Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 90 - 98)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện

huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn

Để đánh giá một cách toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên NSSN tại huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn. Tác giả tiến hành phỏng vấn là các đối tượng quản lý chi NSSN để xem xét và đánh giá của cán bộ này như thể nào về các chỉ tiêu điều tra. Đánh giá cán bộ dựa trên thang đo Likert với 5 mức độ: 1-Hoàn toàn không đồng ý; 2-Không đồng ý; 3-Bình thường; 4-Đồng ý; 5-Hoàn toàn đồng ý.

3.2.4.1. Nhóm yếu tố khách quan

* Điều kiện tự nhiên-kinh tế xã hội

Điều kiện tự nhiên thuận lợi, đời sống của người dân cao,có trình độ nhân thức điều này ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chi NSSN một cách dễ dàng.

Bảng 3.15. Đánh giá về điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội

Nội dung ĐTB Ý nghĩa

Điều kiện tự nhiên thuận lợi 2,02 Yếu

Kinh tế địa phương tăng trưởng cao

2,32 Trung bình

Trình độ dân trí cao 1,75 Yếu

Luôn được sự ủng hộ của người dân trong triển khai

chương trình, dự án 2,84 Khá

Người dân luôn giám sát, phản ánh kịp thời những sai

phạm trong quản lý 2,94 Khá

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả)

Là một huyện thuộc trung du miền núi phía bắc có địa hình gồm nhiều đồi núi cao, khí hậu nhiệt đới gió mùa nên điều kiện phát triển nông nghiệp và công nghiệp của huyện khá khó khăn. Chính vì lý do đó tiêu chí “ Điều kiện tự nhiên thuận lợi” với số điểm trung bình là 1,78 đạt mức yếu.

Mặc dù huyện có nhiều cải cách về thủ tục hành chính để thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước nhưng việc thu hút đầu tư trên địa bàn huyện gặp khá nhiều khó khăn do điều kiện giao thông không thuận lợi và lao động trên địa bàn có trình độ khá thấp nên 2 tiêu chí “Kinh tế địa

phương tăng trưởng cao” và “Trình độ dân trí cao” chỉ đánh giá ở mức trung

bình và yếu với số điểm lần lượt là 2,32 và 1,7.

Tiêu chí “Luôn được sự ủng hộ của người dân trong triển khai chương

trình, dự án” và “Người dân luôn giám sát, phản ánh kịp thời những sai phạm trong quản lý” là hai tiêu chí được đánh giá cao nhất với số điểm là 2,84 và

2,94 đạt mức khá cho thấy huyện Pác Nặm có sự tín nhiệm cao của người dân trong quản lý thực hiện chi NSNN.

* Cơ chế chính sách và các quy định của nhà nước về quản lý NSSN

Cơ chế chính sách và các quy định nhằm đảm bảo việc quản lý NSNN được thực hiện công bằng theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo lợi ích của người dân.

Bảng 3.16. Đánh giá về cơ chế chính sách và các quy định về quản lý NSSN

Nội dung ĐTB Ý nghĩa

Cơ chế chính sách rõ ràng, thông thoáng 2,63 Khá

Văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể 1,78 Yếu

Ít có văn bản nội dung chồng chéo 1,74 Yếu

Phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan 1,71 Yếu

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả)

Bộ máy chính quyền địa phương đã và đang có nhiều nỗ lực trong việc thay đổi cơ chế chính sách đưa các văn bản đến với cán bộ ngân sách hơn để người dân dễ hiểu và thực hiện nên khi được hỏi về tiêu chí “ Cơ chế chính

sách rõ ràng, thông thoáng” được đánh giá cao nhất với số điểm trung bình là

Hiện nay nhiều văn bản hướng dẫn còn mang tính chất chung chung, chưa cụ thể nên việc áp dụng còn nhiều khó khăn nên tiêu chí “Văn bản

