5. Kết cấu của đề tài
4.3.2. Kiến nghị đối với tỉnh Lào Cai
- Đề nghị có cơ chế và chính sách cụ thể đối với công tác xã hội hóa vận động được doanh nghiệp đầu tư cải tạo nâng cấp và quản lý các chợ khu vực nông thôn.
- Đề nghị UBND tỉnh Lào Cai có cơ chế hỗ trợ xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, cơ chế hỗ trợ duy trì xã đạt chuẩn Nông thôn mới và các thôn nông thôn mới, thôn kiểu mẫu.
- Đề nghị UBND tỉnh Lào Cai đề nghị với Trung ương ban hành sớm bộ tiêu chí, các quy định để thực hiện chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2030 để thuận tiện trong việc xây dựng nghị quyết, đề án thực hiện chương trình theo đúng quy định.
- Đề nghị UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo rà soát ban hành kế hoạch vốn trung hạn chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và giai đoạn 2026 – 2030.
- UBND tỉnh Lào Cai cần tăng cường thực hiện chính sách hỗ trợ, đặc biệt là hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua hệ thống ngân hàng để công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành nông nghiệp trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là chương trình phát triển nông thôn toàn diện, bao gồm nhiều nội dung liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, hệ thống chính trị ở cơ sở và an ninh trật tự xã hội ở nông thôn. Đề tài xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai được nghiên cứu nhằm đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bát Xát, góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đến năm 2025. Với mục tiêu đó, đề tài đã đạt được các kết quả sau:
- Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới, bao gồm các nội dung: Khái quát về nông thôn (khái niệm về nông thôn; đặc trưng cơ bản của nông thôn; vai trò của nông thôn trong sự nghiệp phát triển của đất nước); Khái quát về xây dựng nông thôn mới (khái niệm về nông thôn mới; sự cần thiết phải xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay; nguyên tắc xây dựng nông thôn mới; tiêu chí xây dựng nông thôn mới; nội dung xây dựng nông thôn mới; các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xây dựng nông thôn mới). Đối với cơ sở thực tiễn, đề tài tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên; huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
- Phân tích thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Qua phân tích thực trạng cho thấy, kết cấu hạ tầng xây dựng nông thôn mới có nhiều bước phát triển tích cực; mức sống và thu nhập của nhân dân ngày càng tăng, bình quân thu nhập năm 2019 đạt 36 triệu đồng/người/năm, tăng gần 9 triệu đồng so với năm 2015. Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm 7,26%, trong giai đoạn đã có 5.332 hộ thoát nghèo, đến hết năm 2019 tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 15,09%; nhận thức của phần lớn cán bộ và người dân về xây dựng NTM đã có chuyển biến rõ rệt… Với
những nỗ lực của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân trên địa bàn huyện, tính đến hết năm 2019 huyện Bát Xát đã có 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới, về đích sớm 2 năm so với mục tiêu Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh, huyện giao, dự kiến hết năm 2020 sẽ có 9 xã đạt chuẩn, đạt 128% so với mục tiêu, một số tiêu chí đã đạt và vượt mục tiêu giao như Quy hoạch, Thủy lợi, Tổ chức sản xuất. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bát Xát còn một số hạn chế: tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới ở một số xã còn chậm, chất lượng các tiêu chí chưa cao đặc biệt là tiêu chí môi trường, thu nhập, hộ nghèo; phong trào xây dựng nông thôn mới chưa đồng đều ở các xã; công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện xây dựng nông thôn mới tại một số địa phương còn mang tính hình thức, chưa sâu rộng nên hiệu quả tuyên truyền chưa cao; việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các vùng còn chưa đồng đều; ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp được thành lập nhưng hiệu quả chưa cao, nhất là đối với cấp xã, thôn, xóm; nguồn vốn huy động đầu tư xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, chủ yếu là nguồn vốn từ ngân sách Trung ương. - Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, gồm: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới; Nâng cao hiệu quả công tác huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới; Tập trung thực hiện các tiêu chí có số xã đạt được còn thấp; Một số giải pháp khác.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bát Xát (2016), Đề án số 02-ĐA/HU ngày 05/01/2016 về thực hiện Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020.
