Hoàn thiện công tác thanh kiểm tra, kiểm soát công tác quản lý ch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 112 - 114)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.4. Hoàn thiện công tác thanh kiểm tra, kiểm soát công tác quản lý ch

thường xuyên Ngân sách nhà nước của huyện

Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc lập dự toán thu, chi NSNN: Hoàn thiện mối quan hệ phối hợp và phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cơ quan tham gia vào quá trình kiểm tra ngân sách từ khâu lập, chấp hành và quyết toán ngân sách, tức là kiểm tra trước, kiểm tra trong thực hiện và kiểm tra sau. Cải tiến kiểm tra, thanh tra việc lập dự toán thu, chi NSNN do cơ quan Tài chính các cấp đảm nhận về đảm bảo các yêu cầu, căn cứ và trình tự xây dựng dự toán theo luật định. Trong đó, đặc biệt quan tâm 2 khâu trọng yếu: Khâu hướng dẫn và số thông báo kiểm tra về dự toán ngân sách phải thật cụ thể và khâu xét duyệt dự toán phải thực sự chặt chẽ, khách quan giải quyết

căn cơ các vấn đề chưa được đồng thuận giữa các cơ quan tham gia lập dự toán ngân sách.

Thứ nhất, cải tiến kiểm tra, thanh tra quá trình chấp hành NSNN: Cơ quan Tài chính, Kho bạc Nhà nước thường xuyên kiểm tra, đối chiếu theo tiến trình chấp hành NS về chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành, tính hợp pháp, hợp lệ các chứng từ… đặc biệt là hiệu quả và tiết kiệm trong chi tiêu NSNN. Cơ quan Tài chính, Thuế phối hợp với KBNN cùng cấp rà soát, đối chiếu tất cả các khoản thu, chi NSNN từ ngày 01 tháng 01 đến hết 31 tháng 12 bảo đảm các khoản thu, chi NSNN được hạch toán đầy đủ, chính xác, đúng mục lục NSNN. Việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán quyết toán NSNN phải đảm bảo tính trung thực và đúng pháp luật; xử lý nghiêm minh những sai phạm và khen thưởng kịp thời việc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả kinh phí NSNN được giao.

Thứ hai, đẩy mạnh việc triển khai thực hiện quy chế công khai tài chính, quy chế dân chủ, quy chế tự kiểm tra nhằm đảm bảo mở rộng đối tượng tham gia, thanh tra, kiểm tra toàn diện các lĩnh vực đối với các đơn vị thụ hưởng NSNN. Thu thập nguồn thông tin từ quần chúng hoặc từ nội bộ để phát hiện và tiến hành kiểm tra, thanh tra bên cạnh đó 2 cơ quan chức năng chuyên môn thanh tra, kiểm tra thường xuyên là cơ quan Tài chính và cơ quan Kho bạc Nhà nước. Việc khen thưởng cho các đơn vị trực tiếp thụ hưởng ngân sách, sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả cao, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần hạn chế sai phạm cần được tiến hành kịp thời. Đồng thời, xử lý vi phạm nghiêm minh, minh bạch cũng góp phần hạn chế các sai phạm ở đơn vị thụ hưởng ngân sách.

Thứ ba, tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn. Xây dựng cơ chế phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan tài chính, KBNN và đơn vị thụ hưởng ngân sách trong việc sử dụng ngân sách và trong quy trình kiểm soát.

Thứ tư, việc kiểm tra, giám sát đòi hỏi phải được tiến hành một cách liên tục và có hệ thống thông qua các hình thức sau:

- Bộ phận Tài chính - Kế toán tại các đơn vị hưởng thụ ngân sách phải thực hiện kiểm tra, giám sát hàng ngày qua mỗi nghiệp vụ cấp phát kinh phí cho nhu cầu chi.

- Kho bạc nhà nước, Phòng Tài chính - Kế hoạch và các cơ quan chức năng khác thực hiện kiểm tra, giám sát theo định kỳ bằng việc thẩm định và xét duyệt các báo cáo tình hình chi hàng quý, năm của chi thường xuyên ngân sách.

- Thực hiện kiểm tra, giám sát; đột xuất tổ chức thanh tra tài chính khi phát hiện thấy có dấu hiệu sai phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)