hướng dẫn chi tiết, cụ thể” được đánh giá mức yếu với số điểm 1,78. Chính vì

lý do đó nên tiêu chí “Ít có văn bản nội dung chồng chéo” được đánh giá số điểm khá thấp là 1,74 đây là những điểm lưu ý cần sớm khắc phục vừa khó cho cán bộ quản lý và vừa hoang mang cho cán bộ ngân sách không biết thực hiện thể nào. Thêm vào đó khi được hỏi về tiêu chí “Phân định rõ quyền hạn

và trách nhiệm của các cơ quan” chỉ có 3 người đánh giá mức đồng ý, phần

lớn ý kiến đánh giá mức không đồng ý và rất không đồng ý với số điểm trung bình là 1,71 đạt mức yếu điều này cũng khá hợp lý vì đây là trường hợp diễn ra khá phổ biến trong cơ quan hành chính, nhiều đơn vị chức năng né tránh trách nhiệm, đùn đẩy công việc cho nhau dẫn đến người dân không biết đến chỗ nào xử lý công việc.

* Đánh giá nguồn lực tài chính công

Nguồn lực tài chính có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện quản lý chi từ NSNN trong điều kiện nguồn lực dồi dào việc thực hiện các chiến lược, các mục tiêu kinh tế xã hội của địa phương trở lên dễ dàng nhưng với nguồn lực hạn hẹp thì phải phân bổ một cách hợp lý để chi cho các khoản quan trọng có mức ảnh hưởng sâu rộng.

Bảng 3.17. Đánh giá về nguồn lực tài chính công

Nội dung ĐTB Ý nghĩa

Nguồn lực tài chính dồi dào 1,68 Yếu

Phân bổ tài chính hợp lý 2,06 Trung bình

Quy trình duyệt kinh phí ít phức tạp 1,69 Yếu

Hoạch định chiến lược phù hợp 2,91 Khá

Do điều kiện kinh tế của huyện gặp khá nhiều khó khăn nên nguồn thu ngân sách của huyện chủ yếu từ ngân sách nhà nước, nguồn thu thuế từ các doanh nghiệp trên địa bàn khá thấp nên tiêu chí “Nguồn lực tài chính dồi dào” chỉ đánh giá mức yếu với số điểm 1,68.

Bên cạnh đó sự chồng chéo của các văn bản quản lý nên 2 tiêu chí và “Phân bổ tài chính hợp lý” và “Quy trình duyệt kinh phí ít phức tạp” đánh giá ở mức trung bình và yếu với số điểm lần lượt là 2,06 và 1,69.

Tiêu chí “Hoạch đính chiến lược phù hợp” được đánh giá khá cao với số điểm là 2,91 đây là một thành công trong đội ngũ lãnh đạo của cán bộ huyện trong việc hoạch định phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện.

3.2.4.2. Nhóm yếu tố chủ quan

* Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý chi thường xuyên NSNN

Yếu tố con người là yếu tố quan trọng trong quản lý tài chính nói chung và quản lý chi NSNN nói riêng. Vơi đội ngũ cán bộ có trình độ cao, nắm chắc nghiệp vụ chuyên môn sẽ giúp quá trình quản lý chi trở lên hiệu quả, đảm bảo NSNN sử dụng đúng mục đích.

Bàng 3.18. Trình độ chuyên môn của cán bộ thực hiện quản lý chi thường xuyên NSNN Trình độ Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh (%) 18/17 19/18 Bq Đại học 19 23 25 121,05 108,70 114,71 Cao đẳng 27 29 30 107,41 103,45 105,41 Trung cấp 21 16 15 76,19 93,75 84,52 Tổng 67 68 70 101,49 102,94 102,21

Bảng 3.18 thể hiện trình độ chuyên môn của cán bộ thực hiện quản lý chi thường xuyên NSNN huyện Pác Nặm giai đoạn 2017-2019 ta thấy số lượn cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học tăng khá nhanh trong giai đoạn này từ 46 người năm 2017 lên 55 người năm 2019. Số lượng cán bộ chi có trình độ trung cấp giảm dần từ 21 người năm 2017 xuống còn 15 người năm 2019.

