5. Kết cấu của đề tài
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Bát Xát là huyện vùng cao biên giới, trung tâm huyện cách thành phố Lào Cai 11 km về phía tây bắc. Huyện có diện tích 1.050,21 km² (chiếm 16,45% diện tích toàn tỉnh) với 23 đơn vị hành chính (thị trấn Bát Xát và 22 xã). Huyện có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc); - Phía Nam giáp huyện Sa Pa;
- Phía Đông giáp thành phố Lào Cai và thị trấn Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc);
- Phía Tây giáp huyện Phong Thổ (Lai Châu).
Trong huyện có 2 cửa khẩu phụ là cửa khẩu Bản Vược và cửa khẩu Y Tý. Huyện có 99,8 km đường biên giới với Trung Quốc, gần khu công nghiệp thương mại Kim Thành, là điểm đầu đường cao tốc Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Với vị trí địa lý như vậy, Bát Xát có nhiều tiềm năng thuận lợi về vận tải hàng hóa và giao lưu phát triển kinh tế với các vùng lân cận.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Toàn bộ nền địa hình Bát Xát được kiến tạo bởi nhiều dải núi cao, nổi bật là các dải núi chính tạo nên các hợp thuỷ: Ngòi Phát, suối Lũng Pô, Suối Quang Kim. Địa hình cao dần, điểm cao nhất có độ cao 2.945 m, điểm thấp nhất có độ cao 88 m, kiến tạo địa hình Bát Xát hình thành hai khu vực. Tuy nhiên, cả hai khu vực (vùng thấp gồm 6 xã và 1 thị trấn, vùng cao gồm 16 xã) đều có chung một đặc điểm: Vùng núi cao có độ chia cắt lớn, thung lũng hẹp khe sâu, độ dốc lớn. Vùng thấp (ven sông Hồng, bồn địa nhỏ) là nơi tập trung
các dải đồi thấp, thoải địa hình tương đối bằng phẳng. Ảnh hưởng của địa hình nói chung và các yếu tố kinh tế xã hội hình thành trên địa bàn huyện hai tiểu vùng địa lý kinh tế xã hội.
- Vùng cao: có diện tích 80.763 ha, chiếm 77% diện tích đất toàn huyện, gồm các xã Y Tý, Ngải Thầu, A Lù, A Mú Sung, Bản Xèo, Nậm Chạc, Trịnh Tường, Dền Sáng, Dền Thàng, Mường Hum, Trung Lèng Hồ, Nậm Pung, Pa Cheo, Phìn Ngan, Tòng Sành, Sảng Ma Sáo. Dãy núi chính có độ cao từ 400m đến 3.096m, độ dốc trung bình từ 20 – 25, phần lớn lãnh thổ vùng có độ dốc trên 25. Địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp và đầu tư cơ sở hạ tầng. Song lại có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và củng cố an ninh quốc phòng giữ vững chủ quyền độc lập Quốc gia.
- Vùng thấp: có diện tích 24.258 ha, chiếm 23% diện tích toàn huyện, gồm các xã: Bản Vược, Bản Qua, Quang Kim, Cốc San, Mường Vi, Cốc Mỳ và thị trấn Bát Xát. Độ cao trung bình từ 400m đến 500m, địa hình vùng này được kiến tạo bởi các dải đồi thấp dạng lượn sóng và phần thoải tương đối bằng chạy dọc sông Hồng. Phần lớn đất đai vùng thấp nằm trên vỉa quặng A Pa Tít nên đất đai màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp.
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
- Khí hậu thời tiết: Bát Xát nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều. Do ảnh hưởng của địa hình nên được chia thành hai khu vực khí hậu khác nhau:
+ Vùng cao: do ảnh hưởng của địa hình núi cao, độ chia cắt lớn nên khí hậu vùng núi cao mang tính chất của khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới ẩm. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình cả năm cao nhất là 16,6C, thấp nhất là 14,3C.
+ Vùng thấp: mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Thuỷ văn: hệ thống sông, suối trên địa bàn huyện khá dày và phân bố tương đối đều.
+ Sông Hồng là nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân dọc ven sông. Nước sông Hồng có hàm lượng phù sa lớn từ 6.000- 8.000g/m3, do đó các vùng đất ven sông được phù sa bồi đắp có độ phì nhiêu màu mỡ thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp.
