5. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Huyện Pác Nặm được thành lập năm 2003 theo Nghị định số 56/2003/NĐ-CP ngày 28/5/2003 của Chính phủ.
Pác Nặm là huyện miền núi, nằm ở phía Bắc của tỉnh Bắc Kạn, cách trung tâm Thành phố Bắc Kạn 95km.
+ Phía Đông giáp huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) + Phía Tây giáp huyện Na Hang (Tuyên Quang)
+ Phía Bắc giáp huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc (Cao Bằng) + Phía Nam giáp huyện Ba Bể (Bắc Kạn)
- Địa hình:
Pác Nặm nằm ở vùng núi phía Bắc, có đặc điểm địa hình cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc, được kiến tạo bởi những dãy núi lớn đều có hướng chạy Đông Nam - Tây Bắc. Huyện có ba nhánh Sông chính, là một trong những đầu nguồn của dòng Sông Năng. Địa hình khá phức tạp nhưng có thể chia thành 2 vùng lớn: Vùng cao và vùng thấp. Vùng cao có độ cao trung bình trên 800 m trở lên, chiếm khoảng 60% diện tích toàn huyện. Vùng này dân cư thưa thớt, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng sản, có khả năng huy động vào phát triển kinh tế - xã hội. Vùng thấp có độ cao dưới 800 m, chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, thung lũng bồn địa, chiếm khoảng 40% diện tích tự nhiên toàn huyện.
- Khí hậu
Huyện Pác Nặm nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành 02 mùa trong năm: Mùa khô thường xảy ra từ tháng 10 năm trước đén tháng 4
năm sau. Do ảnh hưởng khí hậu vùng núi cao nên vè mùa khô thường xảy ra rét đậm, rét hại kéo dài. Mùa mưa từ tháng 5 - tháng 9 trong năm; do ảnh hưởng bởi địa hình phức tạp, độ dốc lớn nên thường xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất.
Nhiệt độ trung bình năm từ 220C đến 280C. Độ ẩm không khí trung bình từ 84-85%.
Lượng mưa trung bình năm của huyện là 1.346mm, thuộc vùng mưa ít của tỉnh. Các tháng có lượng mưa lớn là tháng 4,5,6,7 với tổng lượng mưa của 4 tháng này lên tới 90% tổng lượng mưa cả năm; các tháng còn lại có lượng mưa nhỏ. Do sự phân bố lượng mưa không đều và chênh lệch lớn nên đã gây khó khăn (sạt lở đất, lũ quyets, hạn hán…) trong việc phát triển nông - lâm nghiệp trên địa bàn huyện.
- Sông ngòi
Huyện Pác Nặm có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, có 3 con sông lớn: Sông Năng, sông Công Bằng, sông Bằng Thành, sông Nghiên Loan. Hệ thống suối bao gồm trên 40 con suối lớn nhỏ: Suối Nặm Khiếu (Nhạn Môn), suối Khuổi Tuốn (Nghiên Loan), suối Khuổi Khiêu (Bộc Bố), suối Khuổi Trảng (Giáo Hiệu).