Bảng 3.19. Đánh giá về trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý chi thường xuyên NSSN

Nội dung ĐTB Ý nghĩa

Cán bộ quản lý có trình độ cao 2,21 Trung bình Luôn nắm chắc nghiệp vụ, chuyên môn 2,10 Trung bình

Sẵn sàng giải đáp thăc mắc 1,66 Yếu

Hướng dẫn nhiệt tình với công việc 1,78 Yếu

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả)

Thông qua số liệu điều tra ta cũng có thể thấy rằng trình độ cán bộ quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Pác Nặm chỉ mức trung bình thấp. Hiện tại 31,5% cán bộ QLNS cấp xã có trình độ Cao đẳng, Trung cấp; 45,12% có thời gian công tác trong ngành dưới 3 năm nên thiếu kinh nghiệm, chưa chủ động trong công tác tham mưu cho chính quyền địa phương nên 2 tiêu chí “Cán bộ quản lý có trình độ cao” và “Luôn nắm chắc nghiệp vụ, chuyên môn” chỉ được đánh giá ở mức trung bình với số điểm lần lượt là 2,21 và 2,10.

Bên cạnh đó với tư duy là đơn vị hành chính sự nghiệp nhiều cán bộ vẫn còn tư tưởng hành chính mà chưa có nhiều cán bộ thay đổi thành tư duy phục vụ nên khi được hỏi về tiêu chí “Sẵn sàng giải đáp thăc mắc’ và “Hướng dẫn nhiệt tình với công việc” chỉ đánh giá mức yếu với số điểm lần lượt là 1,66 và 1,78. Đây chính là vấn đề cần có những biến pháp sớm thay đổi tư duy của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chi NSNN.

* Tổ chức bộ máy quản lý

Trong những năm gần đây huyện Pác Nặm đã nhiều cải cách thủ tục hành chính nhằm giảm bộ máy hành chính cồng kềnh, kém hiệu quả thay bằng bộ máy hiệu quả linh hoạt hơn.

Bảng 3.20. Đánh giá về bộ máy quản lý chi thường xuyên NSSN

Nội dung ĐTB Ý nghĩa

Bộ máy gọn nhẹ, ít phức tạp 2,63 Khá

Quyền hạn trách nhiệm của từng bộ phận được

quy định rõ ràng 2,69 Khá

Hoạt động đúng theo quy định của nhà nước 2,53 Trung bình Phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị 2,59 Trung bình

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả)

Bằng quyết tâm thay đổi bộ máy hành chính, lĩnh vực quản lý chi NSNN huyện Pác Nặm đã được nhiều thành công theo tiêu chí “Bộ máy

gọn nhẹ, ít phức tạp” và “Quyền hạn trách nhiệm của từng bộ phận được quy định rõ ràng” đều được đánh giá mức khá với số điểm lần lượt là 2,63 và

2,69. Ngoài ra một số tiêu chí còn lại vẫn đánh giá ở mức trung bình là “Hoạt

động đúng theo quy định của nhà nước” và “Phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị” với số điểm lần lượt là 2,53 và 2,59.

* Công nghệ quản lý chi NSNN trên địa bàn

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong công tác quản lý nói chung và quản lý ngân sách nói riêng là đặc biệt quan trọng, nhất là khi công việc gắn liền với giá trị tiền rất lớn là một việc vô cùng quan trọng.

Thực tế hiện nay có rất nhiều các phần mềm máy tính có chất lượng tốt giúp quản lý ngân sách một cách hiệu quả như PX 2.0, Misa, phần mềm quản lý ngân sách xã, quản lý tài sản... Tuy nhiên, do ngân sách còn nhiều hạn chế,

chính vì vậy hiện tại huyện đã đầu tư phần mềm kế toán Misa, chưa có phần mềm quản lý ngân sách xã, quản lý tài sản. Chính vì vậy, công tác quản lý, đối chiếu số liệu kế toán giữa cơ quan Kho bạc và cơ quan tài chính rất dễ sai sót, nhầm lẫn, dẫn đến sai số và hiệu quả không cao. Vì vậy, việc trang bị phần mềm quản lý ngân sách xã và các công nghệ khác phục vụ quản lý ngân sách là vô cùng cần thiết.

