Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 102)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.3. Nguyên nhân hạn chế

3.3.3.1.Nguyên nhân khách quan

Một là, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện

Luật mới ra đời chưa áp dụng được ngay mà phải chờ nghị định, thông tư hướng dẫn, chuyển giao giữa Luật Ngân sách năm 2002 và Luật Ngân sách

năm 2015 ( Áp dụng cho từ ngân sách 2017) do đó thời gian thực hiện chậm so với yêu cầu thực tế, không kịp thời giải quyết các vướng mắc trong công tác điều hành ngân sách. Việc áp dụng luật tại các cơ quan, đơn vị vẫn còn mặt hạn chế do vậy mà gây ra tình trạng lập dự toán qua loa, sử dụng ngân sách sai quy định.

Hai là, thời gian xây dựng dự toán và mô hình ngân sách còn bất cập.

Theo quy định hiện hành, trước ngày 10/6/N Bộ tài chính gửi số kiểm tra ngân sách cho UBND tỉnh thì chậm nhất là ngày 25/7/N UBND tỉnh phải gửi dự toán ngân sách năm sau về Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch - Đầu tư bao gồm dự toán ngân sách cấp tỉnh , huyện, xã. Thời gian xây dựng dự toán ngắn, các cơ quan khó trong trong công tác chuẩn bị, lập, thẩm tra, thảo luận dự toán. Bên cạnh đó, HĐND cấp dưới phải phê duyệt dự toán ngân sách cấp mình chậm nhất 10 ngày kể từ khi HĐND cấp trên trực tiếp phê duyệt và phân bổ dự toán ngân sách địa phương. Do vậy, công tác chuẩn bị rất gấp gáp dẫn đến việc lập dự toán qua loa và khó tránh khỏi sai sót.

Mô hình ngân sách lồng ghép, việc giao, điều chỉnh và phê duyệt ngân sách cấp dưới luôn phải chờ sự phê duyệt của ngân sách cấp trên dẫn đến chậm trễ và tạo thói quen ỷ lại, hạn chế tính chủ động, khả năng phân tích, lựa chọn phương án tối ưu.

3.3.3.2.Nguyên nhân chủ quan

- Trình độ phẩm chất năng lực của cán bộ quản lý ngân sách nhà nước chưa theo kịp được yêu cầu nhiệm vụ mới.

- Công tác quản lý điều hành chi ngân sách tại một số xã trên địa bàn huyện gặp khó khăn do trình độ năng lực ở đây chủ yếu là đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa.

- Công tác kiểm tra quản lý ngân sách cấp xã chưa được thực hiên thường xuyên kịp thời.

- UBND huyện rà soát các khoản chi đã bố trí trong dự toán nhưng chưa thực sự cấp bách để cắt giảm hoặc lùi, dãn thời gian thực hiện để tương ứng với nguồn thu hiện có.

- Sự lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của UBND huyện còn hạn chế; sự quyết liệt trong chỉ đạo điều hành chưa thường xuyên, thông thường chỉ quan tâm chỉ đạo khi việc thu ngân sách đạt thấp so với cùng kỳ, so với kế hoạch.

- Việc tham mưu của phòng Tài chính- kế hoạch chưa thực hiện tốt, còn hạn chế. Nhiều khi lãnh đạo UBND huyện còn phụ thuộc quá nhiều vào tham mưu của phòng Tài chính- kế hoạch, mà thực tế số ít cán bộ phòng Tài chính - kế hoạch còn hạn chế về chuyên môn, dẫn đến có hiện tượng chủ quan trong việc phân bổ các nguồn kinh phí.

- Sự phối kết hợp giữa các cơ quan có liên quan trong việc quản lý thu, chi ngân sách chưa thực sự chặt chẽ trong việc quản lý ngân sách.

- Trình độ, phẩm chất năng lực của cán bộ quản lý ngân sách chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

- Quản lý ngân sách còn thiếu kiên quyết, nghiêm minh trong việc xử lý vi phạm chính sách chế độ, vẫn còn việc chi tiêu lãng phí, kém hiệu quả, đặc biệt trong việc chi đầu tư xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản công.

