Đối với huyện Đại Từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 115 - 134)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.3. Đối với huyện Đại Từ

4.3.3.1. Bổ sung thể chế quản lý CBCC huyện Đại Từ

Căn cứ Luật CBCC năm 2008, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định, quy định chi tiết thi hành Luật, các Bộ chuyên ngành đã ban hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện tuy nhiên hệ thống văn bản pháp quy hiện nay chưa đủ, một số quy định chưa cụ thể. Để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC huyện Đại Từ, thể chế quản lý cán bộ, công chức cần tiếp tục được sửa đổi, bổ sung theo hướng:

Thứ nhất, Tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị

trấn được thực hiện theo Quyết định 04/2004/QĐ-BNV; thời điểm hiện tại Chính phủ đã ban hành Nghị định 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 thay thế Nghị định 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003. Do vậy cần phải sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn cụ thể từng chức danh CBCC huyện Đại Từ căn cứ vào điều kiện kinh tế xã hội của các vùng theo quy định của Chính phủ với quan điểm nâng cao tiêu chuẩn trình độ:

- Bí thư, Phó Bí thư; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND: Chuyên môn, nghiệp vụ ở khu vực đồng bằng và đô thị có trình độ Đại học trở lên. Ở khu vực miền núi các xã vùng I phải có trình độ chuyên môn Đại học; các xã vùng II phải có trình độ chuyên môn trung cấp trở lên; các xã vùng III trình độ chuyên môn sơ cấp trở lên, trình độ văn hoá tốt nghiệp THPT.

- Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND trình độ Chuyên môn, nghiệp vụ: Có trình độ Đại học trở lên đối với khu vực đồng bằng. Với khu vực miền núi các xã vùng I phải có trình độ chuyên môn Trung cấp; các xã vùng II phải có trình độ chuyên môn sơ cấp trở lên; các xã vùng III trình độ văn hoá tốt nghiệp THPT.

- Đối với các chức danh công chức Chuyên môn nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng có trình độ đại học đúng chuyên ngành trở lên. Với công chức đang công tác ở khu vực miền núi phải có trình độ trung cấp chuyên ngành trở lên. Riêng trưởng Công an xã ở khu vực đồng bằng phải đạt trình độ tương

đương trung cấp chuyên môn ngành công an trở lên. Với công chức đang công tác khu vực miền núi, miền núi trung du, có chứng chỉ chương trình huấn luyện trưởng công an xã; Chỉ huy trưởng quân sự ở khu vực đồng bằng phải đạt trình độ tương đương trung cấp về quân sự của sĩ quan dự bị cấp phân đội trở lên. Đối với công chức đang công tác ở khu vực miền núi, miền núi trung du có chứng chỉ chương trình huấn luyện Chỉ huy trưởng quân sự trở lên.

Thứ hai, Cùng với chính sách đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ Chính phủ cần ban hành chính sách “đầu ra” để giải quyết số CBCC hiện nay không đủ các điều kiện để đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị theo quy định, trên cơ sở phải đảm bảo quyền lợi của các CBCC này vì thực tế còn chiếm một tỷ lệ lớn nhưng chưa được giải quyết, để có thể tuyển dụng thêm đội ngũ CBCC trẻ có năng lực, điều kiện đáp ứng đủ theo yêu cầu.

Thứ ba, Cần hoàn thiện quy định rõ thẩm quyền quản lý đối với đội ngũ

CBCC cơ sở. Thực tế công tác quản lý cán bộ, công chức cơ sở còn chồng chéo, thiếu thống nhất, quy định về phân công, phân cấp chưa rõ ràng. Trong khi đó đội ngũ CBCC huyện Đại Từ do được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nên rất đa dạng. Qua thực tiễn công tác quản lý CBCC huyện Đại Từ từ quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đến kiểm điểm, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, bố trí sử dụng còn thực hiện khác nhau, chưa thống nhất. Để đảm bảo có được quy định chung thống nhất, cần có sự phân công, phân cấp rõ ràng, rành mạch giữa các cấp, các ngành trong công tác quản lý đội ngũ CBCC huyện Đại Từ.

Thứ tư, Tiếp tục sửa đổi, bổ sung chế độ tiền lương, phụ cấp công vụ,

chính sách hỗ trợ đặc thù cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với CBCC huyện Đại Từ đặc biệt ở những vùng khó khăn. Theo quy định của Chính phủ CBCC huyện Đại Từ chưa qua đào tạo hoặc trình độ sơ cấp hệ số lương rất thấp so với mặt bằng chung, do vậy không đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của họ. Do vậy trong lộ trình cải cách tiền lương nên tính toán xem xét để

đảm bảo tính công bằng. Đối với các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, Chính phủ ban hành cơ chế hỗ trợ đặc thù đối với CBCC tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

