Cơ cấu tổ chức quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Pác Nặm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 52 - 57)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Pác Nặm

Nặm tỉnh Bắc Kạn

Ngày 18/10/2015, UBND tỉnh Bắc Kạn đã có Quyết định số 18/2015/QB- UBND về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách địa phương ttrên địa bàn tỉnh Bắc Kạn và thực hiện Luật ngân sách của Nhà nước:

- Thẩm quyền ngân sách cấp huyện: HĐND huyện: Quyết định dự toán và phân bổ ngân sách, phê chuẩn quyết toán; điều chỉnh dự toán và giám sát

thực hiện ngân sách. UBND huyện: Lập dự toán và xây dựng phương án phân bổ dự toán chi thường xuyên, dự toán điều chỉnh và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước và sở Tài chính

- Các nhiệm vụ chi thường xuyên ở huyện Pác Nặm, Bắc Kạn Chi cho hoạt động sự nghiệp giáo dục và đào tạo; Chi hoạt động Y tế; Chi văn hóa, thể thao, phát thanh, truyền hình; Thực hiện chi cho các chính sách xã hội theo Nghị định số 67/2007/ NĐ-CP và Nghị định 13/2010/ NĐ-CP của Chính phủ; Chi các hoạt động sự nghiệp kinh tế do các cơ quan cấp huyện quản lý: nông lâm nghiệp, giao thông, thủy sản, môi trường....; Chi sự nghiệp an ninh trật tự, an toàn xã hội; Chi hoạt động của cơ quan nhà nước huyện, hoạt động chính trị xã hội của huyện....

Cơ cấu tổ chức quản lý chi thường xuyên NSNN huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn thể hiện qua sơ đồ sau:

Hình 3.1. Sơ đồ quản lý chi thường xuyên NSNN ở huyện Pác Nặm

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Pác Nặm

Hội đồng nhân dân

Ủy ban nhân dân huyện

Phòng tài chính-kế

hoạch Kho bạc nhà nước

Việc quản lý chi NSNN ở huyện Pác Nặm được HĐND và UBND giao trực tiếp quản lý và điều hành cho Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện. Tuy nhiên, về quản lý chung phải được thực hiện thông qua các khâu, bộ phận liên quan.

- Vai trò của Phòng Kế hoạch Tài chính huyện

Phòng Tài chính - Kế hoạch (TC-KH) huyện Pác Nặm là cơ quan chuyên môn được UBND huyện giao trọng trách quản lý NSNN nói chung và Chi thường xuyên NSNN huyện, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tài chính, giá cả, tài sản; kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân theo quy định của pháp luật.

Theo Thông tư liên tịch số 220/2015/TTL-BTC-BNV ban hành ngày 31/12/2015, Phòng TC-KH huyện Pác Nặm có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

+ Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc huyện, UBND xã, thị trấn (gọi chung là cấp xã) xây dựng dự toán ngân sách hàng năm; xây dựng trình UBND cấp huyện dự toán ngân sách huyện theo hướng dẫn của Sở Tài chính.

+ Tổng hợp, lập dự toán thu ngân sách nhà nước đối với những khoản thu được phân cấp quản lý, dự toán chi ngân sách cấp huyện và tổng hợp dự toán ngân sách cấp xã, phương án phân bổ ngân sách huyện trình UBND cấp huyện; lập dự toán ngân sách điều chỉnh trong trường hợp cần thiết để trình UBND cấp huyện; tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã được quyết định.

+ Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý tài chính, kiểm tra phân bổ và sử dụng ngân sách, giá, thực hiện chế độ kế toán của chính quyền cấp xã, tài chính hợp tác xã, tài chính kinh tế tập thể và các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp của nhà nước thuộc cấp huyện.

+ Thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư do huyện quản lý; thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách xã; lập quyết toán thu, chi ngân sách huyện; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu chi NSNN trên địa bàn huyện và quyết

toán thu, chi ngân sách cấp huyện (bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã) báo cáo UBND huyện để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn.

+ Chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan kiểm tra việc thi hành pháp luật tài chính; giúp UBND cấp huyện giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về tài chính theo quy định của pháp luật.

