5. Kết cấu của luận văn
4.2.4. Nhận xét, đánh giá, xếp loại CBCC cơ sở
Nhận xét, đánh giá CBCC là tiền đề, khâu bắt buộc của công tác quy hoạch CBCC bên cạnh đó đánh giá đúng năng lực, phẩm chất đạo đức, ý thức trách nhiệm còn là cơ sở cho bố trí, sắp xếp, sử dụng, đào tạo, luân chuyển, điều động CBCC. Trên cơ sở kết quả đánh giá khách quan, công bằng, dân chủ, khoa học giúp cho các nhà quản lý nắm được thực trạng đội ngũ CBCC cơ sở để có các giải pháp cho việc nâng cao chất lượng. Trong công tác nhận xét, đánh giá, xếp loại CBCC cơ sở cần quan tâm các giải pháp:
Một là, Đánh giá đội ngũ CBCC cơ sở phải tuân thủ nguyên tắc đó là
bám sát vào các tiêu chuẩn về việc chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, các tiêu chuẩn về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm với công việc, kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao và mối quan hệ với đồng nghiệp, tinh thần thái độ với nhân dân; Bên cạnh đó trong công tác đánh giá phải xem xét đến điều kiện, môi trường làm việc, quá trình công tác, cống hiến của từng cá nhân.
Hai là, Cơ quan quản lý nhà nước trên cơ sở chức trách nhiệm vụ được
giao, chuẩn mực đạo đức và các điều kiện khác cần phải ban hành thống nhất hệ thống tiêu chuẩn chức danh để làm cơ sở cho việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách khách quan, khoa học, chính xác.
Ba là, Triển khai công tác nhận xét, đánh giá phải được tiến hành thường xuyên, công khai, khách quan, dân chủ, cùng với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Trong quá trình nhận xét, đánh giá phải đảm bảo tuân
thủ chặt chẽ theo quy trình, không được bỏ qua các bước, đồng thời quan tâm ý kiến tham gia của các tổ chức chính trị xã hội, của người dân nơi cư trú và trên địa bàn.
Tăng cường hơn nữa vai trò giám sát của nhân dân đối với kết quả hoàn thành nhiệm vụ trên các mặt của đội ngũ CBCC cơ sở. Kết quả nhận xét, đánh giá CBCC hàng năm bao gồm cả nhận xét của các thành phần theo quy định phải được thông báo cho từng CBCC.
Bốn là, Qua công tác nhận xét, đánh giá phải làm rõ được những ưu điểm, mặt mạnh, tồn tại, hạn chế, khuyết điểm và các nguyên nhân khách quan, chủ quan của từng CBCC qua đó giúp cho từng CBCC và cán bộ quản lý lãnh đạo đề ra các giải pháp tiếp tục phát huy thành tích và hạn chế các khuyết điểm, tồn tại, đồng thời chấn chỉnh, phê bình, kỷ luật kịp thời CBCC vi phạm, không hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao. Kiên quyết loại bỏ những người vi phạm nghiêm trọng về phẩm chất đạo đức, lối sống, không đảm bảo trình độ, không đủ năng lực thực hiện công việc được giao.
Thông qua kết quả nhận xét, đánh giá của từng cá nhân CBCC cần tổng hợp, để phân tích chất lượng của đội ngũ CBCC từ đó có các giải pháp kịp thời về công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, điều động và sử dụng CBCC
Năm là, Quan tâm công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bản lĩnh chính
trị, ý thức trách nhiệm, tác phong, thái độ làm việc cho đội ngũ CBCC cơ sở. Không ngừng nêu cao tinh thần đoàn kết; đẩy mạnh tự phê bình và phê bình; kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện quan liêu, hách dịch xa rời nhân dân các hành vi tham nhũng, lãng phí. Bên cạnh đó cần làm tốt công tác phát động các phong trào thi đua ở cơ sở để nhân rộng các điển hình tiên tiến trong thực hiện nhiệm vụ được giao, rút ra được các bài học kinh nghiệm cho công tác lãnh đạo chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ, kịp thời biểu dương, khen thưởng các cá nhân có thành tích trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Sáu là, Để công tác đánh giá CBCC huyện Đại Từ đảm bảo khách quan, dân chủ, chính xác, cần phải có sự phối hợp giữa chính quyền cơ sở và các phòng ban chuyên môn cấp huyện. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, sát hạch kiến thức, trình độ năng lực đối với CBCC huyện Đại Từ, kịp thời luân chuyển, thay thế sắp xếp lại đối với CBCC trình độ không phù hợp, không hoàn thành nhiệm vụ đã giao.
Bảy là, Trong công tác xếp loại CBCC cần quan tâm tới mức độ thực
hiện hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ chính trị trong năm của cả tổ chức để có tỷ lệ hợp lý giữa các mức độ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ. Đối với tập thể yếu kém có vi phạm kỷ luật, không hoàn thành nhiệm vụ thì không xếp mức độ hoàn thành nhiệm vụ cao đối với người đứng đầu đơn vị. Đối với các cá nhân đề nghị danh hiệu chiến sỹ thi đua phải có sáng kiến cải tiến kỹ thuật được nghiệm thu và thực tế phát huy hiệu quả.