Đánh giá kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 98 - 100)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Đánh giá kết quả đạt được

Công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Pác Nặm từ năm 2017 đến nay đã có nhiều tiến bộ so với thời kỳ trước và đã đạt được những kết quả nhất định. Về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên ngày càng tăng và mở rộng trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của huyện. Ngoài các khoản chi thường xuyên, huyện đã đáp ứng các nhu cầu có tính đột xuất, nhất là trong trường hợp thiên tai, bão lụt cũng như các trường hợp trợ cấp đột xuất khác. Từ đó hoàn thành vai trò nguồn lực tài chính để huyện hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

Việc phân công, phân cấp nhiệm vụ chi thường xuyên một cách tương đối rõ ràng giữa các cấp chính quyền huyện với xã đã góp phần nâng cao tính tự chủ của các đơn vị sử dụng NSNN ở địa phương; qua đó, không những tạo điều kiện cho chính quyền huyện hoạt động độc lập hơn trong khả năng của mình để xây dựng các chính sách chi tiêu, mà còn

hướng tới việc nâng cao tính trách nhiệm về chính trị, tính hiệu quả và minh bạch trong quản lý chi NSNN.

Việc thực hiện chu trình ngân sách đã có nhiều chuyển biến đáng kể. Trong khâu lập dự toán các đơn vị đã bám sát các định mức phân bổ ngân sách và định mức sử dụng NSNN cũng như nhiệm vụ chính trị của đơn vị và của huyện. Quá trình xét duyệt dự toán, phân bổ ngân sách đã thực hiện đúng quy định của luật NSNN. Khâu chấp hành dự toán đã có nhiều tiến bộ, kinh phí chi thường xuyên được quản lý sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, từng bước có sự đổi mới từ thủ tục cho đến thời gian cấp phát và xem xét hiệu quả sau cấp phát, công tác kiểm soát chi của kho bạc ngày càng chặt chẽ hơn. Công tác lập, thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán đã đi vào nề nếp, chất lượng báo cáo quyết toán đã được nâng lên rõ rệt, báo cáo quyết toán đã phản ánh tương đối chính xác và trung thực tình hình sử dụng ngân sách cũng như những hoạt động của đơn vị trong năm ngân sách.

Cơ cấu chi ngân sách đã từng bước đổi mới, chú ý mục tiêu phục vụ các chương trình KT-XH của huyện như: Xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, chương trình phát triển thương mại du lịch, phát triển kinh tế vùng rau an toàn, chương trình phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông… Cơ cấu chi ngân sách huyện đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra.

Tại cấp xã đã có sự cải thiện nhất định trong phân bổ nguồn lực như đã hình thành hệ thống định mức làm cơ sở cho việc phân bổ NSNN trong điều kiện nguồn lực tài chính của huyện còn giới hạn; đã xác lập được thứ tự ưu tiên trong phân bổ NSNN, chú trọng đến chi thường xuyên nhưng vẫn phải ưu tiên cho chi đầu tư phát triển; quan tâm bố trí ngân sách để chi cho các lĩnh vực xã hội, đảm bảo phân bổ các khoản chi giáo dục và y tế công bằng giữa các địa phương. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền địa phương cũng đã cải thiện được tính minh bạch trong quản lý chi NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)