- Việc công khai tài chính chỉ mang tính hình thức, chưa thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, nhưng cũng không có sự nhắc nhở, xử lý.

- Hội đồng nhân dân huyện chưa thực sự làm tốt công tác giám sát đối với ngân sách nhà nước, nhiều các báo cáo về công tác tài chính do UBND huyện trình HĐND huyện xem xét, phê duyệt theo sự đã rồi. số liệu của UBND huyện trình thường thay đổi vào giờ chót, gây khó khăn cho việc thẩm tra, giám sát của HĐND huyện.

Chương 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN PÁC NẶM TỈNH BẮC KẠN 4.1. Quan điểm, định hướng quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn

4.1.1. Quan điểm quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Pác Nặmtỉnh Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn

Việc hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN của huyện trong thời gian tới cần dựa trên các quan điểm sau:

Thứ nhất, hoàn thiện quản lý chi ngân sách trên địa bàn huyện Pác

Nặm phải dựa trên cơ sở quán triệt đường lối, chính sách phát triển KT- XH của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Kạn, Huyện uỷ, UBND huyện Pác Nặm nhằm thực hiện tốt các mục tiêu phát triển KT-XH, phù hợp với trình độ phát triển của huyện trong điều kiện kinh tế mở cửa, hội nhập trước những thách thức và cơ hội.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả các khoản chi ngân sách, bố trí chi thường

xuyên ở mức hợp lý, tăng chi đầu tư phát triển để thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH đặt ra. Thực hiện việc chi tiêu quốc gia theo đúng nguyên tắc của ngân sách, trọng tâm chủ yếu của nguyên tắc ngân sách chính là sử dụng quyền cưỡng bách của Quốc hội do Hiến pháp quy định để đảm bảo trong giới hạn tài nguyên kinh tế mà Chính phủ đã đạt được do Quốc hội phê chuẩn, những hoạt động của Chính phủ sẽ mang lại lợi ích cụ thể và to lớn cho dân chúng trong nước với những chi phí tối thiểu.

Thứ ba, hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách phải

đi liền với hoàn thiện bộ máy, tăng cường chức năng, quyền hạn của bộ máy quản lý thu, chi ngân sách, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thu, chi ngân sách. NSNN phải được cân đối theo

nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí và lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển, trong trường hợp còn bội chi thì số chi nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu chi ngân sách.

Thứ tư, tránh hiện tượng lãng phí, tham ô, biển thủ công quỹ cũng như

việc sử dụng kinh phí sai so với mục đích cấp phát.

4.1.2. Mục tiêu quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Pác Nặm tỉnh

Bắc Kạn

Mục tiêu cơ bản của việc hoàn thiện quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện thời gian tới là khắc phục những nhược điểm hiện nay và từng bước hướng tới việc quản lý nguồn lực tài chính theo các chuẩn mực hiện đại.

Quản lý chi thường xuyên NSNN phải đảm bảo kinh phí kịp thời cho tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, sứ mệnh tương ứng của mình trong công cuộc phát triển KT-XH trên địa bàn huyện. Tiếp tục thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính để giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức sắp xếp bộ máy, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả công việc. Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Quản lý chi thường xuyên NSNN phải hướng tới việc phân bổ các nguồn lực có hạn đã được xác định cho các ưu tiên phát triển KT-XH trên địa bàn, khắc phục cơ bản việc phân chia ngân sách dàn trải, không thống nhất giữa các năm. Phân bổ ngân sách phải thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhất là chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành. Một trong những mục tiêu quan trọng là việc nâng cao chất lượng và tính công bằng trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản hướng tới sự phát triển bền vững của địa bàn.