4.3.3.2. Chế độ, chính sách và điều kiện làm việc trang thiết bị, cơ sở vật chất của đội ngũ CBCC huyện Đại Từ.

Xuất phát từ nhận thức cán bộ là nhân tố quyết định thành bại của mọi vấn đề, vì vậy chế độ, chính sách đối với CBCC nói chung, CBCC huyện Đại Từ nói riêng là nội dung quan trọng là một động lực, là yếu tố để không ngừng nâng cao, phát huy trí tuệ, sự nỗ lực, cố gắng của đội ngũ CBCC cơ sở phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó nếu thực hiện tốt chính sách này sẽ thu hút được nguồn nhân lực đủ điều kiện cho cơ sở góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC huyện Đại Từ. Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương phải quan tâm giải quyết:

Thứ nhất, Cải cách chế độ tiền lương cho đội ngũ CBCC huyện Đại Từ

để đảm bảo phù hợp.

Tổ chức thực hiện chế độ tiền lương mới theo Nghị định số 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Về xếp lương đối với cán bộ cấp xã, Nghị định tách riêng mức lương đối với cán bộ đã tốt nghiệp có trình độ đào tạo chuyên môn và cán bộ trình độ sơ cấp, chưa qua đào tạo. Cụ thể, cán bộ có trình độ sơ cấp hoặc chưa đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ xếp lương bậc 1 hệ số lương từ 1,75 - 2,35 và bậc 2 với hệ số lương từ 2,25 - 2,85 theo chức vụ, thời gian đảm nhiệm. Với quy định như vậy khó đáp ứng được nhu cầu cuộc sống, thực tế cho thấy cùng một cơ quan nhưng các chức danh chuyên trách do có trình độ chuyên môn nên được xếp ngạch, bậc lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 nên cao hơn.

Để đảm bảo phù hợp với mặt bằng chung, cần cải cách tiền lương của đội ngũ cán bộ cơ sở theo hướng

Bí thư đảng uỷ xã: bậc 1 nâng lên hệ số 3,0; bậc 2 nâng lên hệ số 3,5. Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND: bậc 1 nâng lên hệ số 2,8; bậc 2 nâng lên hệ số 3,3.

Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận tổ quốc, Phó chủ tịch HĐND, Phó chủ tịch UBND: bậc 1 nâng lên hệ số 2,6; bậc 2 nâng lên hệ số 3,1.

Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh: bậc 1 nâng lên hệ số 2,4; bậc 2 nâng lên hệ số 2,9.

Thứ hai, điều chỉnh tăng thời gian hưởng phụ cấp cho đội ngũ CBCC

cơ sở. Chính phủ đã ban hành Nghị định 116/2017/NĐ-CP về chính sách đối với CBCC, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn quy định thời gian hưởng phụ cấp thu hút là thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và không quá 5 năm. Xuất phát từ thực tế của đội ngũ CBCC cơ sở để đảm bảo thu hút được nguồn CBCC ổn định công tác tại cơ sở cần nâng thời gian hưởng chính sách lên 10 năm.

Thứ ba, Về chế độ phụ cấp công vụ theo Nghị định 34/2018/NĐ-CP

chưa có quy định đặc thù đối với CBCC đang công tác tại các vùng đặc biệt khó khăn. Theo quy định tất cả các đối tượng đang được hưởng mức hỗ trợ là 25%, do thực tế quá trình thực thi công vụ của CBCC cơ sở ở miền núi trung du, vùng sâu, vùng xa khó khăn hơn do vậy cần nâng phụ cấp công vụ đối với các địa bàn theo quy định vùng kinh tế xã hội khó khăn của Chính phủ cao hơn mức bình quân chung 5% đến 10%.

Thứ tư, Bổ sung thêm một số chính sách đối với cán bộ luân chuyển.

Thực tế việc thực hiện chính sách đãi ngộ đối với CBCC luân chuyển giữa các địa bàn huyện Đại Từ và CBCC được luân chuyển điều động về cơ sở theo quy định còn thấp, chưa đảm bảo được việc khuyến khích, thu hút, yên tâm công tác. Để khắc phục vấn đề này, đề nghị Chính phủ nghiên cứu,

bổ sung chính sách hoặc uỷ quyền cho phép cấp tỉnh được ban hành chính sách đối với cán bộ luân chuyển từ cấp huyện hoặc tương đương về cơ sở và CBCC luân chuyển giữa các địa bàn cơ sở theo hướng: các chế độ tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm... đang được hưởng của CBCC trước khi luân chuyển tiếp tục được giữ nguyên. Đồng thời trợ cấp ban đầu bằng 2 năm mức tiền lương tối thiểu và trợ cấp thêm hàng tháng bằng 15% mức tiền lương và phụ cấp hiện hưởng đối với xã khu vực I; 30% xã khu vực II; 50% xã khu vực III. Ngoài ra cán bộ luân chuyển hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được ưu tiên xem xét, bổ nhiệm vào chức danh cán bộ lãnh đạo thích hợp khi tổ chức có nhu cầu.

