5. Kết cấu của đề tài
3.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
3.4.2.1. Một số hạn chế
- Tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới ở một số xã còn chậm, chất lượng các tiêu chí chưa cao đặc biệt là tiêu chí môi trường, thu nhập, hộ nghèo. Phong trào xây dựng nông thôn mới chưa đồng đều ở các xã. Công tác tuyên truyền ở một số thôn bản còn hình thức, chưa sâu rộng, chưa thường xuyên, tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước ở một bộ phận cán bộ, nhân dân vẫn còn, công tác vệ sinh môi trường nông thôn tuy có chuyển biến nhưng còn chưa thật sự mạnh mẽ; tình hình an ninh, trật tự nông thôn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp...
- Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện xây dựng nông thôn mới tại một số địa phương còn mang tính hình thức, chưa sâu rộng nên hiệu quả tuyên truyền chưa cao. Việc huy động nguồn lực trong dân phục vụ cho các chương trình còn thấp.
- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các vùng còn chưa đồng đều. Quy mô sản xuất hàng hóa trong nói chung còn thấp; việc phát triển nhân rộng các mô hình sản xuất còn chưa mạnh. Giá trị sản xuất còn thấp đặc biệt là ở các xã vùng cao, đa số nhân dân còn sản xuất theo phương thức truyền thống nên hiệu quả sản xuất chưa cao.
- Việc sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ đặc biệt là vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo chưa thực sự hiệu quả, công tác nhân rộng mô hình sản xuất có hiệu quả còn chậm phát huy.
- Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp được thành lập nhưng hiệu quả chưa cao nhất là đối với cấp xã, thôn, xóm. Việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo chưa cụ thể, rõ ràng. Hầu hết Ban Chỉ đạo cấp xã chỉ phân công nhiệm vụ cho các thành viên phụ trách địa bàn, chưa phân công các thành viên phụ trách tiêu chí theo từng lĩnh vực chuyên môn. Chế độ thông tin báo cáo định kỳ các cấp chưa có tính hệ thống, khó khăn cho việc tổng hợp, nắm bắt, xử lý thông tin nhất là việc đánh giá kết quả thực hiện theo từng tiêu chí đôi lúc chưa thống nhất giữa cấp huyện và cấp xã.
- Nguồn vốn huy động đầu tư xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, chủ yếu là nguồn vốn từ ngân sách Trung ương. Trong giai đoạn 2016-2019, vốn từ ngân sách trung ương chiếm tỷ trọng trung bình là 64,2%, đồng thời tỷ trọng của nguồn vốn này cũng đang có xu hướng tăng lên qua các năm, từ 60,4% năm 2016 lên 70,3% năm 2019.
3.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế a) Nguyên nhân khách quan
- Là huyện vùng cao, biên giới xuất phát điểm còn thấp, trình độ dân trí không đồng đều, một bộ phận nhân dân còn tư tưởng trồng chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước chưa có điều kiện để đầu tư phát triển sản xuất tăng thu nhập và xây dựng nông thôn mới.
thu nhập cho nhân dân còn chậm được ban hành và khó khăn trong trong việc áp dụng thực tế tại cơ sở. Các nguồn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo định mức chung của tỉnh không tăng và quy định chung trong cả tỉnh trong khi giá vật liệu tăng theo từng năm, địa hình phức tạp, dân cư sống không tập trung nên suất đầu tư các công trình lớn gây khó khăn cho công tác tổ chức thực hiện.
- Một số tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo bộ tiêu chí mới đối với các xã vùng cao còn cao như: Thu nhập phải đạt trên 33 triệu đồng năm 2019 và năm 2020 phải đạt 36 triệu đồng; tỷ lệ trẻ em thấp còi tiêu chí Y tế dưới 26,7% một số xã khó thực hiện ngay trong giai đoạn này; tỷ lệ trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia trên 70%, tuy nhiên có những xã do sát nhập chỉ còn 1 trường nên tỷ lệ phải đạt 100% mới đạt tiêu chí.
- Việc ban hành bộ tiêu chí thực hiện trong giai đoạn và hướng dẫn thực hiện từng tiêu chí còn chậm; ngoài ra đối với các nguồn vốn thực hiện chương trình hàng năm phân bổ còn chậm mặt khác, hướng dẫn của các sở ngành về hồ sơ thủ tục và các mẫu định hình khi ban hành kèm theo cơ chế còn chưa kịp thời nên tiến độ khởi công xây dựng các công trình và thanh toán nguồn kinh phí hàng một số năm đầu triển khai còn chưa đảm bảo.
- Do biến đổi khí hậu thiên tai lũ lụt, rét đậm rét hại liên tiếp sảy ra đã ảnh hưởng lớn đến phát triển sản xuất và tiến độ các công trình trên địa bàn các xã.
b) Nguyên nhân chủ quan
- Một số cấp ủy, chính quyền xã chưa quyết liệt trong công tác chỉ đạo thực hiện chỉ tiêu kế hoạch giao, trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ công chức còn thấp.
- Chất lượng nguồn lao động trong sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn huyện nói chung còn thấp nên khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế.
- Năng lực một số cán bộ, công chức, viên chức ngành nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu, việc chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, nội dung đề án chậm, công tác quy hoạch, định hướng cho nhân dân sản xuất còn lúng túng, hướng dẫn cơ sở thực hiện chưa sát sao.
- Nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân về xây dựng nông thôn mới còn hạn chế; sự lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, chính quyền địa phương thiếu sâu sát, quyết liệt, sự tham gia của một số tổ chức cơ sở đảng và đoàn thể còn chưa đảm bảo.
Chƣơng 4
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI