5. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Công cụ quản lý chi thường xuyên NSNN tại huyện Pác Nặm tỉnh Bắc
Bắc Kạn
3.2.3.1. Công cụ pháp luật
Trong kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự điều tiết của Nhà nước như hiện nay, pháp luật đã trở thành một bộ phận tối trọng yếu và không thể thiếu trong việc quản lý Nhà nước nói chung và quản lý chi NSNN nói riêng. Hệ thống pháp luật có vai trò định hướng, hướng dẫn và tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế trong xã hội hoạt động có qui luật, theo trật tự, đảm bảo sự công bằng, tính hiệu quả và đồng bộ. Công tác quản lý chi thường xuyên tại địa phương được thực hiện theo sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật của Trung ương và địa phương:
- Luật NSNN số 01/2002/QH11, ngày 16 tháng 12 năm 2002 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, qui định về tổng thể công tác quản lý thu chi ngân sách nói chung và chi thường xuyên nói riêng. Bên cạnh đó, các văn bản dưới luật với các Thông tư, Nghị định được ban hành nhằm hướng dẫn luật và qui định chi tiết đối với chi thường xuyên như:
- Nghị định của Chính Phủ, số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách;
- Nghị định số 73/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy chế xem xét, quyết định dự toán và phân bổ ngân sách địa phương;
- Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách;
- Thông tư 60/2003/TTBTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn;
- Thông tư 01/2007/TTBTC ngày 20/1/2007 của Bộ Tài chính, hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được NSNN hỗ trợ và NS các cấp... Cùng với các văn được Bộ Tài chính ban hành, HĐND, UBND tỉnh và Sở Tài chính cũng đã ban hành một số văn bản qui định, hướng dẫn chi tiết đối với công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại địa phương như:
+ Nghị quyết Số: 13/2016/NQ-HĐND ngày 18/12/2016 của Hội đồng nhân dân huyện Pác Nặm, Nghị quyết về dự toán thu, chi ngân sách nhà nước huyện Pác Nặm năm 2017;
+ Nghị quyết Số: 14/2017/NQ-HĐND ngày 18/12/2017 của Hội đồng nhân dân huyện Pác Nặm, Nghị quyết về phân bổ dự toán chi ngân sách cấp huyện năm 2018;
Nhìn chung các văn bản pháp luật đã xây dựng đầy đủ các quy định và là công cụ đắc lực nhất trong quản lý chi thường xuyên trên địa bàn huyện Pác Nặm nói riêng và các địa phương khác nói chung.
3.2.3.2. Mục lục chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp huyện
Nhận thức đúng tầm quan trọng của công cụ mục lục NSNN trong công tác lập dự toán, chấp hành dự toán và tổng hợp báo cáo quyết toán chi NSNN nói chung và chi thường xuyên NSNN nói riêng chính vì vậy yêu cầu hạch toán chi NSNN theo đúng mục lục NSNN đã được quy định trong Luật ngân sách nhà nước năm 2015.
Chi thường xuyên NSNN được tuân thủ về mục lục NSNN do Bộ Tài chính ban hành, qua các năm mục lục NSNN đã được cải tiến và hoàn thiện hơn, quy định hợp lý và khoa học phản ánh đúng thực tế các khoản chi thường xuyên NSNN. Tuy nhiên một số khoản mục vẫn chưa được phù hợp với chuẩn mực của quỹ tiền tệ quốc gia đang được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng và đều quy định mục lục chi thường xuyên ngân sách được phân chia thành các nhóm chi như tiền lương và tiền công; mua hàng hóa và dịch vụ; trợ cấp và phúc lợi xã hội; chi tiêu khác.
3.2.3.3. Công cụ kiểm toán
Hiện nay, công tác kiểm toán chi ngân sách nhà nước nói chung, hoạt động kiểm toán tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập nói riêng ở nước ta đã cơ bản bao quát được quá trình quản lý và điều hành ngân sách của các địa phương.Quá trình thực hiện kiểm toán chi thường xuyên ngân sách trên địa bàn huyện nhận thấy chi thường xuyên NSNN trên địa bàn huyện Pác Nặm đã thực hiện khá nghiêm túc việc công khai minh bạch trong chi thường xuyên NSNN. Công khai minh bạch được huyện Pác Nặm không chỉ thực hiện tại các cuộc họp báo cáo thường niên như HĐNN, báo cáo tổng kết mà còn công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng như hệ thống phát thanh của Huyện, Web của UBNN huyện.
Hình 3.3. Số lần kiểm toán NSNN trên địa bàn huyện Pác Nặm giai đoạn 2017-2019
Trong giai đoạn 2017- 2019 huyện Pác Nặm đã thực hiện 7 đợt kiểm toán chi thường xuyên NSNN trong đó năm 2017 và 2018 là đợt kiểm toán trong năm và năm 2019 là 3 đợt, trong quá trình thực hiện kiểm toán phát hiện chi thường xuyên ngân sách nhà nước vẫn còn tình trạng lãng phí: Thể hiện ở lĩnh vực chi tiêu hành chính vượt mức quy định (mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc không đúng tiêu chuẩn, chế độ; chi điện, nước, xăng xe, điện thoại, tổ chức lễ hội, ngày kỷ niệm còn chưa hợp lý, lãng phí). chi thường xuyên chủ yếu dựa vào hệ thống định mức đã có sẵn nên đôi khi chưa sát với nhu cầu thực tế; còn tình trạng chỗ thừa, chỗ thiếu; hiệu quả không cao
3.2.3.4. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính
Khi nói đến cơ cấu tổ chức một bộ máy quản lý tài chính người ta thường đề cập đến quy mô nhân sự của nó và trong sự thiết lập ấy chính là cơ cấu tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý ngân sách và các mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện chức năng này. Hay nói cách khác, điều quan trọng hơn cả là phải thiết lập cụ thể rõ ràng, thông suốt các “mối quan hệ ngang” và các “mối quan hệ dọc”. Sự thiết lập ấy được biểu hiện thông qua qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp, các bộ phận trong tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý ngân sách. Quy định chức năng nhiệm vụ của bộ máy và cán bộ quản lý ngân sách theo chức năng trách nhiệm quyền hạn giữa bộ phận này với bộ phận khác, giữa cấp trên với cấp dưới trong quá trình phân công phân cấp quản lý đó. Nếu việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp huyện không rõ ràng, cụ thể thì dễ xảy ra tình trạng hoặc thiếu trách nhiệm, hoặc lạm quyền trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý thu, chi ngân sách. Nếu bộ máy và cán bộ năng lực trình độ thấp thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thu, chi ngân sách. Do đó tổ chức bộ máy và cán bộ là yếu tố rất quan trọng trong quá trình tổ chức quản lý chi thường xuyên ngân sách.