Kiến nghị đối với UBND huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 118 - 138)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.3. Kiến nghị đối với UBND huyện

Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và vai trò điều hành của tỉnh trong quản lý chi thường xuyên ngân sách trên địa bàn.

Đảng ủy, HĐND, UBND huyện Pác Nặm cần đề ra đường lối phát triển KTXH phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương làm cơ sở cho chính quyền các cấp bám sát trong triển khai thực hiện, nhất là trong quá trình thực hiện phân bổ ngân sách. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và đơn vị cần đề cao vai trò, trách nhiệm trong giám sát quá trình quản lý ngân sách và chi tiêu theo đúng định mức của Nhà nước và giáo dục đảng viên quần chúng thực hiện các khoản chi thường xuyên ngân sách theo đúng chế độ. Phải thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo thực hiện các khoản chi ngân sách theo đúng chính sách pháp luật của Nhà nước nhằm góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trên địa bàn. Nâng cao năng lực quản lý NSNN ở các cấp chính

quyền, thực hiện việc chi tiêu đúng chế độ cắt giảm các khoản chi không cần thiết. Các địa bàn thu không đạt kế hoạch phải giảm chi tương ứng, chỉ bổ sung ngoài kế hoạch những khoản chi phát sinh thực sự cấp thiết, phòng dịch bệnh thiên tai

Thứ hai, xây dựng hệ thống định mức hướng tới phù hợp với mục tiêu quản lý. Thay đổi tư duy xây dựng kế hoạch ngân sách trên cơ sở nguồn lực hiện có bằng cách quản lý chi tiêu công chủ yếu dựa trên cơ sở kết quả đầu ra. Hệ thống chế độ và định mức chi tiêu sử dụng nguồn lực công tại các đơn vị hành chính Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp hiện nay chưa phù hợp với thực tế nên cần thay đổi, điều chỉnh và quy định rõ theo các hướng đổi mới đã xác định theo kết quả đầu ra. Đối với khu vực hành chính Nhà nước, cần quy định rõ, chặt chẽ, cụ thể các chế độ định mức sử dụng. Đối với các đơn vị sự nghiệp, nên quy định khung và giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sử dụng. Hạn chế áp đặt chế độ quản lý kiểu kiểm soát trước đây, chú trọng mạnh mẽ tới kết quả đầu ra của các khoản chi tiêu công. NSNN và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của địa phương.

Thứ ba, thiết lập hệ thống thông tin tài chính công thống nhất, thông suốt toàn tỉnh gắn với hệ thống thông tin toàn quốc, nối liền giữa các cơ quan quản lý (Tài chính, KBNN, Kế hoạch và đầu tư ...) và các cơ quan, ban, ngành sử dụng nguồn lực công. Như vậy sẽ tạo nên sự liên kết chặt chẽ giữa các đơn vị, mang lại hiệu quả quản lý cao hơn

KẾT LUẬN

Chi thường xuyên là một bộ phận quan trọng của chi NSNN, với quy mô rất lớn đáp ứng nhu cầu chi tiêu của bộ máy và thực hiện các nhiệm vụ KTXH của Nhà nước ở các cấp, các ngành. Đồng thời, chi thường xuyên cũng là công cụ điều tiết, điều chỉnh nền kinh tế. Để phát huy vai trò to lớn của chi thường xuyên, cần tăng cường quản lý trên các mặt: Hoạch định chính sách ngân sách, hoàn thiện bộ máy quản lý, thực hiện phân cấp quản lý ngân sách và kiểm tra, kiểm soát.

