thực hiện phong trào, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới ở các cấp phải thường xuyên nắm bắt, phát hiện kịp thời những cách làm hay, những mô hình tốt để phổ biến ra diện rộng, khen thưởng thỏa đáng các xã làm tốt.

+ Động viên kịp thời các tổ chức, các nhân có nhiều đóng góp cho Chương trình xây dựng nông thôn mới. Có thành tích, có đóng góp phải được ghi nhận, có như vậy mới thúc đẩy được các tổ chức, người dân tham gia phong trào.

- Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới

+ Tăng cường hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp trong xây dựng nông thôn mới. Các cấp, các ngành cần cụ thể hóa nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trong kế hoạch, chương trình công tác đảm bảo cụ thể, thiết thực; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát thực hiện xây dựng nông thôn mới, giải quyết kịp thời các vướng mắc ngay ở cơ sở; gắn kết quả xây dựng nông thôn mới với tiêu chí đánh giá chất lượng tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị và các cá nhân cán bộ, đảng viên.

+ Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình 6 tháng và 1 năm về kết quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của các xã; Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới ở các cấp. Định kỳ sơ kết, đánh giá, nhân rộng những mô hình hiệu quả, những cách làm sáng tạo; biểu dương, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong xây dựng nông thôn mới.

+ Tại các buổi kiểm tra, các thành viên trong Ban Chỉ đạo huyện, của xã và các thôn phải cùng nhau trao đổi ý kiến, tập trung vào việc giải quyết những vấn đề còn khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)