Đẩy mạnh công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 94 - 96)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới

Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong đó, công tác tuyên truyền được xác định là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng, nhằm tạo sự đồng thuận toàn xã hội trong triển khai thực hiện. Để đẩy mạnh công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới, huyện Bát Xát cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, phát huy cao sự tham gia tích cực chủ động của nhân dân và sự quan tâm của toàn xã hội đối với chương trình xây dựng nông thôn mới. Cấp ủy, chính quyền các xã phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể chính trị xã hội cơ sở, tổ chức tuyên truyền, vận động tới từng thôn bản, hộ dân, tạo điều kiện để nhân dân tham gia bàn bạc, thực hiện và giám sát thực hiện các nội dung của chương trình và hướng dẫn nhân dân thực hiện các nhiệm vụ của thôn bản và gia đình.

- Tiếp tục thực hiện và đẩy mạnh các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới. Các ban ngành đoàn thể, các cơ quan chức năng và các xã tổ chức các phong trào thi đua thiết thực gắn với nhiệm vụ thực hiện chương trình. Thường xuyên nắm bắt, phát hiện những cách làm hay, mô hình tốt để phổ biến ra diện rộng, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có cách làm hay, làm tốt và có nhiều đóng góp cho chương trình.

tắc chung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM là “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ”; bám sát sự chỉ đạo, định hướng của cấp ủy, tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị tổ chức các hoạt động tuyên truyền phù hợp, đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả.

- Về nội dung tuyên truyền: tiếp tục tuyên truyền các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, mục đích, ý nghĩa của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ và trách nhiệm của các cấp, các ngành, của người dân trong thực hiện xây dựng nông thôn mới; biểu dương nhân rộng các điển hình tiên tiến, cách làm hay, sáng tạo của các địa phương, đơn vị trong quá trình thực hiện...

- Về phương pháp tuyên truyền: cần tiến hành đồng bộ các loại hình, chú trọng phát huy tốt việc tuyên truyền thông qua hệ thống thông tin đại chúng (báo chí, hệ thống truyền thanh cơ sở, cổng, trang thông tin điện tử); thông qua công cụ trực quan (băng zôn, khẩu hiệu, pano áp phích, tờ rơi...); thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, tổ chức lễ hội truyền thống; thông qua các hoạt động thăm quan thực tế, báo cáo điển hình, học tập gương người tốt, việc tốt và đặc biệt chú trọng hình thức tuyên truyền miệng, đây là hình thức vừa tuyên truyền, vừa vận động có tính hiệu quả và cơ bản phù hợp đối với điều kiện của huyện Bát Xát hiện nay. Vì vậy, cần có sự tham gia của cả hệ thống chính trị; trong đó lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp là nòng cốt; phát huy tốt vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên cơ sở, trưởng bản, trưởng dòng họ, người có uy tín trong cộng động, ngoài ra có thể huy động cả lực lượng đội ngũ cán bộ y tế, giáo viên tại địa bàn...

- Tiếp tục tăng cường công tác nắm tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, nhất là các xã đang triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, bức xúc nổi cộm trong quá trình thực hiện, chủ động tham mưu, đề xuất các cấp, các ngành giải quyết, xử lý, củng cố niềm tin của nhân dân, tạo sự đồng thuận toàn xã hội trong quá trình triển khai thực hiện và thực hiện có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)