Thực hiện chủ trương xã hội hoá trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước. Quản lý chi thường xuyên NSNN cần từng bước tạo dựng cơ chế gắn kết kinh phí với kết quả cung cấp dịch vụ công. Gắn kết kinh phí với kết quả càng chặt chẽ thì áp lực sử dụng nguồn ngân sách hiệu quả càng cao. Việc đánh giá, giám sát của người đóng thuế/người thụ hưởng cũng cụ thể hơn, rõ ràng hơn.

Thực hiện lập được kế hoạch ngân sách trung hạn nhằm bao quát được kế hoạch tài chính trong 3 năm, bảo đảm tính liên tục và tầm nhìn chiến lược của kế hoạch ngân sách trong khuôn khổ kinh tế vĩ mô; đồng thời đòi hỏi các cơ quan, đơn vị phải chú trọng đến đầu ra theo các tiêu chí được xác định trước.

Từng bước hiện đại hóa quản lý ngân sách và kế toán nhà nước bằng Hệ thống quản lý thông tin tích hợp, kế toán dồn tích do KBNN thực hiện. Cho phép tổng hợp một cách đầy đủ và kịp thời về tình hình chấp hành ngân sách ở tất cả các cấp, tạo thuận lợi cho việc cung cấp thông tin để nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát nguồn thu, các khoản chi, đánh giá đúng thực trạng tài khóa tại các thời điểm cần thiết.

Sắp xếp hoàn thiện bộ máy làm công tác quản lý NSNN từ huyện trở xuống, tổ chức các lớp tập huấn, cho đi đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, chọn lựa, thu hút những cán bộ có năng lực chuyên môn cao được đào tạo chính qui bài bản để bố trí làm công tác quản lý NSNN… Quản lý chi NSNN phải hướng tới mục tiêu phát triển KT-XH địa phương, các khoản chi cần phải đứng trên mục tiêu phát triển KT-XH

4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn

4.2.1. Hoàn thiện công tác lập dự toán chi thường xuyên

Lập dự toán chính xác là công việc “kiểm soát trước” nhằm định hướng việc chấp hành dự toán ngay từ ban đầu. Xây dựng dự toán cho các nhiệm vụ

chi thường xuyên, chi đầu tư phải được dự lường một cách đầy đủ, chặt chẽ. Đây là cơ sở phân bổ kinh phí chính xác, xóa bỏ tình trạng làm theo kiểu cũ, nặng tính hình thức vẫn còn xảy ra dẫn đến các đơn vị sử dụng ngân sách bổ sung dự toán hoặc thực hiện cấp bổ sung dự toán bằng lệnh chi tiền.

Để đảm bảo đến 31/12 phải giao xong dự toán, cần giảm bớt các khâu trung gian, trùng lắp trong quy trình như cơ quan tài chính thông báo số kiểm tra dự toán chi cho cơ qun chủ quản hoặc đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí ngân sách. Việc xây dựng dự toán chi của từng cấp ngân sách nên để cho cấp đó chủ động thực hiện trên cơ sở xem xét khả năng thu và yêu cầu chi của địa phương để xây dựng dự toán và phân bổ dự toán cho từng đơn vị trực thuộc sao cho thực hiện được các nhiệm vụ của huyện cũng như các đơn vị trực thuộc. Từng đơn vị thụ hưởng kinh phí ngân sách phải tự phân khai dự toán của đơn vị mình theo 4 nhóm mục hiện hành.

UBND huyện Pác Nặm khi thực hiện giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc, cần thiết phải phân khai chi tiết đến từng đơn vị để KBNN phối hợp kiểm tra tổng dự toán được UBND giao phải khớp đúng với số chi tiết cho từng đơn vị. Quy trình lập dự toán NS phải đảm bảo theo đúng Luật định, thực hiện đầy đủ đúng trình tự xây dựng dự toán, quyết định, phân bổ, giao dự toán. Trong quá trình lập dự toán đặc biệt lưu ý chất lượng của 2 khâu then chốt là: Khâu hướng dẫn, số thông báo kiểm tra về dự toán cho các đơn vị thụ hưởng NSNN và khâu xem xét dự toán của các đơn vị thụ hưởng ngân sách gửi cho cơ quan Tài chính. Các cấp ngân sách cần có sự phối hợp để làm rõ các nhu cầu về dự toán nhằm phục vụ tốt cho quá trình xét duyệt dự toán.

