Định hướng và mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 95 - 97)

5. Kết cấu của luận văn

4.1. Định hướng và mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức

chức huyện Đại Từ đến năm 2025

Đại Từ là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, định hướng đến năm 2025 sẽ phấn đấu sớm ra khỏi tình trạng chậm phát triển. Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Đại Từ lần thứ XIX đã xác định phương hướng mục tiêu của huyện giai đoạn 2017 - 2022 là: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, tăng cường sức mạnh đoàn kết các dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, năng động sáng tạo, huy động, sử dụng tốt các nguồn lực, tranh thủ thời cơ thúc đẩy phát triển kinh tế; tạo bước chuyển biến cơ bản về cơ cấu kinh tế; nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực, xoá đói giảm nghèo; giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội; làm tốt công tác y tế và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và đối ngoại, giữ vững ổn định chính trị, nâng cao đời sống mọi mặt của nhân dân; phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2015-2020, sớm đưa huyện Đại Từ ra khỏi tình trạng chậm phát triển. Cụ thể một số chỉ tiêu: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt từ 14-15%; thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 18 triệu đồng; cơ cấu kinh tế: Nông - lâm nghiệp chiếm 44,5%, dịch vụ chiếm 32,5%, công nghiệp - xây dựng chiếm 23%. Đến năm 2015 tổng thu ngân sách đạt 500 tỷ đồng, thu trên địa bàn đạt 40 tỷ đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội 2.000 tỷ đồng;100% các xã có đường nhựa đến trung tâm xã; tỷ lệ che phủ của rừng đạt 52%. Trong 5 năm, tổ chức đào tạo nghề, hướng nghiệp dạy nghề cho khoảng 5.000 lượt người; tạo việc làm mới cho khoảng 12.000

người, trong đó xuất khẩu lao động 500 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2020 là 1,52%; quy mô dân số khoảng 190.300 người. Tỷ lệ hộ nghèo còn 25%. Đến năm 2020, có 95% số bản và 95% số hộ gia đình được dùng điện sinh hoạt; 98% số hộ gia đình xem được truyền hình; 94% số hộ ở khu vực nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, tỷ lệ gia đình văn hoá 70%; 21 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 15 trường đạt chuẩn quốc gia.

Để thực hiện mục tiêu tổng quát đó, phương hướng nhiệm vụ chung là: Tiếp tục duy trì phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, bền vững, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, phát huy lợi thế tập trung phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa gắn với đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ tạo bước chuyển biến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm; gắn phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ưu tiên các nguồn lực để đầu tư xây dựng nông thôn mới gắn với hoàn thiện quan hệ sản xuất mới trong nông nghiệp và phát triển nông thôn. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, trọng tâm là phát triển chăn nuôi đại gia súc Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh tăng năng suất cây trồng, khai thác tối đa diện tích trồng lúa nước, giảm diện tích trồng cây trên nương và đất dốc. Ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng và sức cạnh tranh cao; tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống chợ nông thôn. Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp phục vụ cho sản xuất nông, lâm nghiệp; mở rộng các cơ sở chế biến.

Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống cho nhân dân các xã miền núi trung du, vùng sâu, vùng xa, các xã, bản đặc biệt khó khăn bằng các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu và các nguồn vốn khác. Tăng cường

các biện pháp quản lý thu ngân sách và khai thác tốt các nguồn thu. Quản lý chi ngân sách đảm bảo đúng Luật, triệt để tiết kiệm, đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, phục vụ tăng trưởng kinh tế, gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Triển khai thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tăng cường công tác an ninh quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm bảo trật tự an toàn xã hội, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)