Quản lý NSNN nói chung và quản lý chi thường xuyên NSNN nói riêng là vấn đề được Chính phủ và các cấp chính quyền tại các địa phương luôn quan tâm và coi trọng. Quản lý NSNN, ngân sách địa phương của các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: Hiến pháp; pháp luật; các chính sách vĩ mô của Nhà nước: cơ chế phân cấp quản lý hành chính, phân cấp nhiệm vụ thu, chi ngân sách; sự hội nhập kinh tế quốc tế; nhận thức của các cấp chính quyền về vai trò của ngân sách; sự điều hành, quản lý và các công cụ, phương tiện quản lý được sử dụng; trình độ và nhận thức của mỗi cán bộ công chức, viên chức, mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp và tổ chức kinh tế... Trên thực tế, quản lý chi thường xuyên từ ngân sách cấp huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn là vấn đề cần được nghiên cứu một cách có hệ thống. Hoạt động chi thường xuyên NSNN tại huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn về cơ bản đáp ứng được yêu cầu đề ra, đảm bảo chi cho bộ máy chính quyền hoạt động hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, công tác quản lý chi thường xuyên NSNN đang gặp những khó khăn, thách thức không nhỏ. Việc ổn định và phát triển thu - chi ngân sách huyện là một bài toán khó.

Luận văn thạc sỹ với đề tài: Hoàn thiên công tác quản lý chi

thường xuyên NSNN tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn đã đạt được

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước.

- Phân tích thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên NSNN trên địa bàn huyện Pác Nặm giai đoạn 2017 - 2019.

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN trên địa bàn huyện Pác Nặm 2021 - 2025.

Luận văn đã sử dụng các phương pháp phân tích một cách khoa học, phong phú, toàn diện, cập nhật qua phương pháp tiếp cận hệ thống và thống kê tổng hợp. Đưa ra những đánh giá sát thực về thực trạng công tác quản lý ngân sách cấp huyện trên địa bàn huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn nhằm phát huy những kết quả đạt được, và khắc phục, hạn chế mặt yếu kém. Trong khuôn khổ giới hạn của Luận văn và khả năng của tác giả, Luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Nhưng hy vọng những giải pháp trên nếu được quan tâm và thực hiện thận trọng sẽ góp phần hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên của huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2020 - 2025, đáp ứng yêu cầu hội nhập, phù hợp với định hướng cải cách về tài chính công trong giai đoạn hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ - CP ngày 06/6/2003 Qui định

chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước.

2. Chính phủ (2005), Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005, Qui định

chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.

3. Chính phủ (2006), Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006, Qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

4. Cục Thống Kê tỉnh Bắc Kạn (2019), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn

năm 2010.

5. Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn (2019), Báo cáo chính trị Đại hội Đảng lần thứ XII,

tỉnh Bắc Kạn.

6.Đinh Tích Linh (2003), Những điều cần biết về ngân sách nhà nước để thực hiện Luật ngân sách mới, Nxb Thống kê, Hà Nội.

7. Đoàn Thu Hà và Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2009), Giáo trình chính sách Kinh tế -Xã hội, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

8. Đặng Văn Du, Nguyễn Tiến Hanh (2010), Giáo trình quản lý chi Ngân sách Nhà Nước, Nxb Tài chính, Hà Nội.

9. Lê Chi Mai (2006), Phân cấp ngân sách cho chính quyền địa phương thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Mai Hữu Khuê (2009), Giáo trình cơ sở khoa học của quản lý kinh tế xã

hội chủ nghĩa, Nhà xuất bản Đại học và THCN

11. Quốc Hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XI (2002),

Luật Ngân sách Nhà nước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12. UBND tỉnh Bắc Kạn (2013, 2014, 2015), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và công tác chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh Bắc Kạn các năm 2013, 2014, 2015, tỉnh Bắc Kạn.

13. UBND tỉnh Bắc Kạn (2017, 2018, 2019), Báo cáo tổng hợp quyết toán ngân sách các năm (2017, 2018, 2019), tỉnh Bắc Kạn.

14. UBND huyện Pác Nặm (2017, 2018, 2019), Báo cáo tình hình kinh tế - xã

hội và công tác chỉ đạo điều hành của UBND huyện Pác Nặm các năm

(2017, 2018, 2019).

15. UBND huyện Pác Nặm (2017, 2018, 2019), Báo cáo tổng hợp quyết toán

PHỤ LỤC 01 PHIẾU KHẢO SÁT

(Dành cho cán bộ quản lý ngân sách)

Xin kính chào anh/chị Tôi đang tiến hành nghiên cứu vấn đề “Quản lý

chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn”,

kính mong anh/chị dành ít thời gian trả lời cho một số câu hỏi trong phiếu phỏng vấn này. Những ý kiến của anh/chị là những đóng góp vô cùng quý giá đối với đề tài nghiên cứu của tôi. Rất mong sự quan tâm của anh/chị!

