5. Kết cấu của luận văn
3.1.3. Một số kết quả đã đạt được của huyện
Tình hình phát triển kinh tế có tác động chi phối thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn huyện. Trong những năm qua, kinh tế huyện Pác Nặm tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, một số ngành có mức tăng trưởng nhanh và toàn diện.
* Về tốc độ phát triển kinh tế: Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức
nhưng nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân chung có xu hướng tăng lên. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2017-2019 bình quân chung đạt 9,79%, Năm 2019, tổng giá trị sản xuất của huyện đạt 1.5868.747 triệu đồng tăng 227.352 triệu đồng so với năm 2018 và 353.533 triệu đồng so với năm 2017.
Bảng 3.1. Giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm huyện Pác Nặm giai đoạn 2017-2019
Đơn vị: Triệu đồng
Nội dung Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh (%) 18/17 19/18 Bq Tốc độ tăng trưởng kinh tế 8,14 10,05 11,18 - - - Giá trị sản xuất (GO) 1.215.214 1.341.395 1.568.747 110,38 116,95 113,62 Giá trị tăng thếm (VA) 415.124 466.245 525.624 112,31 112,74 112,52
Cùng với sự gia tăng của giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm trên địa bàn tăng trưởng khá nhanh trong giai đoạn 2017 - 2019 với tốc độ bình quân đạt 12,52% trong đó năm 2017 giá trị tăng thêm đạt 415.214 triệu đồng ; năm 2018 tăng lên là 466.245 triệu đồng tăng 51.121 triệu đồng so với năm 2017; năm 2019 giá trị tăng thêm là 525.624 triệu đồng tăng 59.379 triệu đồng so với năm 2018.
Chính sách kinh tế nhiều thành phần được thực hiện nhất quán bằng việc sửa đổi, bổ sung 62,17%; công nghiệp - xây dựng 28,82%; dịch vụ 9,01%.
Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng tiến bộ, sản xuất lương thực tăng trưởng cao. Công nghiệp, dịch vụ, nhất là công nghiệp nông thôn được phát triển hành lang pháp lý nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển bình đẳng.
* Tình hình nhân khẩu và lao động
Dân số trung bình huyện Pác Nặm năm 2017 là 33.439 người, mật độ dân số trung bình toàn huyện là 71 người/km2 .
Cơ cấu lao động của huyện Pác Nặm có sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp, xây dựng và các ngành dịch vụ khác. Lao động trong ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần: năm 2017 lao động trong ngành nông nghiệp chiếm 68,94% trong tổng số lao động, đến năm 2018 giảm chỉ còn 64,01%, đến năm 2019 chỉ còn 61,35%. Tỷ lệ lao động ngành công nghiệp - xây dựng tương đối ổn định trong các năm gần đây ở mức trung bình 30 %. Lao động trong lĩnh vực dịch vụ - thương mại tăng từ 9% năm 2017 lên 11,03% năm 2019. Lao động dịch chuyển kéo theo sự dịch chuyển trong cơ cấu ngành nghề và phát triển kinh tế nông hộ. Khi cơ cấu và trình độ lao động hợp lý sẽ làm cho hiệu quả sản xuất được nâng cao, ngược lại trình độ lao động thấp sẽ khiến cho người lao động khó tiếp cận với công nghệ cao. Tuy nhiên trình độ lao động qua đào tạo nghề tăng thì họ có cơ hội tham gia các lĩnh vực ngành nghề khác nhiều hơn.