5. Kết cấu của đề tài
3.2.5. Huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
Chương trình xây dựng nông thôn mới là chương trình được xây dựng với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm nên nguồn lực để xây dựng vừa do Nhà nước hỗ trợ vừa do nhân dân đóng góp. Theo Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ, nguồn vốn ngân sách chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 40% tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tiếp đến là vốn tín dụng (khoảng 30%), vốn từ các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác (khoảng 20%) và huy động đóng góp của cộng đồng dân cư (khoảng 10%). Tuy nhiên khi triển khai thực tế ở từng địa phương thì tỷ lệ huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới sẽ có sự khác nhau. Trong giai đoạn 2016-2019, huyện Bát Xát đã huy động được 427.808 triệu đồng để xây dựng nông thôn mới. Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bát Xát trong giai đoạn 2016-2019 được thể hiện ở bảng số liệu 3.4.
Bảng 3.4: Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới huyện Bát Xát giai đoạn 2016-2019
ĐVT: Triệu đồng
Nội dung Năm
2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng cộng 95.566 100.048 106.873 125.321 1. Ngân sách TW 57.701 61.558 68.873 88.046
- Vốn đầu tư phát triển 57.311 61.558 68.773 86.846
+ Ngân sách bố trí trực tiếp của NTM 23.868 26.874 26.585 69.378
+ Vốn lồng ghép (giảm nghèo, hỗ trợ có
mục tiêu) 33.443 34.684 42.188 17.468
- Vốn sự nghiệp 390 0 100 1.200
2. Ngân sách địa phƣơng 915 9.315 4.000 6.675
- Ngân sách bố trí trực tiếp của NTM 915 7.315 2.725 2.500
- Vốn lồng ghép 0 2.000 1.275 4.175
3. Vốn doanh nghiệp, hợp tác xã 3.800 2.375 3.200 1.500
4. Vốn huy động từ cộng đồng dân cƣ 33.150 26.800 30.800 29.100
- Quy đổi từ hiến đất, hiện vật 3.900 3.500 6.500 2.100
- Quy đổi từ ngày công lao động 28.150 21.800 18.900 18.500
- Góp bằng tiền mặt 1.100 1.500 5.400 8.500
(Nguồn: UBND huyện Bát Xát)
Qua bảng số liệu 3.4 cho thấy, trong giai đoạn 2016-2019, huyện Bát Xát đã huy động được nhiều nguồn lực để xây dựng nông thôn mới, bao gồm: nguồn vốn từ ngân sách trung ương; nguồn vốn từ ngân sách địa phương; vốn huy động từ doanh nghiệp, hợp tác xã; vốn huy động từ cộng đồng dân cư. Quy mô, cơ cấu và kết quả huy động của từng nguồn huy động được phân tích cụ thể dưới đây.
a) Xét theo quy mô huy động nguồn lực
Biểu đồ 3.1: Quy mô huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới huyện Bát Xát giai đoạn 2016-2019
(Nguồn: Bảng số liệu 3.4 và tính toán của tác giả)
Xét theo quy mô huy động nguồn lực thì nguồn lực huy động được cho chương trình xây dựng nông thôn mới tăng lên qua các năm trong giai đoạn 2016-2019. Năm 2016, huyện Bát Xát huy động được 95.566 triệu đồng. Năm 2017, huyện Bát Xát huy động được 100.048 triệu đồng, tăng 4.482 triệu đồng ứng với tăng 4,7% so với năm 2016. Năm 2018, huyện Bát Xát huy động được 106.873 triệu đồng, tăng 6.825 triệu đồng ứng với tăng 6,8 % so với năm 2017. Năm 2019, huyện Bát Xát huy động được 125.321 triệu đồng, tăng 18.448 triệu đồng ứng với tăng 17,3% so với năm 2018.