2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X (2008), Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT “về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới”.
4. Nguyễn Quỳnh Hoa (2015), Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ kinh tế.
5. Nguyễn Thị Bích Lệ (2016), Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sỹ Quản lý công.
6. Nguyễn Văn Thắng (2014), Giáo trình Thực hành nghiên cứu trong kinh tế & Quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
7. Thủ tướng Chính phủ (2009), Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
8. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.
9. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 1980/QĐ-TTg
ngày 17 tháng 10 năm 2016 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã Nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.
10. Vũ Văn Tuấn (2017), Giải pháp xây dựng nông thôn mới của huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo chủ trương của Đảng, Nhà nước, Luận văn thạc sỹ kinh tế.
11. UBND huyện Bát Xát (2017-2020), Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bát Xát năm 2016, 2017, 2018, 2019; kế hoạch thực hiện năm 2018, 2019, 2020.
12. UBND huyện Bát Xát (2020), Báo cáo Kết quả thực hiện Đề án số 01, 02 của Huyện ủy Bát Xát giai đoạn 2016 – 2020.
13. UBND huyện Bát Xát (2020), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 huyện Bát Xát.
14. UBND huyện Bát Xát (2020), Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020; Phương hướng nhiệm vụ giải pháp thực hiện giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện Bát Xát.
15. UBND huyện Bát Xát (2019), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Bát Xát năm 2019, phương hướng thực hiện nhiệm vụ năm 2020.
16. UBND huyện Đại Từ (2020), Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Đại Từ năm 2019; kế hoạch thực hiện năm 2020.
17. UBND huyện Việt Yên (2020), Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Việt Yên năm 2019; kế hoạch thực hiện năm 2020.
18. UBND tỉnh Lào Cai (2016), Quyết định số 4758/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2016 về việc Ban hành bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2020.
19. UBND tỉnh Lào Cai (2016), Quyết định số 4758/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 về việc Ban hành bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2020.
PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT
Những thông tin này nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài: “Xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai”. Tôi cam kết các thông tin
cá nhân của Quý vị sẽ hoàn toàn được giữ bí mật và không cung cấp cho bất kỳ ai. Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý vị. Xin chân thành cảm ơn!
I. Thông tin cá nhân
1. Họ và tên:………...………...………..………. 2. Địa chỉ:
Thôn (xóm):...Xã:... Huyện: Bát Xát Tỉnh: Lào Cai
II. Thông tin phỏng vấn
Ông (bà) hãy cho biết ý kiến của mình về các nội dung dưới đây theo thang điểm từ 1 đến 5, trong đó: 1: “Rất không đồng ý”; 2: “Không đồng ý”; 3: “Phân vân”; 4: “Đồng ý”; 5: “Rất đồng ý”.
TT Nội dung lấy ý kiến Khoanh tròn 1 lựa chọn
phù hợp nhất
1 Huyện Bát Xát có thành lập và thường xuyên kiện
toàn Ban chỉ đạo XD NTM từ cấp huyện đến cấp xã 1 2 3 4 5
2
Công tác tuyên truyền về chương trình XD NTM được thực hiện thường xuyên, đa dạng về hình thức tuyên truyền, phong phú về nội dung tuyên truyền
1 2 3 4 5
3 Cán bộ thực hiện chương trình XD NTM có năng lực
chuyên môn tốt, nhiệt tình trong công việc 1 2 3 4 5
4 Các chính sách về XD NTM được thực hiện kịp thời,
hiệu quả, đúng đối tượng thụ hưởng 1 2 3 4 5
5 Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động XD NTM được
thực hiện thường xuyên, có hiệu quả 1 2 3 4 5
6 Công tác tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện chương
trình XD NTM được thực hiện theo đúng quy định 1 2 3 4 5