Thứ năm, Đẩy mạnh đầu tư xây dựng, trang bị đủ cơ sở vật chất phục

vụ công tác của đội ngũ CBCC cơ sở.

Xuất phát từ thực trạng về cơ sở vật chất làm việc của huyện Đại Từ, phải ưu tiên quan tâm đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của Đảng uỷ - HĐND - UBND các xã, phường thị trấn theo hướng hiện đại để đảm bảo đủ diện tích làm việc. Bố trí kinh phí để đầu tư, mua sắm đồng bộ các trang thiết bị làm việc như bàn, ghế, máy tính, máy phô tô, máy chiếu.

Bổ sung nguồn vốn hàng năm để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ cho các xã, đặc biệt các địa bàn miền núi trung du, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn các công trình đường giao thông đến xã, đến bản, trường học, điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, trạm y tế, các công trình nhà văn hoá để phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân góp phần nâng cao dân trí, xoá đói, giảm nghèo và nâng cao hiệu quả thực thi công vụ của đội ngũ CBCC cơ sở.

Thứ sáu, Từng bước đổi mới cơ chế quản lý ngân sách huyện Đại Từ

Công tác quản lý tài chính - ngân sách huyện Đại Từ theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành đã đảm bảo chặt chẽ, hiệu quả. Tuy nhiên xuất phát từ thực tế do nguồn thu ở cấp xã, phường, thị trấn không cao, chỉ có ít đơn vị có số thu ngân sách đáp ứng đủ nhiệm vụ chi, hầu hết các cơ sở phải bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên do đó:

Đối với các xã, phường, thị trấn nếu có số thu ngân sách trên địa bàn chiếm trên 50% dự toán chi ngân sách hàng năm, cần xem xét tăng tỷ lệ điều tiết cho ngân sách xã, trên cơ sở không giảm nguồn bổ sung cân đối để huyện Đại Từ có thêm nguồn kinh phí đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác.

Đối với các xã, phường thị trấn còn lại hàng năm cần bổ sung thêm nguồn kinh phí theo tỷ lệ tương ứng với mức độ trượt giá để đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao. Trong đó quan tâm bổ sung nguồn kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng CBCC cơ sở.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đẩy mạnh công tác tự kiểm tra đảm bảo việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí đúng mục đích, đúng chế độ chính sách, tiết kiệm, hiệu quả. Khuyến khích cho phép các xã, phường thị trấn được bố trí nguồn kinh phí tiết kiệm được để sử dụng bổ sung thu nhập cho CBCC, tăng quỹ phúc lợi, hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và mua sắm trang thiết bị làm việc.

KẾT LUẬN

Đội ngũ CBCC cơ sở là những người có quan hệ trực tiếp, gắn bó mật thiết với người dân, là người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước với người dân để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh ở địa phương. Việc không ngừng củng cố, chăm lo xây dựng đội ngũ CBCC cơ sở là nhiệm vụ chiến lược có ý nghĩa quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trong thành tích chung của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Đại Từ trong công cuộc đổi mới cùng với đất nước hơn 25 năm qua, có sự đóng góp rất lớn của đội ngũ CBCC cơ sở. Trong thời gian qua, bên cạnh việc quan tâm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên đã thường xuyên quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ CBCC trong đó có đội ngũ CBCC huyện Đại Từ. Tuy nhiên, đứng trước những yêu cầu đòi hỏi của thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước với những thử thách mới, yêu cầu mới, nhiệm vụ mới, thực trạng đội ngũ CBCC cơ sở huyện Đại Từ còn nhiều tồn tại, bất cập, yếu về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Huyện hướng tới xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đạo đức, có chuyên môn, năng lực, tận tụy phục vụ nhân dân, trung thành với Tổ quốc là yêu cầu cần thiết trong điều kiện hiện nay. Muốn vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức Huyện phải được coi trọng, là một trong những vấn đề then chốt của công tác cán bộ.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Huyện là một nhiệm vụ rất khó khăn và phức tạp, qua quá trình nghiên cứu, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức ở Huyện Đại Từ, rút ra những ưu điểm, tồn tại, hạn chế và đồng thời đã chỉ ra được những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế, từ đó đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức

Huyện đáp ứng những yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH trong giai đoạn mới. Điều này cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, trách nhiệm của các cấp các ngành, và quan trọng nhất là sự nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, vươn lên của từng cá nhân cán bộ, công chức ở cơ sở, vấn đề này cần được thực hiện một cách đồng bộ, có kế hoạch trước mắt và kế hoạch lâu dài.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (2017),

Thông tư Liên tịch 03/2017/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên

trách cấp xã, Hà Nội.

2. Bộ Nội vụ (2004), Thông tư số 03/2004/TT - BNV ngày 16/01/2004 hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 115 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)