Các đơn vị thuộc huyện lập dự toán chi thường xuyên phải bám sát yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; Lập và gửi dự toán đúng theo quy định. Phòng tài chính - kế hoạch huyện tổng hợp và xây dựng dự toán chi thường xuyên NS trên cơ sở dự toán của các cơ quan, đơn vị, đồng thời dự kiến nguồn thu được hưởng để cân đối nhiệm vụ chi. Phòng Tài chính - Kế hoạch và các đơn

vị liên quan cần phối hợp xây dựng định mức chuẩn mực làm cơ sở cho việc lập dự toán và xét duyệt dự toán chi ngân sách phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Đổi mới về quyết định dự toán NS: Quyết định dự toán chi NSNN phải dựa vào các chuẩn mực khoa học đã được xác định, nhằm đảm bảo cho dự toán chi NSNN được duyệt phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương. Khâu xét duyệt dự toán giữa cơ quan Tài chính với từng đơn vị dự toán phải trao đổi, thảo luận để đi đến thống nhất về dự toán của các đơn vị. Trên cơ sở thống nhất về dự toán của đơn vị thụ hưởng NSNN cơ quan Tài chính tổng hợp dự toán ngân sách cấp mình thông qua UBND và trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán NSNN nhằm đảm bảo cho dự toán xét duyệt được hợp lý hơn

4.2.2. Hoàn thiện công tác chấp hành dự toán và tổ chức thực hiện chi thường xuyên Ngân sách huyện thường xuyên Ngân sách huyện

Việc thực hiện dự toán NSNN phải được duyệt chia ra cụ thể theo quý, tháng và đảm bảo: Kinh phí chi quỹ lương và kinh phí quản lý có tính toán mức biến động tăng, giảm quỹ trong năm để điều chỉnh cho phù hợp. Kinh phí sự nghiệp được duyệt có xem xét từng dự toán được duyệt có nhu cầu chi theo yêu cầu thực tế dự kiến của năm kế hoạch. Xây dựng hạn mức chi thường xuyên để lên kế hoạch cấp phát kinh phí cho chi thường xuyên, đảm bảo theo tiến độ của năm kế hoạch.

Cần có sự kết hợp giữa cơ quan Tài chính các cấp để hướng dẫn, kiểm tra, hỗ trợ, và thông tin kịp thời những vấn đề tồn tại vướng mắc trong quá trình chấp hành dự toán để kịp thời tìm ra biện pháp tháo gỡ, giải quyết. Đồng thời, cần có sự kết hợp giữa các cơ quan chức năng quản lý NSNN đối với đơn vị thụ hưởng ngân sách phải thống nhất trong quản lý nhằm tránh sự chồng chéo không cần thiết.

Tổ chức triển khai thật tốt cơ chế khoán chi hành chính đối với các đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp không có thu; có cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu; triển khai, thực hiện quy chế công khai tài chính, quy chế tự kiểm tra, quy chế dân chủ. Điều này sẽ giúp cho các đơn vị tự chủ về tài chính thực hiện kiểm soát, giám sát theo quy chế chi tiêu nội bộ sát với tình hình thực tế của đơn vị, khắc phục tình trạng chế độ, tiêu chuẩn, định mức quá lạc hậu không phù hợp với thực tế.

Cơ quan Tài chính các cấp cần quan tâm thường xuyên để chỉ đạo khắc phục những hạn chế của từng phương thức quản lý. Để tránh tình trạng xin cho, gây lãng phí trong quá trình sử dụng ngân sách, việc khoán chi ngân sách từ huyện Pác Nặm đến các đơn vị trực thuộc, cấp xã cần được đơn giản hóa, gắn với trách nhiệm cá nhân người lãnh đạo, quản lý để tránh tham ô, tham nhũng, lãng phí và tạo được động lực trong việc tiết kiệm chi và chi có hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)