b) Xét theo cơ cấu huy động nguồn lực
Chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu huy động nguồn lực cho chương trình xây dựng nông thôn mới là vốn từ ngân sách trung ương. Trong giai đoạn 2016-2019, vốn từ ngân sách trung ương chiếm tỷ trọng trung bình là 64,2%, đồng thời tỷ trọng của nguồn vốn này cũng đang có xu hướng tăng lên
95.566 100.048 106.873 125.321 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
T
riệu
qua các năm. Năm 2016, vốn từ ngân sách trung ương chiếm tỷ trọng 60,4%. Năm 2017, tỷ trọng của nguồn vốn này là 61,5%. Tỷ trọng của nguồn vốn này trong năm 2018, 2019 lần lượt là 64,5% và 70,3%. Do ngân sách địa phương và nguồn huy động từ doanh nghiệp, hợp tác xã, dân cư còn hạn chế nên nguồn lực chủ yếu để thực hiện chương trình vẫn là từ ngân sách nhà nước. Nguồn vốn ngân sách từ Trung ương được có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đầu tư xây dựng nông thôn mới nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc phục vụ cho nhu cầu chung của toàn huyện, nâng cấp các công trình hạ tầng cơ sở như đường giao thông, thủy lợi, điện, cấp thoát nước, hạ tầng đô thị để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư mở rộng sản xuất, thúc đẩy sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội khác để nâng cao chất lượng cuộc sống nói riêng và chất lượng nguồn nhân lực nói chung.
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới huyện Bát Xát giai đoạn 2016-2019
(Nguồn: Bảng số liệu 3.4 và tính toán của tác giả)
60,4 61,5 64,5 70,3 1 9,3 3,7 5,3 4 2,4 3 1,2 34,6 26,8 28,8 23,2 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Ngân sách trung ương Ngân sách địa phương
Đứng thứ hai về huy động nguồn lực là vốn góp từ cộng đồng dân cư với nguồn vốn huy động được chiếm tỷ trọng trung bình 28,4% tổng nguồn vốn huy động được để xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bát Xát trong giai đoạn 2016-2019. Việc chính phủ quy định tỷ lệ huy động đóng góp từ cộng đồng dân cư thấp thể hiện mức độ “khoan thư sức dân” khi đời sống của người dân khu vực nông thôn hiện còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương không quy định bắt buộc nhân dân đóng góp, chỉ vận động bằng các hình thức thích hợp để nhân dân tự nguyện đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương. Nhân dân trong xã bàn bạc mức tự nguyện đóng góp cụ thể cho từng dự án, đề nghị Hội đồng nhân dân xã thông qua (khoản 3, mục VI của Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010). Như vậy, người dân có sự chủ động trong việc huy động đóng góp nguồn lực và tham gia vào quá trình xây dựng nông thôn mới.
Đứng thứ ba về huy động nguồn lực là vốn góp từ ngân sách địa phương với nguồn vốn huy động được chiếm tỷ trọng trung bình 4,8% tổng nguồn vốn huy động được để xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bát Xát trong giai đoạn 2016-2019. Chiếm tỷ trọng thấp nhất là huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, hợp tác xã với tỷ trọng trung bình chỉ chiếm 2,7%.
Đánh giá chung: công tác huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới trong thời gian qua đã được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ, Ngành Trung ương, của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp có hiệu quả trong tổ chức thực hiện giữa các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, huy động được cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, tạo được sự đồng thuận cao của toàn xã hội đối với chủ trương xây dựng nông thôn mới. Các cơ quan, đơn vị, Mặt trận, đoàn thể các cấp đã tranh thủ vốn từ các Chương trình, dự án lồng ghép đầu tư vào khu vực nông thôn phát huy được hiệu quả. Tuy nhiên, cơ chế lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án chưa rõ ràng và chưa quan tâm tới đặc thù từng địa phương. Thực tế các địa phương
mới chỉ tiến hành ghép vốn đối với các công việc, mục tiêu có cùng nội dung. Tuy nhiên, điều này lại gây khó trong tổng hợp kết quả đạt được của từng dự án, chương trình từ việc ghép các nguồn vốn của các chương trình, dự án trên địa bàn. Việc thực hiện lồng ghép từ các Chương trình mục tiêu khác hiệu quả chưa cao, do đầu tư dàn trải, mang tính chấp vá đối với kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn, nhất là các công trình giao thông nông thôn. Qui mô xã lớn, dân cư thưa thớt, không có doanh nghiệp lớn, vốn ngân sách hạn hẹp nên việc huy động các nguồn lực gặp khó khăn (do thực tế nông thôn có kết cấu hạ tầng yếu kém, trình độ của lực lượng lao động thấp, đời sống người dân còn rất nhiều khó khăn, nên chưa khuyến khích và thu hút các nhà đầu tư). Việc kêu gọi, huy động thu hút nguồn vốn đầu tư của các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức và nhân dân cùng tham gia bỏ vốn đầu tư thực hiện các dự án còn hạn chế.