- Vai trò của Kho bạc nhà nước huyện trong quản lý chi thường xuyên ngân sách ở huyện Pác Nặm

Kho bạc nhà nước (KBNN) huyện là tổ chức trực thuộc KBNN tỉnh Bắc Kạn, có chức năng thực hiện nhiệm vụ KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật. KBNN huyện có vai trò quan trọng trong quản lý chi thường xuyên ngân sách. Quản lý chi thường xuyên ngân sách là tổng thể các hoạt động của cá nhân và tổ chức có trách nhiệm nhằm bảo đảm cho các khoản chi thường xuyên thực hiện đúng quy định, đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm.

Vai trò quản lý chi thường xuyên ngân sách của KBNN huyện Pác Nặm được thể hiện rõ nét thông qua việc Kho bạc kiểm tra hồ sơ chi thường xuyên của đơn vị sử dụng kinh phí NSNN, cụ thể:

Thứ nhất, KBNN huyện thực hiện kiểm tra các khoản chi để thỏa mãn các điều kiện cấp phát, thanh toán được quy định trong luật NSNN: các khoản chi đã có trong dự toán chi NSNN được: giao đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức; đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi; có đầy đủ hồ sơ, chứng từ thanh toán theo quy định. KBNN huyện kiểm tra, đối chiếu các khoản chi để bảo đảm các khoản chi phải có trong dự toán được cấp có thẩm quyền duyệt và kiểm tra đối chiếu các khoản chi với hạn mức kinh phí được cơ quan tài chính hoặc cơ quan có thẩm quyền thông báo, bảo đảm các khoản chi phải có hạn mức kinh phí được cơ quan tài chính cấp hoặc cơ quan có thẩm quyền phân bổ.

Thứ hai, KBNN huyện kiểm tra, kiểm soát các hồ sơ, chứng từ theo quy định đối với từng khoản chi thường xuyên; đồng thời kiểm tra, kiểm soát các khoản chi bảo đảm chấp hành đúng định mức, chế độ chi tiêu tài chính nhà nước. Mọi khoản chi thường xuyên phải có trong dự toán NSNN được giao đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định và đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi.

Như vậy, KBNN huyện là trạm kiểm soát cuối cùng được nhà nước giao nhiệm vụ kiểm soát trước khi đồng vốn của nhà nước rời khỏi quỹ NSNN. Đây là nhiệm vụ quan trọng vì KBNN huyện quản lý tài khoản hạn mức của các đơn vị dự toán ngân sách đồng thời KBNN cũng là cơ quan trực tiếp cấp phát, thanh toán mọi khoản chi NSNN.

- Vai trò của các xã và đơn vị sử dụng ngân sách trong công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách huyện

Vai trò của các xã: Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành các chế độ chi thường xuyên của cấp mình. Hội đồng nhân dân cấp xã giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND xã quyết định, có ý kiến với UBND xã chỉ đạo các bộ phận và thực hiện các nội dung mà các tổ chức đơn vị chưa thực hiện đúng.

Vai trò của các đơn vị sử dụng ngân sách trong công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách huyện: Thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách là người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp, nắm quyền quản lí chung nguồn ngân sách của đơn vị mình và đưa ra quyết định chi tiêu. Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đối với các khoản chi thường xuyên, Thủ trưởng đơn vị được quyết định một số mức chi quản lý, chi hoạt động nghiệp vụ, nhưng tối đa không vượt quá mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Tuy nhiên, dựa vào hoạt động thực tiễn thì vai trò trong công tác quản lý chi thường xuyên của thủ trưởng đơn vị được thể hiện như sau:

Thứ nhất, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách chủ động bố trí, sử dụng kinh phí được giao để thực hiện chế độ tự chủ theo các nội dung, yêu cầu công việc được giao cho phù hợp để hoàn thành nhiệm vụ, đảm bảo tiết kiệm và có hiệu quả.

Thứ hai, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định mức chi cụ thể cho từng nội dung công việc trong phạm vi kinh phí được cấp có thẩm quyền giao thực hiện chế độ tự chủ, song mức tối đa không vượt quá chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)