5. Kết cấu của luận văn
4.2.3. Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng CBCC
Trong điều kiện thực trạng của huyện Đại Từ hiện nay thì công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cơ sở.
4.2.3.1. Quy hoạch cán bộ, công chức cơ sở
Triển khai thực hiện tốt công tác quy hoạch CBCC đảm bảo cho công tác quy hoạch khoa học đi vào nề nếp, đồng bộ, chủ động, đảm bảo nguồn CBCC bổ sung đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; là cơ sở của việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và định hướng việc bố trí, sử dụng trong tương lai. Quy hoạch là CBCC là kế hoạch tổng thể, dài hạn về tạo nguồn và xây dựng đội ngũ CBCC một cách chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, cần thực chú trọng các giải pháp:
Một là, Quy hoạch đội ngũ CBCC phải bám sát thực tiễn, có tính tích
cực, khả thi, trên cơ sở làm tốt việc rà soát, nắm chắc được đội ngũ hiện có và CBCC dự nguồn, tính toán, dự báo được nhu cầu trước mắt và lâu dài, đáp ứng nhiệm vụ chính trị của cơ sở và định hướng phát triển trong tương lai.
Hai là, Chỉ đưa vào quy hoạch những người có đủ các tiêu chuẩn quy
định và phù hợp với tình hình của từng địa phương. Làm tốt công tác rà soát để đưa những người không đủ tiêu chuẩn ra khỏi quy hoạch. Do nguồn quy hoạch CBCC cơ sở còn hạn hẹp và khép kín trong quá trình thực hiện quy hoạch phải “mở” và “động” một chức danh phải dự kiến quy hoạch từ 2 đến 3 người; mỗi một người phải quy hoạch từ 2 đến 3 chức danh. Mở rộng nguồn quy hoạch, không khép kín trong từng cơ sở xã, thị trấn, không chỉ đưa vào quy hoạch những CBCC hiện đang công tác hoặc cơ trú tại xã mà đưa vào quy hoạch cả các CBCC đang công tác tại địa bàn xã khác nếu có đủ tiêu chuẩn.
Ba là, Quan điểm Quy hoạch phải dựa trên nguyên tắc đó là nhiệm vụ
chính trị của địa phương và yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, CNH-HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Cần khắc phục hạn chế trong quy hoạch cơ cấu và chất lượng không đảm bảo.
Bốn là, Trong công tác quy hoạch cần thông qua các phong trào thi đua
để phát hiện người có phẩm chất năng lực, đặc biệt là người có tâm huyết và năng lực chỉ đạo thực tiễn tốt, làm việc năng động, sáng tạo, có hiệu quả,
những nhân tố mới trẻ, có nhiều triển vọng phát triển, đạo đức, lối sống gương mẫu, tiên phong trong công tác, dám nghĩ, dám làm. Cần quan tâm tạo nguồn CBCC trẻ có trình độ, năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt, có thành tích trong thực hiện nhiệm vụ, những CBCC là người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ.
Năm là, Xây dựng tiêu chuẩn CBCC đưa vào quy hoạch phải có bản
lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tuỵ phụng sự đất nước, phục vụ nhân dân; có tinh thần trách nhiệm phục vụ nhân dân; có phẩm chất đạo đức lối sống, cần, kiệm liêm, chính, chí công, vô tư, có ý thức tổ chức kỷ luật gắn bó mật thiết với nhân dân, khiêm tốn, ham học hỏi, có khả năng đảm nhận hoàn thành tốt nhiệm vụ; đảm bảo về độ tuổi và trình độ đào tạo.
Sáu là, Cần phải triển khai thực hiện tốt các bước trong công tác quy
hoạch đó là: Rà soát đội ngũ CBCC và nhận xét đánh giá; Xác định phương hướng cơ cấu trong thời gian tới và cụ thể hoá tiêu chuẩn (xây dựng đề án quy hoạch); phê duyệt và công bố quy hoạch; Tổ chức thực hiện phương án quy hoạch. Trong quá trình thực hiện quy hoạch phải công khai theo quy định.
4.2.3.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC huyện Đại Từ
Nhiệm vụ, giải pháp quan trọng trong công tác quy hoạch là đào tạo bồi dưỡng CBCC. Đào tạo, bồi dưỡng vấn đề quan trọng quyết định đến việc triển khai thực hiện thành công đề án quy hoạch và góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC huyện Đại Từ. Mục tiêu đào tạo bồi dưỡng là trang bị, bổ sung kiến thức, phương pháp tư duy, kỹ năng làm việc. Cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC huyện Đại Từ theo các nội dung:
Thứ nhất, Căn cứ vào quy hoạch CBCC, tiêu chuẩn CBCC của các
chức danh quy hoạch để xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, đồng thời gắn với yêu cầu sử dụng CBCC sau đào tạo. Bám sát phương án quy hoạch đã được phê duyệt để xác định đúng đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng, nội dung đào tạo bồi dưỡng, trình độ đào tạo bồi dưỡng, loại hình đào tạo bồi
dưỡng, cấp đào tạo bồi dưỡng, cần quan tâm đào tạo CBCC trẻ, cán bộ là người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ.
Thứ hai, Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức cần phải được đổi mới
theo hướng đào tạo căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý; tiêu chuẩn ngạch công chức, phải phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ; đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, phương thức đào tạo. Để tăng cường khả năng tiếp nhận, xử lý, kỹ năng giải quyết cần phải bố trí thời gian dành cho việc truyền thụ kiến thức chuyên môn trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa lý thuyết và thực hành. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng cần bám sát công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tại cơ sở gắn với những vấn đề lý luận về quản lý kinh tế - xã hội, kiến thức QPAN.
Thứ ba, Triển khai thực hiện tốt quy định việc mô tả, quy định vị trí việc làm và cơ cấu đội ngũ công chức. Ban hành nghị quyết chuyên đề cụ thể hoá tiêu chuẩn cán bộ để làm cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
Thứ tư, Cần thực hiện tốt công tác xã hội hoá đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ CBCC huyện Đại Từ. Bên cạnh nguồn kinh phí do nhà nước hỗ trợ theo quy định, đối với CBCC công tác tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn phải có cơ chế để hỗ trợ thêm. Bên cạnh phần kinh phí do người được cử đi đào tạo tự lo, cần huy động sự hảo tâm đóng góp của các tổ chức, cá nhân tài trợ.
Thứ năm, Thường xuyên đổi mới nội dung, chương trình, hình thức đào
tạo bồi dưỡng cho đội ngũ CBCC cơ sở; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện giáo trình, tài liệu bồi dưỡng CBCC cơ sở đảm bảo sát với chức năng, nhiệm vụ của từng đối tượng. Kết hợp các hình thức đào tạo, đảm bảo nâng cao cả về bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống, tác phong và nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ CBCC huyện Đại Từ.
Thứ sáu, Tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ sở đào
đầu tư cơ sở vật chất, cần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Để có cơ sở tạo nguồn CBCC trong tương lai cần mở rộng quy mô đào tạo, tăng cường đầu tư, củng cố nâng cao chất lượng đào tạo thực hiện tốt công tác giảng dạy, học tập, nuôi dưỡng học sinh của Trường Dân tộc nội trú của huyện và các trường phổ thông bán trú tạo nguồn cán bộ trẻ là người dân tộc thiểu số cho huyện.