Bài học kinh nghiệm về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 40)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước

nước huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

Qua nghiên cứu kinh nghiệm cải cách ngân sách của một số địa phương có thể Bắc Kạn rút ra một vài kinh nghiệm thiết thực làm bài học cho huyện Pác Nặm, trong công tác quản lý chi thường xuyên NSNN như sau:

Một là, Huyện cần tuân thủ đầy đủ và thực hiện quản lý NSNN theo luật

và các văn bản hướng dẫn, ban hành các văn bản pháp luật quy định cụ thể về mục tiêu, cách thức cũng như biện pháp thực hiện. Việc quy định rõ, minh bạch các cơ chế, giải pháp, biện pháp trong quản lý, sử dụng các nguồn lực sẽ làm tăng tính hiệu quả, hiệu lực của các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Hai là, Coi trọng cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý ngân sách

gồm: Cải cách chủ thể, cơ chế quản lý thu, chi cho phù hợp với tiến trình phát triển chung; cải tiến các quy trình, thủ tục hành chính và tinh giản bộ máy quản lý thu, khai thác có hiệu quả nguồn thu ngân sách, huy động các nguồn lực trong dân và các tổ chức trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển; hướng quản lý chi ngân sách theo kết quả đầu ra. Mỗi địa bàn khác nhau có đặc điểm KT-XH khác nhau, nhưng đều phải coi trọng cải cách hành chính trong lĩnh vực quản lý ngân sách.

Ba là, Chính quyền cấp huyện cần coi trọng vai trò công tác phân tích,

dự báo kinh tế phục vụ cho việc hoạch định chính sách kinh tế và các chính sách liên quan đến thu, chi ngân sách nhằm phát triển KT-XH một cách toàn diện và vững chắc. Vì NSNN liên quan đến nhiều tổ chức, đối tượng, chịu tác động của nhiều yếu tố ảnh hưởng.

Bốn là, Thống nhất chỉ đạo và mạnh dạn phân cấp quản lý kinh tế, quản

sách, chế độ. Quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị trong quy trình ngân sách từ khâu lập dự toán phải căn cứ vào hệ thống định mức chi tiêu ngân sách; thủ trưởng cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí NSNN có trách nhiệm giải trình để làm rõ từng nội dung của bảng dự toán và phải chịu trách nhiệm cá nhân trong khâu tổ chức thực hiện dự toán bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.

Năm là, Thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ thu, chi ngân sách

xuyên suốt chu trình quản lý ngân sách từ lập dự toán, chấp hành dự toán, quyết toán và kiểm tra, thanh tra số liệu báo cáo quyết toán ngân sách hàng năm. Ban hành đồng bộ, đầy đủ các tiêu chuẩn, định mức, chế độ, chuẩn mực hợp lý, đầy đủ cho từng ngành, lĩnh vực và thường xuyên thực hiện rà soát, sửa đổi cho phù hợp với thực tế biến động của thị trường, sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ được coi là xương sống bảo đảm việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực, là cơ sở để thực hiện kiểm soát, xử lý hành vi gây lãng phí.

Thứ sáu, Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được xác định rõ về

mục tiêu, chỉ tiêu và có chương trình cụ thể cho từng giai đoạn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Điều này không những giúp cho việc định lượng mức độ tiết kiệm so với định mức, tiêu huẩn, chế độ mà còn tạo thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát nhằm ngăn ngừa tình trạng thất thoát, lãng phí. Việc ban hành các chương trình, mục tiêu, chỉ tiêu, định mức, chế độ tiết kiệm, phải có các giải pháp, chính sách hỗ trợ, khen thưởng, khuyến khích nhằm tạo động lực thúc đẩy triển khai hiệu quả việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Thứ bảy, Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử

dụng và điều hành hoạt động chi tiêu NSNN giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời nắm bắt chính xác thông tin liên quan đến chi tiêu NSNN. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý có thể ra quyết định điều chỉnh kịp thời, hạn chế tối đa việc lãng phí trong sử dụng NSNN.

Thứ tám, Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm toán đối với các

công đoạn từ lập dự toán đến tổ chức thực hiện và sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước..

Tóm lại, trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm quản lý NSNN của một địa

phương về quản lý chi NSNN, chúng ta có thể tổng kết một số kinh nghiệm có giá trị làm bài học kinh nghiệm cho huyện Pác Nặm trong công tác quản lý chi thường xuyên NSNN. Tuy nhiên, để các chính sách thực thi có hiệu quả cần phải có sự đồng thuận từ phía Chính quyền, nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư... và việc áp dụng những bài học này vào thực tiễn cũng cần vận dụng một sách linh hoạt, sáng tạo không dập khuôn máy móc phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Những tồn tại và hạn chế trong quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017-2019?

