5. Kết cấu của luận văn
2.2.3 Các phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1 Phương pháp chuyên gia
Được sử dụng nhằm thu thập có chọn lọc ý kiến của các chuyên gia, của những nhà quản lý, của những cán bộ nghiên cứu trong lĩnh vực hành chính công và các vấn đề liên quan đến luật cán bộ, công chức
2.2.3.2 Phương pháp so sánh và phân tích hệ thống
Trong luận văn này, tôi kết hợp cả hai hình thức so sánh tương đối và tuyệt đối để phân tích thực trạng phát triển đội ngũ cán bộ, công chức. Sự kết hợp này sẽ bổ trợ cho nhau giúp chúng ta vừa có được những chỉ tiêu cụ thể về khối lượng và giá trị, vừa thấy được tốc độ tăng trưởng của đơn vị trong kỳ phân tích.
Phương pháp phân tích hệ thống được sử dụng xuyên suốt luận văn. Phân tích hệ thống đòi hỏi sự phân tích các mối tương tác giữa các phân hệ của hệ thống chính trị- xã hội, từ đó xác định vị trí, vai trò của từng yếu tố trong hệ thống. Phương pháp này dùng trong luận văn để phân tích các nhân tố tác động đến phát triển đội ngũ cán bộ , công chức huyện Đại Từ tỉnh Thái nguyên. Các phân tích này luôn được gắn bó chặt chẽ mang tính hệ thống trong luận văn.
2.2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin
- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này dùng để hệ thống hóa các số liệu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu và thực trạng năng lực quản lý của cán bộ bằng phân tổ thống kê, tính các chỉ tiêu tổng hợp về tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để phân tích tình hình biến động của hiện tượng theo thời gian. Cụ thể như: số lượng, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị,…
- Phương pháp so sánh: Sau khi số liệu được tổng hợp và phân tích chúng ta có thể sử dụng phương pháp này để so sánh các số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân… thấy được sự phát triển của sự vật, hiện tượng qua các mốc thời gian, không gian và từ đó có thể suy rộng ra được vấn đề nghiên
cứu. Trong đó tập trung vào việc so sánh trình độ chuyên môn nghiệp vụ có liên quan đến chất lượng CBCC qua các năm nghiên cứu.