5. Kết cấu của đề tài
3.2.1. Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới
Ngay từ đầu nhiệm kỳ giai đoạn 2010 - 2015 và giai đoạn 2016 – 2020, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bát Xát đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng và tổ chức triển khai, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Huyện ủy Bát Xát đã ban hành quyết định số 463/QĐ/HU ngày 13/01/2016 về việc thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Bát Xát; thành lập Văn phòng Điều phối nông thôn mới để giúp việc cho Ban Chỉ đạo huyện. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Ban hành đề án số 02-ĐA/HU ngày 05/01/2016 về thực hiện Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020. UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 4758/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 về việc Ban hành bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2020. Tại các xã đã thành lập Ban chỉ đạo xã, ban quản lý xã, ban phát triển thôn. Đồng thời huyện đã thành lập các tổ công tác, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo huyện phụ trách xã và đến từng thôn bản để giúp đỡ cơ sở thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Đến nay Ban Chỉ đạo cấp huyện, xã, ban quản lý, ban phát triển thôn đều đã được thành lập và kiện toàn đảm bảo yêu cầu, 22/22 xã có ban chỉ đạo, ban quản lý xây dựng nông thôn mới; 191/191 bản có ban phát triển thôn, 22/22 xã có cán bộ công chức xã phụ trách công tác xây dựng nông thôn mới. Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện, xã đã xây dựng quy chế hoạt động, thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại cơ sở đảm bảo tiến độ. Nhìn chung, công tác chỉ đạo điều hành của các cấp, các ngành trên địa bàn đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra trong việc triển khai có hiệu quả các nội dung của Chương trình đến cơ sở, tạo được sự đồng thuận cao trong toàn xã hội và các tầng lớp dân cư trong thực hiện
Chương trình xây dựng nông thôn mới. Thành viên Ban Chỉ đạo các cấp đã chủ động tích cực, sáng tạo triển khai giúp đỡ hướng dẫn các xã, thôn xây dựng nông thôn mới theo sự phân công.
Chỉ đạo trực tiếp Phối hợp gián tiếp
Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy xây dựng nông thôn mới huyện Bát Xát
(Nguồn: Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Bát Xát) - Đối với cấp huyện
+ Ban Chỉ đạo cấp huyện: do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện làm Trưởng ban. Phó Trưởng Ban Chỉ đạo gồm: Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện là Phó Trưởng Ban Thường trực và 02 Phó Trưởng ban là lãnh đạo các phòng: Kinh tế và Hạ tầng, Nông nghiệp. Các thành viên là Trưởng các phòng: Tài chính - Kế hoạch; Kinh tế và Hạ tầng; Tài Nguyên và Môi trường; Lao động, Thương binh và Xã hội; Nội vụ; Giáo dục và Đào tạo; Y tế; Văn hoá và Thông tin; Trưởng Công an huyện; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các xã.
+ Tổ giúp việc: các thành viên của tổ giúp việc là cán bộ chuyên môn
BAN CHỈ ĐẠO HUYỆN BÁT XÁT BAN CHỈ ĐẠO CÁC XÃ BAN PHÁT TRIỂN THÔN A BAN PHÁT TRIỂN THÔN B BAN PHÁT TRIỂN THÔN C
các phòng, ban của huyện là thành viên Ban Chỉ đạo.
+ Ban Quản lý huyện: do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện làm Trưởng ban; các Phó Trưởng Ban Quản lý gồm: Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện là Phó Trưởng Ban Thường trực và Phó Trưởng ban là Thủ trưởng các phòng Kinh tế và Hạ tầng; các thành viên Ban Quản lý là lãnh đạo của các phòng: Tài Chính - Kế hoạch; Kinh tế - Hạ tầng; Tài Nguyên và Môi trường, Nông nghiệp.
- Đối với cấp xã
+ Ban Chỉ đạo xã: do Bí thư Đảng uỷ xã làm Trưởng ban, thành viên là cán bộ Uỷ ban nhân dân xã và trưởng một số ban, ngành, đoàn thể xã.
+ Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã: do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã làm Trưởng ban; phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã là Phó Trưởng ban; thành viên là một số công chức xã, đại diện một số ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội xã và các trưởng thôn.
- Đối với cấp thôn
Thành lập Ban Phát triển thôn gồm Trưởng thôn làm Trưởng ban; Phó Trưởng thôn làm Phó trưởng ban. Các thành viên gồm đại điện các đoàn thể chính trị, hội ở thôn và một số người có uy tín, trách nhiệm, có năng lực, chuyên môn khác liên quan đến xây dựng nông thôn mới; do cộng đồng trực tiếp bầu và Chủ tịch UBND xã có quyết định công nhận.
Đánh giá chung: Bộ máy Ban Chỉ đạo được tổ chức hệ thống từ huyện đến cơ sở và thường xuyên được kiện toàn nên việc triển khai các nội dung của Chương trình xây dựng nông thôn mới được thuận lợi hơn, cấp ủy Đảng, chính quyền từ cấp huyện đến cấp cơ sở đã tập trung chỉ đạo, điều hành, quản lý tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của đơn vị. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại, hạn chế bất cập: hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp vẫn tập trung ở cơ quan thường trực; Ban chỉ đạo các xã hoạt động còn thụ động, chủ yếu tập trung
chỉ đạo thực hiện các nội dung, chương trình, dự án có phân bổ vốn, chưa xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình theo từng năm. Cán bộ làm công tác nông thôn mới từ cấp huyện đến cấp cơ sở chủ yếu làm công tác kiêm nhiệm và thường xuyên có sự thay đổi nhân sự nên công tác chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện đôi khi chưa kịp thời.