- Giải pháp nào cần được thực thi nhằm hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn trong thời gian tới?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Từ các thông tin công bố chính thức của các cơ quan Nhà nước. Các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về ngân sách nhà nước nói chung và quản lý chi ngân sách nhà nước địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn nói riêng,… Những thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện và một số địa phương, các chính sách của tỉnh đối với quản lý chi ngân sách nhà nước và các vấn đề có liên quan đến đề tài do các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện Pác Nặm cung cấp.

Các tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài thu thập từ Báo cáo của UBND huyện Pác Nặm về quyết toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện qua các năm 2017 - 2019. Ngoài ra thu thập thông tin, số liệu qua niên giám thống kê, các ấn phẩm, các tài liệu, báo cáo của các Cơ quan Tài chính - Kế hoạch, thu thập qua cổng thông tin điện tử của tỉnh Bắc Kạn và website của Chính phủ, Bộ Tài chính, các ngành khác có liên quan.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Để đánh giá tình hình quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Pác Nặm, đề tài sử dụng số liệu sơ cấp, được thu thập thông qua điều tra bằng bảng hỏi:

a. Xác định mục đích và đối tượng điều tra:

Mục đích điều tra dữ liệu sơ cấp của đề tài nhằm đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Pác Nặm.

Tương ứng với mục đích trên thì đối tượng điều tra được chia làm 02 nhóm:

Nhóm 01 là Cán bộ quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện bao gồm Phòng Tài chính kế hoạch huyện Pác Nặm, các phòng chức năng huyện Pác Nặm. Nhóm 02 là cán bộ kế toán tại 10 xã: Công Bằng, Giáo Hiệu, Nhạn Môn, Bằng Thành, Bộc Bố, Cao Tân, Nghiên Loan, An Thắng, Xuân La, Cổ Linh và các đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước.

b. Xác định nội dung điều tra

Tương ứng với mỗi nhóm điều tra sẽ có một nội dung điều tra cụ thể: - Nhóm 01, Thông tin phiếu điều tra tại Phụ lục 1 nhằm đánh giá khái quát về công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách huyện Pác Nặm.

- Nhóm 02 bao gồm các nội dung cụ thể Phụ lục 02: Phần I là thông tin cá nhân của đối tượng tham gia trả lời câu hỏi; Phần II là câu hỏi nhằm đánh giá hoạt động quản lý chi thường xuyên ngân sách huyện Pác Nặm, cụ thể: (I) Lập dự toán chi thường xuyên; (II) Chấp hành chi thường xuyên; (III) Kế toán , quyết toán; (IV) Thanh tra, kiểm tra thực hiện chi thường xuyên

Tác giả thực hiện khảo sát thông qua bảng câu hỏi Phụ lục 1 và phụ lục 2, được đo lường bằng thang đo Likerts 5 điểm, với các mức độ được đánh giá (1) Rất không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Phân vân; (4) Đồng ý; (5) Rất đồng ý.

c. Xác định cỡ mẫu

- Đối tượng 1: Cán bộ quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện bào gồm 13 người

- Cán bộ kế toán tại 10 xã: Công Bằng, Giáo Hiệu, Nhạn Môn, Bằng Thành, Bộc Bố, Cao Tân, Nghiên Loan, An Thắng, Xuân La, Cổ Linh và các đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước là 60 người.

d. Phương thức tiến hành thu thập dữ liệu

Phương thức tiến hành điều tra tác giả kết hợp đan xen, kết hợp giữa trực tiếp phỏng vấn và gửi phiếu lại thu hồi sau. Tác giả đã gửi đi 70 phiếu phỏng vấn đến hai nhóm đối tượng điều tra. Kết quả tác giả đã thu hồi được 13 phiếu đối tượng là cán bộ quản lý và 55 phiếu đối với cán bộ làm công tác kế toán.

e. Thang đo bảng câu hỏi

Với thang đo Likert 5 lựa chọn trong bảng khảo sát. Khi đó: Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (5-1)/5 = 0.8 Ý nghĩa các mức như sau:

Điểm Khoảng Ý nghĩa

1 1,00 - 1,79 Nội dung quản lý được đánh giá ở mức kém 2 1,80 - 2,59 Nội dung quản lý được đánh giá ở mức yếu

3 2,60 - 3,39 Nội dung quản lý được đánh giá ở mức trung bình 4 3,40 - 4,19 Nội dung quản lý được đánh giá ở mức khá

5 4,20 – 5,00 Nội dung quản lý được đánh giá ở mức tốt - Thời gian điều tra: Từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2020.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

2.2.2.1. Phương pháp phân tổ thống kê

Phương pháp phân tổ là sự phân chia các bộ phận, cấu thành của hiện tượng được phân tích theo dấu hiệu cơ bản của hiện tượng đó. Đây là phương pháp thống kê, được áp dụng rộng rãi trong phân tích kinh tế đặc biệt là kinh tế vĩ mô. Phương pháp phân tổ cho phép nghiên cứu các hiện tượng trong mối liên kết tương quan hoặc phụ thuộc, tách ra từ những tác dụng ảnh hưởng tới chỉ tiêu được phân tích những yếu tố xác định hơn, tìm ra những quy luật và xu hướng đặc trưng cho các hiện tượng kinh tế, diễn biến kinh tế…

Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập thông tin sẽ được phân tổ theo các tiêu chí đã được xây dựng. Phương pháp phân tổ thống kê sẽ cho biết thực trạng và từ đó có những nhận định chính xác nhất đối với tình hình thực hiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Pác Nặm.

