Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 43 - 46)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Từ các thông tin công bố chính thức của các cơ quan Nhà nước. Các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về ngân sách nhà nước nói chung và quản lý chi ngân sách nhà nước địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn nói riêng,… Những thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện và một số địa phương, các chính sách của tỉnh đối với quản lý chi ngân sách nhà nước và các vấn đề có liên quan đến đề tài do các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện Pác Nặm cung cấp.

Các tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài thu thập từ Báo cáo của UBND huyện Pác Nặm về quyết toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện qua các năm 2017 - 2019. Ngoài ra thu thập thông tin, số liệu qua niên giám thống kê, các ấn phẩm, các tài liệu, báo cáo của các Cơ quan Tài chính - Kế hoạch, thu thập qua cổng thông tin điện tử của tỉnh Bắc Kạn và website của Chính phủ, Bộ Tài chính, các ngành khác có liên quan.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Để đánh giá tình hình quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Pác Nặm, đề tài sử dụng số liệu sơ cấp, được thu thập thông qua điều tra bằng bảng hỏi:

a. Xác định mục đích và đối tượng điều tra:

Mục đích điều tra dữ liệu sơ cấp của đề tài nhằm đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Pác Nặm.

Tương ứng với mục đích trên thì đối tượng điều tra được chia làm 02 nhóm:

Nhóm 01 là Cán bộ quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện bao gồm Phòng Tài chính kế hoạch huyện Pác Nặm, các phòng chức năng huyện Pác Nặm. Nhóm 02 là cán bộ kế toán tại 10 xã: Công Bằng, Giáo Hiệu, Nhạn Môn, Bằng Thành, Bộc Bố, Cao Tân, Nghiên Loan, An Thắng, Xuân La, Cổ Linh và các đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước.

b. Xác định nội dung điều tra

Tương ứng với mỗi nhóm điều tra sẽ có một nội dung điều tra cụ thể: - Nhóm 01, Thông tin phiếu điều tra tại Phụ lục 1 nhằm đánh giá khái quát về công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách huyện Pác Nặm.

- Nhóm 02 bao gồm các nội dung cụ thể Phụ lục 02: Phần I là thông tin cá nhân của đối tượng tham gia trả lời câu hỏi; Phần II là câu hỏi nhằm đánh giá hoạt động quản lý chi thường xuyên ngân sách huyện Pác Nặm, cụ thể: (I) Lập dự toán chi thường xuyên; (II) Chấp hành chi thường xuyên; (III) Kế toán , quyết toán; (IV) Thanh tra, kiểm tra thực hiện chi thường xuyên

Tác giả thực hiện khảo sát thông qua bảng câu hỏi Phụ lục 1 và phụ lục 2, được đo lường bằng thang đo Likerts 5 điểm, với các mức độ được đánh giá (1) Rất không đồng ý; (2) Không đồng ý; (3) Phân vân; (4) Đồng ý; (5) Rất đồng ý.

c. Xác định cỡ mẫu

- Đối tượng 1: Cán bộ quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện bào gồm 13 người

- Cán bộ kế toán tại 10 xã: Công Bằng, Giáo Hiệu, Nhạn Môn, Bằng Thành, Bộc Bố, Cao Tân, Nghiên Loan, An Thắng, Xuân La, Cổ Linh và các đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước là 60 người.

d. Phương thức tiến hành thu thập dữ liệu

Phương thức tiến hành điều tra tác giả kết hợp đan xen, kết hợp giữa trực tiếp phỏng vấn và gửi phiếu lại thu hồi sau. Tác giả đã gửi đi 70 phiếu phỏng vấn đến hai nhóm đối tượng điều tra. Kết quả tác giả đã thu hồi được 13 phiếu đối tượng là cán bộ quản lý và 55 phiếu đối với cán bộ làm công tác kế toán.

e. Thang đo bảng câu hỏi

Với thang đo Likert 5 lựa chọn trong bảng khảo sát. Khi đó: Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (5-1)/5 = 0.8 Ý nghĩa các mức như sau:

Điểm Khoảng Ý nghĩa

1 1,00 - 1,79 Nội dung quản lý được đánh giá ở mức kém 2 1,80 - 2,59 Nội dung quản lý được đánh giá ở mức yếu

3 2,60 - 3,39 Nội dung quản lý được đánh giá ở mức trung bình 4 3,40 - 4,19 Nội dung quản lý được đánh giá ở mức khá

5 4,20 – 5,00 Nội dung quản lý được đánh giá ở mức tốt - Thời gian điều tra: Từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2020.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

2.2.2.1. Phương pháp phân tổ thống kê

Phương pháp phân tổ là sự phân chia các bộ phận, cấu thành của hiện tượng được phân tích theo dấu hiệu cơ bản của hiện tượng đó. Đây là phương pháp thống kê, được áp dụng rộng rãi trong phân tích kinh tế đặc biệt là kinh tế vĩ mô. Phương pháp phân tổ cho phép nghiên cứu các hiện tượng trong mối liên kết tương quan hoặc phụ thuộc, tách ra từ những tác dụng ảnh hưởng tới chỉ tiêu được phân tích những yếu tố xác định hơn, tìm ra những quy luật và xu hướng đặc trưng cho các hiện tượng kinh tế, diễn biến kinh tế…

Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập thông tin sẽ được phân tổ theo các tiêu chí đã được xây dựng. Phương pháp phân tổ thống kê sẽ cho biết thực trạng và từ đó có những nhận định chính xác nhất đối với tình hình thực hiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Pác Nặm.

2.2.2.2.Phương pháp bảng thống kê

Bảng thống kê là một hình thức trình bày kết quả tổng hợp số liệu thống kê theo từng nội dung riêng biệt nhằm phục vụ cho yêu cầu của quá trình nghiên cứu thống kê.Tác giả sử dụng bảng thống kê nhằm thể hiện tập hợp thông tin thứ cấp một cách có hệ thống, hợp lý nhằm đánh giá công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Pác Nặm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)