Kinh nghiệm về quản lý chi thường xuyên nguồn ngân sách nhà nước tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 37 - 40)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm về quản lý chi thường xuyên nguồn ngân sách nhà nước tạ

nước tại một số địa phương trong nước

1.2.1.1. Kinh nghiệm ở huyện Ba Vì, Hà Nội

Huyện Ba Vì đã thực hiện khoán theo chỉ tiêu biên chế và khoán chi hoạt động cho các cơ quan Nhà nước theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP và cho các đơn vị sự nghiệp có thu theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Sau thời gian triển khai, các đơn vị được giao khoán đã chủ động khai thác tối đa nguồn thu ngân sách trên địa bàn, tích cực quản lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả kinh phí được phân bổ và kinh phí được chi từ nguồn thu để lại. Huyện đã chủ động tổ chức sắp xếp lại bộ máy, tăng cường công tác kiêm nhiệm cán bộ, công chức bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ và thực hiện tăng thu nhập cho cán

bộ, công chức từ nguồn tiết kiệm kinh phí tự chủ theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ góp phần thúc đẩy khả năng làm việc hăng say, sáng tạo của đội ngũ cán bộ, công chức.

UBND huyện đã chú trọng công tác quản lý, điều hành ngân sách của các đơn vị dự toán trên điạ bàn huyện, đảm bảo công tác chấp hành dự toán tốt, không có phát sinh lớn ngoài dự toán. UBND huyện thường xuyên chỉ đạo các đơn vị thụ hưởng NS, các ban ngành chức năng, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác quản lý chi thường xuyên NS, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp chi sai, vượt chế độ, định mức của chế độ chi hiện hành. Đồng thời vẫn tiếp tục thực hiện cơ chế khoán chi cho 100% các đơn vị thuộc các phòng, ban ngành quản lý nhà nước theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP của Chính phủ, 100% các đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ đã tạo sự chủ động và gắn trách nhiệm rất cao đối với thủ trưởng các đơn vị trong việc sắp xếp nội dung chi gắn với nhiệm vụ chuyên môn, do đó chi thường xuyên cho bộ máy đáp ứng kịp thời, sát với dự toán được giao.

Bằng việc mạnh dạn thực hiện phân cấp nhiệm vụ chi cho các cấp ngân sách địa phương huyện Ba Vì đã thu được những kết quả đáng khích lệ, kinh tế địa phương tăng trưởng, ổn định chính trị xã hội.

1.2.1.2. Kinh nghiệm ở huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Với Luật NSNN được sửa đổi về đẩy mạnh phân cấp, tăng nguồn lực cho địa phương và các đơn vị khai thác nội lực nâng cao hiệu quả tiết kiệm, giảm bớt thủ tục hành chính.

Huyện Sơn Dương, Tuyên Quang đã tổ chức thực hiện khá tốt công tác quản lý chi NSNN đáp ứng được các hoạt động phát triển KTXH, đã tăng cường cụ thể hóa các quy định, đảm bảo tính công khai, minh bạch và tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát của các cơ quan chức năng để nâng cao hiệu quả thực thi Luật.

Trên cơ sở văn bản hướng dẫn triển khai của Chính phủ, của Bộ Tài chính đã đưa ra các quy định cụ thể nhằm kiểm soát ngay từ khâu phân bổ ngân sách đảm bảo tập trung, không dàn trải. Theo đó, việc bố trí ngân sách cho hoạt động của các phòng ban chức năng, xã, thị trấn phải gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị. Công tác lập dự toán kinh phí hàng năm được xác định là khâu quan trọng. Các đơn vị thụ hưởng ngân sách phải căn cứ vào hệ thống định mức chi tiêu quy định tại Luật NSNN và các khoản trợ cấp, đơn vị Tài chính có trách nhiệm thẩm tra, thủ trưởng cấp huyện sử dụng kinh phí NSNN có trách nhiệm giải trình để làm rõ từng nội dung, đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân trong khâu tổ chức thực hiện dự toán bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

Trong điều hành chi ngân sách, cấp ủy, chính quyền các cấp ở Sơn Dương đã chỉ đạo chặt chẽ, sát sao, các cơ quan chuyên môn tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát ngay từ đầu năm nền việc chi tiêu NSNN được bám sát dự toán, bảo đảm cân đối tích cực.. Việc bố trí kinh phí NSNN cho các chương trình, dự án, cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện phải thuyết minh làm rõ mục tiêu, lợi ích về KTXH và để đảm bảo theo đúng kế hoạch, hàng năm có đánh giá kết quả của chương trình, dự án so với mục tiêu đã đề ra.

Trường hợp giải ngân chậm hoặc kết quả không đạt được mục tiêu huyện sẽ thực hiện cắt giảm kinh phí, thậm chí dừng thực hiện chương trình, dự án kém hiệu quả, tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đồng thời có chế tài xử lý triệt để các hành vi vi phạm trong thực hiện quy trình lập, phân bổ, quản lý, sử dụng NSNN.

Theo kinh nghiệm của huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang thì nếu kiểm soát tốt việc thực hiện các chương trình, dự án như trên, ngoài ý nghĩa tiết kiệm còn chống được tình trạng lãng phí kinh phí NSNN. Ngoài ra, trong tổ chức thực hiện, việc tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đồng thời có chế tài xử lý triệt để các hành vi vi phạm trong thực hiện

quy trình lập, phân bổ, quản lý, sử dụng NSNN là giải pháp quan trọng cho việc tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí nguồn kinh phí NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)