2.2.2.2.Phương pháp bảng thống kê

Bảng thống kê là một hình thức trình bày kết quả tổng hợp số liệu thống kê theo từng nội dung riêng biệt nhằm phục vụ cho yêu cầu của quá trình nghiên cứu thống kê.Tác giả sử dụng bảng thống kê nhằm thể hiện tập hợp thông tin thứ cấp một cách có hệ thống, hợp lý nhằm đánh giá công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Pác Nặm.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp so sánh

Sau khi tổng hợp số liệu, tác giả tiến hành so sánh số liệu giữa các năm. Từ đó đưa ra được những nhận xét, đánh giá về công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2017 - 2019. Từ những nhận xét đánh giá đưa ra các kết luận về công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện trên địa bàn huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn: Những thuận lợi, khó khăn; những ưu điểm, nhược điểm còn tồn tại.

2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả số tuyệt đối, tương đối để xác định sự Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này dùng để phân tích chất lượng cán bộ, công chức, chất lượng đào tạo. Thực hiện thông qua sử dụng số tuyệt đối, số bình quân, số tối đa, số tối thiểu.

Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã thu thập được ta tiến hành thống kê, phân tích lại toàn bộ các tài liệu, số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu tại UBND huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 2017-2019. Đồng thời loại bỏ những tài liệu, số liệu không cần thiết và thiếu chính xác.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của địa phương

- Tốc độ tăng trưởng GDP (theo giá so sánh) (%);

Là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một nước trong một thời kỳ nhất định.

GDP = C + I + G + NX C: tiêu dùng

I: Đầu tư

G: Chi tiêu chính phủ

NX: Xuất khẩu ròng hàng hóa dịch vụ (NX = EX - IM) Ý nghĩa:

+ Đây là thước đo tốt để đánh giá thành tựu kinh tế của một địa phương + Dùng để đánh giá và phân tích sự thay đổi mức sống của dân cư thông qua GDP bình quân đầu người

+ Cơ sở cho việc lập các chiến lược phát triển kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn

+ Được sử dụng để tính tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của địa phương - Giá trị tăng thêm của ngành nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ

Là giá trị hàng hóa và dịch vụ mới sáng tạo ra của các ngành kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Giá trị tăng thêm là một bộ phận của giá trị sản xuất, bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian. Giá trị tăng thêm được tính theo giá thực tế và giá so sánh.

VA= GO – IC Trong đó:

GO: là giá trị sản xuất ngành nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ.

IC: là chi phí trung gian trong quá trình tạo ra sản phẩm ngành nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ.

VA: giá trị tăng thêm.

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ; từ đó, có chính sách điều chỉnh hợp lý hơn.

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh và đánh giá quản lý chi thường xuyên ngân sách ngân sách

* Lập dự toán:

Trong công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước, công tác lập dự toán có ý nghĩa quyết định đến công tác quản lý chi ngân sách. Để đánh giá công tác dự toán ta nghiên cứu chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ tăng dự toán ngân sách nhà nước (%) =

Dự toán năm n- Dự toán năm (n-1) Dự toán năm n-1

Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ tăng chi dự toán ngân sách tăng hoặc giảm bao nhiêu lần so với năm trước đó.

* Chấp hành dự toán chi ngân sách:

Để đánh giá quá trình thực hiện chấp hành chi ngân sách nhà nước ta nghiên cứu chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ hoàn thành dự toán ngân sách nhà nước (%) =

Thực hiện chi ngân sách năm n Dự toán chi ngân sách năm n

Chỉ tiêu này cho biết quá trình thực hiện chi ngân sách hoàn thành bao nhiêu phần trăm so với dự toán đề ra.

- Cơ cấu chi thường xuyên ngân sách Cơ cấu chi ngân sách nhà

nước địa phương (%) =

Chi ngân sách nhà nước địa phương theo từng loại phân tổ chủ yếu

Tổng chi ngân sách nhà nước địa phương Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng (%) giữa các nội dung chi Ngân sách huyện (chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi chuyển nguồn Ngân sách sang năm sau và chi trợ cấp cho Ngân sách xã, thị trấn) với tổng chi Ngân sách huyện; Phản ánh chênh lệch về số tuyệt đối và tương đối (tỷ lệ %) giữa thực hiện so với dự toán giao, kết quả thực hiện năm sau so với năm trước của tổng chi Ngân sách huyện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)