Bảng 3.21. Danh mục phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin

TT Tên phần mềm Địa điểm triển khai

1

Hệ thống thư điện tử tỉnh huyện Pắc Nặm

Toàn bộ cán bộ, công chức

2 Trang thông tin điện tử Bộ phận CNTT - VP UBND ; Các phòng, ban của huyện

3 Phần mềm một cửa điện tử

Bộ phận 1 cửa - VP UBND Các sở, ban ngành tham gia thụ lý hồ sơ tiếp nhận bằng phần mềm 1 cửa

4

Phần mềm tra cứu hồ sơ bằng mã vạch

Bộ phận 1 cửa - VP UBND

(Nguồn: Phòng Thông tin và Truyền thông huyện Pác Nặm)

Để thực hiện tốt công tác quản lý chi thường xuyên NSNN huyện Pác Nặm đã triển khai một các phần mêm như phần mềm kế toán misa, tra cứu hồ sơ bằng mã vạch, phần mềm một cửu điện giúp quá trình thực hiện quản lý chi thường xuyên trở lên dễ dàng hơn. Ngoài ra huyện Pác Nặm còn cử các cán bộ tham gia các khóa đào tạo về công nghệ thông tin để nâng cao khả năng áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý chi thường xuyên NSNN

Bảng 3.22. Các khóa đào tạo công nghệ thông tin tại huyện Pác Nặm

Đơn vị: Lượt

Nội dung Năm

2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh (%) 18/17 19/18 Bq

An toàn thông tin 8 11 12 137,50 109,09 122,47

Thư điện tử và vỉrus máy tính 11 11 12 100,00 109,09 104,45

Mạng máy tính và thư điện tử 7 9 12 128,57 133,33 130,93

Chuyển đổi sử dụng phần mềm mã nguồn mở 10 11 13 110,00 118,18 114,02 Xử lý sự cố máy tính 8 9 11 112,50 122,22 117,26 Pentest Website và Webserver 10 11 13 110,00 118,18 114,02 Tổng 54 62 73 114,81 117,74 116,27

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Pác Nặm)

Nội dung đào tạo bao gồm nhiều lĩnh vực như: An toàn thông tin, Sử dụng internet, thư điện tử và Virus máy tính; Mạng máy tính và thư điện tử tỉnh Bắc Kạn; Chuyển đổi sử dụng phần mềm mã nguồn mở; Xử lý sự cố máy tính, Pentest Website và Webserver ... đảm bảo cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết đối với công chức phụ trách công nghệ thông tin cụ thể năm 2017 huyện đã cử 54 lượt cán bộ tham, gia đào tạo; năm 2018 là 62 lượt và năm 2019 là 73 lượt.

Bảng 3.23. Đánh giá về công nghệ quản lý chi thường xuyên NSSN

Nội dung ĐTB Ý nghĩa

Ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi 2,68 Khá Dễ dàng tiếp cận công nghệ thông tin 2,66 Khá Dễ dàng phản hồi thắc mắc qua kênh công nghệ

thông tin (Email, Web, Facebook) 2,56 Trung bình Thời gian giải quyết thủ tục rõ ràng (thông qua tin

nhắn, web) 1,69 Yếu

Những năm gần đây công nghệ thông tin được đầu tư trên địa bàn huyện ngày càng nhiều huyện đã thành lập trang điện tử là https://pacnam.backan.gov.vn/ để giải đáp các mắc về thủ tục quản lý hành chính nên tiêu chí “Ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi” và “Dễ dàng tiếp

cận công nghệ thông tin” được đánh giá mức khá với số điểm lần lượt là 2,68

và 2,66.

Bên cạnh đó do nhiều phần mềm và các trang web mới được đưa vào áp dụng chưa thực sự đồng bộ gây mất nhiều thời gian cho việc giải quyết các công việc hành chính nên 2 tiêu chí “Dễ dàng phản hồi thắc mắc qua kênh

công nghệ thông tin (Email, Web, Facebook)” và “Thời gian giải quyết thủ tục rõ ràng (thông qua tin nhắn, web)” được đánh giá ở mức trung bình và

yếu với số điểm lần lượt là 2,56 và 1,69.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 90 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)