I. Thông tin cá nhân:

Anh/chị vui lòng cho biết một số thông tin sau:

1. Họ tên: ... 2. Giới tính: Nam Nữ 3. Tuổi: Từ 18 -29 tuổi Từ 30 - 39 Trên 40 tuổi 4. Trình độ học vấn: Cao đẳng Đại học Sau đại học 5. Thời gian công tác

1- 10 năm 10 -20 năm

Trên 20 năm

6. Đơn vị công tác:...

II. Bảng khảo sát:

Đề nghị dùng mức độ sau đây để đánh giá công tác quản lý chi ngân sách mà Ông/ Bà cảm nhận được, Đánh dấu (x) vào cột điểm số mà Ông/ Bà lựa chọn theo các mức được đưa ra dưới đây:

Mức Lựa chọn Mức đánh giá 5 Rất đồng ý Tốt 4 Đồng ý Khá 3 Bình thường Trung bình 2 Không đồng ý Yếu 1 Rất không đồng ý Kém Các tiêu chí Mức độ đánh giá I.Công tác lập dự toán 1 2 3 4 5

Chu trình dự toán ngân sách là một chuỗi logic và chặt chẽ

Kinh tế vĩ mô, dự báo chi NS, trần NS được liên kết với nhau

Chu trình lập dự toán được xác định rõ ràng về thời gian và được cung cấp một hệ thống luật và các quy định cho quy trình lập NS

Lập dự toán có xem xét đến tình hình hiện tại và nguồn ngân sách thực tế.

Được thông tin trước khi lập dự toán

Dự toán chi ngân sách được tiến hành lập căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Các đơn vị dự toán NS đúng tiến độ

Các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức cụ thể về chi ngân sách theo hướng bền vững của Nhà nước

II.Công tác chấp hành chi ngân sách nhà nước

Công tác quản lý chi được tiến hành nghiêm túc, minh bạch

Có những ràng buộc hạn chế các phát sinh trong chi ngân sách nhà nước

Phân quyền đã không làm giảm kiểm soát chi ngân sách nhà nước

Các đơn vị sử dụng ngân sách có hệ thống được giao cho lập kế hoạch và đảm bảo chi ngân sách không được vượt dự toán.

Thanh toán chi ngân sách cho đầu tư phát triển và chi thường xuyên không vượt quá giới hạn đã phân bổ

Có hình thức phạt nếu chi ngân sách vượt quá dự toán.

III.Công tác quyết toán chi ngân sách

Việc lưu trữ chứng từ hiện tại phù hợp với tình hình thực tế

Có hướng dẫn bằng văn bản cụ thể để tiến hành tổ chức công tác kế toán

Công tác kiểm tra kế toán hiện tại được tiến hành thường xuyên, đảm bảo

Hệ thống báo cáo kế toán đã đảm bảo được cho công tác quản lý ngân sách

IV.Công tác thanh tra, kiểm tra

Người có nhiệm vụ thanh tra có chịu trách nhiệm về kết quả thanh tra của mình

Có hình thức phạt thích hợp nếu có vi phạm

Các kiểm tra, đánh giá thì được thực hiện theo lộ trình một cách thường xuyên và tiết kiệm cho ngân sách nhà nước

Công tác thanh tra, kiểm tra có ý nghĩa thực tế

V.Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên NSNN

V.1.Các yếu tố khách quan

1.1.Điều kiện tự nhiện-kinh tế xã hội

Điều kiện tự nhiên thuận lợi

Kinh tế địa phương tăng trưởng cao Trình độ dân trí cao

Luôn được sự ủng hộ của người dân trong triển khai chương trình, dự án

Người dân luôn giám sát, phản ánh kịp thời những sai phạm trong quản lý

1.2.Cơ chế chính sách và quy định nhà nước

Cơ chế chính sách rõ ràng, thông thoáng Văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể Ít có văn bản nội dung chồng chéo

Phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan

1.3Nguồn lực tài chính công

Nguồn lực tài chính dồi dào Phân bổ tài chính hợp lý

Quy trình duyệt kinh phí ít phức tạp Hoạch định chiến lược phù hợp

V.2Các yếu tố chủ quan

2.1Trình độ chuyên môn cán bộ quản lý chi NSNN

Cán bộ quản lý có trình độ cao

Luôn nắm chắc nghiệp vụ, chuyên môn Sẵn sàng giải đáp thăc mắc

Hướng dẫn nhiệt tình với công việc

2.2Bộ máy quản lý chi thường xuyên NSNN

Bộ máy gọn nhẹ, ít phức tạp

Quyền hạn trách nhiệm của từng bộ phận được quy định rõ ràng

Hoạt động đúng theo quy định của nhà nước Phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị

2.3Công nghệ quản lý chi thường xuyên NSNN

Ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi Dễ dàng tiếp cận công nghệ thông tin

Dễ dàng phản hồi thắc mắc qua kênh công nghệ thông tin (Email, Web, Facebook)

Thời gian giải quyết thủ tục rõ ràng (thông qua tin nhắn, web)

Ý kiến khác góp ý?... ………

PHỤ LỤC 02 PHIẾU KHẢO SÁT

(Dành cho cán bộ kế toán xã và đơn vị thụ hưởng)

Xin kính chào anh/chị Tôi đang tiến hành nghiên cứu vấn đề “Quản lý

chi thường xuyên Ngân sách nhà nước tại huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn”,

kính mong anh/chị dành ít thời gian trả lời cho một số câu hỏi trong phiếu phỏng vấn này. Những ý kiến của anh/chị là những đóng góp vô cùng quý giá đối với đề tài nghiên cứu của tôi. Rất mong sự quan tâm của anh/chị!

I. Thông tin cá nhân:

Anh/chị vui lòng cho biết một số thông tin sau:

1. Họ tên: ... 2. Giới tính: Nam Nữ 3. Tuổi: Từ 18 -29 tuổi Từ 30 - 39 Trên 40 tuổi 4. Trình độ học vấn: Cao đẳng Đại học Sau đại học 5. Thời gian công tác

1- 10 năm 10 -20 năm

Trên 20 năm

6. Đơn vị công tác:...

II. Bảng khảo sát:

Đề nghị dùng mức độ sau đây để đánh giá công tác quản lý chi ngân sách mà Ông/ Bà cảm nhận được, Đánh dấu (x) vào cột điểm số mà Ông/ Bà lựa chọn theo các mức được đưa ra dưới đây:

Mức Lựa chọn Mức đánh giá 5 Rất đồng ý Tốt 4 Đồng ý Khá 3 Bình thường Trung bình 2 Không đồng ý Yếu 1 Rất không đồng ý Kém Các tiêu chí Mức độ đánh giá I.Công tác lập dự toán 1 2 3 4 5

Đã được phổ biến về quy trình xây dựng dự toán ngân sách nhà nước

Quá trình lập dự toán có xem xét đến tình hình hiện tại và nguồn ngân sách thực tế.

Được thông tin trước khi lập dự toán

Dự toán chi ngân sách được tiến hành lập căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Nộp dự toán chi ngân sách đúng tiến độ

Các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức cụ thể về chi ngân sách theo hướng bền vững của Nhà nước

II.Công tác chấp hành chi ngân sách nhà nước

Thực hiện quản lý chi được tiến hành nghiêm túc, minh bạch

Đã được phổ biến về những ràng buộc hạn chế các phát sinh trong chi ngân sách nhà nước

Phân quyền đã không làm giảm kiểm soát chi ngân sách nhà nước

Các đơn vị sử dụng ngân sách có hệ thống được giao cho lập kế hoạch và đảm bảo chi ngân sách không được vượt dự toán.

Quá trình thanh toán chi ngân sách cho đầu tư phát triển và chi thường xuyên không vượt quá giới hạn đã phân bổ

III. Công tác quyết toán chi ngân sách

Đã thực hiện lưu trữ chứng từ hiện tại phù hợp với tình hình thực tế

Được phổ biến bằng các văn bản cụ thể để tiến hành tổ chức công tác kế toán

Quá trình thực hiện kiểm tra kế toán hiện tại được tiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 118 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)