5. Kết cấu của đề tài
3.1.3. Đánh giá chung về huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
3.1.3.1. Thuận lợi
- Chính phủ và tỉnh Lào Cai đã và đang có nhiều chính sách đầu tư đối với các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn, các chương trình, dự án và cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển kinh tế xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới sẽ giúp cho huyện có nguồn lực để xây dựng hạ tầng, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.
- Huyện có nhiều thuận lợi cho phát triển du lịch, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và một phần công nghệ cao, công nghiệp khai khoáng.
- Các thành phần kinh tế và nhân dân trong huyện đồng thuận, khắc phục khó khăn, đẩy mạnh phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh.
3.1.3.2. Khó khăn
- Địa bàn huyện rộng, đường biên giới dài, tình hình thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh tác động không nhỏ đến đời sống và hoạt động sản xuất của người dân trên địa bàn huyện.
- Nhu cầu đầu tư về cơ sở hạ tầng lớn nhưng nguồn lực chủ yếu lại phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh Lào Cai, nguồn lực của huyện cũng như nguồn lực xã hội hóa huy động được rất thấp. Điều này gây ra sự mất chủ động cũng như gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp vẫn còn thấp, chưa thực sự bền vững, sản phẩm nhân dân sản xuất ra vẫn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong khâu tiêu thụ.
- Trên địa bàn huyện có 25 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đa số là đồng bào dân tộc thiểu số, một bộ phận nhận thức xã hội còn hạn chế, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nói chung, cho công tác giảm nghèo bền vững nói riêng.