+ Các suối chính: trên địa bàn huyện hệ thống suối, khe khá dày mật độ trung bình từ 1-1,5km suối/km2. Các suối chính bao gồm: Ngòi Phát, suối Lũng Pô, Suối Quang Kim, ngòi Đum. Các suối này đều có lưu lượng lớn, dòng chảy xiết thuận lợi cho việc xây dựng các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ.
3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên - Tài nguyên đất
Bát Xát có diện tích tự nhiên là 105.021 ha, trong đó: đất nông nghiệp có 10.712,2 ha, chiếm 10,2%; đất lâm nghiệp là 32.136,4 ha, chiếm 30,6%; đất chưa sử dụng còn 62.172,4 ha, chiếm 59,2%. Trên địa bàn huyện có nước sông Hồng có hàm lượng phù sa lớn từ 6.000-8.000g/m3, do đó các vùng đất ven sông được phù sa bồi đắp có độ phì nhiêu màu mỡ thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp.
- Tài nguyên nước
Huyện có nguồn nước mặt và nước ngầm khá phong phú và dồi dào, được phân bố tương đối đều khắp lãnh thổ:
+ Nguồn nước mặt: sông Hồng, suối Lũng Lô, Ngòi Phát…và hệ thống khe lạch là nguồn nước mặt có ý nghĩa quan trọng trong đời sống con người và phát triển kinh tế xã hội của huyện. Hàng năm trên địa bàn huyện còn tiếp nhận khoảng trên 2 tỷ m3
nước mưa. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có nhiều hồ, đập chứa nước và trên 110 công trình thủy lợi, các bể chứa nước phục vụ sản xuất và đời sống con người.
do ảnh hưởng của địa hình (độ chia cắt mạnh, độ dốc lớn, nghiêng về sông Hồng) nên nguồn nước ngầm có xu hướng cạn kiệt về mùa khô. Mực nước ngầm được thể hiện theo từng vùng lãnh thổ. Các vùng ven sông Hồng, vùng núi cao về mùa khô mức nước ngầm cạn kiệt hơn các vùng thung lũng, bồn địa do quá trình lưu giữ cục bộ.
- Tài nguyên khoáng sản: Bát Xát có nhiều tài nguyên khoáng sản quý đã và đang được đầu tư khai thác như: Mỏ đồng Sin Quyền có trữ lượng trên 50 triệu tấn, mỏ sắt Bản Vược, A Mú Sung, mỏ A Pa Tít, mỏ đá vôi, đất sét, cát, sỏi. Ngoài ra còn có một số khoáng sản khác đang được thăm dò, khảo sát như mỏ: Đất Hiếm, Cao Lanh, vàng Sa Khoáng, Pen Pát. Nguồn tài nguyên và khoáng sản đã và đang là nội lực cơ bản trong phát triển kinh tế của huyện, đặc biệt là mỏ đồng sẽ là nguồn thu hút lao động lớn của huyện cũng như tăng nguồn thu ngân sách trên địa bàn.
- Tiềm năng phát triển du lịch
Bát Xát là huyện khá phong phú về bản sắc văn hóa, truyền thống lịch sử, di sản văn hóa. Huyện có 14 dân tộc anh em sinh sống, mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán sinh sống riêng như người H’Mông, người Hà Nhì có truyền thống làm ruộng bậc thang, Người Dáy trồng bông dệt vải, người Dao làm giấy. Mỗi dân tộc cũng đều có bản sắc riêng trong lễ hội truyền thống trong đời sống văn hóa như: Lễ hội Gầu tào của người H’Mông, lễ tết nhảy, suối tình của người Dao, hội xuống đồng của người Giáy. Bên cạnh đó, Bát xát có nhiều di sản văn hóa, lịch sử, khảo cổ học, đó là các di chỉ khảo cổ ở Bản Vược, Bản Qua, Cốc San, Bản Vền. Các di chỉ này từ thời kỳ đồ đá cũ, đồ đá mới, đến thời kỳ đồ đồng của văn hóa Đông Sơn. Ngoài ra, Bát Xát còn có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như Quần thể hang động Mường Vi, phong cảnh Mường Hum…và một số đặc sản như rượu San Lùng, rượu Sim Shan, chè Dền Sáng, A Mú Sung, cá suối Pia Ngò và đặc biệt, Bát Xát có điểm nước nóng thuộc xã Cốc San. Tất cả đã tạo nên những tiềm năng to lớn cho Bát Xát phát triển du lịch.