5. Kết cấu của luận văn
3.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức huyện
huyện Đại Từ
Thứ nhất, để đánh giá về công tác quy hoạch và tuyển dụng CBCC
huyện Đại Từ, thông qua các số liệu đã điều tra cho thấy:
Về công tác quy hoạch: Việc lập kế hoạch về công tác quy hoạch và tuyển dụng đội ngũ CBCC được đánh giá tốt, hiệu quả. Cơ cấu, chất lượng của đội ngũ CBCC khi được quy hoạch được đánh giá ở mức tốt. Khi quy hoạch chúng ta phải thực hiện nghiêm cơ cấu 3 độ tuổi, đó là yếu tố căn bản đảm bảo cho việc chuẩn bị cán bộ từ xa, như vậy thì công tác quy hoạch cán bộ mới đi đúng hướng, đúng mục đích.
Về công tác đào tạo, bồi dưỡng: Trong những năm gần đây, công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng được nhiều yêu cầu về nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ, công chức. Cán bộ công chức Huyện tự đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Huyện đạt ở mức Trung bình. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng chưa thật sự đa dạng. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở những đơn vị gặp khó khăn về kinh tế việc đào tạo, bồi dưỡng chưa thực sự được coi trọng. Thời gian tới Lãnh đạo Huyện cần quan tâm hơn nữa tới công
tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Ban tuyên giáo Huyện phối hợp chặt chẽ với Trung tâm bồi dưỡng chính trị Huyện để tăng cường đào tạo trình độ trung cấp, sơ cấp về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ cho các đối tượng từ cán bộ, lãnh đạo chủ chốt, công chức Huyện với mọi lĩnh vực.
Hiện nay, chương trình đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ, công chức Huyện chưa có chiến lược đào tạo lâu dài. Công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo bồi dưỡng chưa được thực hiện nghiêm túc nên kết quả chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Chế độ chính sách, kinh phí đầu tư còn chưa hợp lý.
Thứ hai, Công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng đãi ngộ cán bộ, công chức
Hiện nay công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức Huyện. Trong nhiều năm, việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức Huyện chưa được quan tâm, và đánh giá đúng mức, vì vậy nhiều địa phương bố trí, sử dụng một cách tùy tiện cảm tính, theo kiểu cần đâu cử đó, gây nên hiện tượng vừa thừa lại vừa thiếu. Việc bố trí, sử dụng còn mang nặng tính hình thức về: số lượng, tiêu chuẩn chính trị đạo đức, nhiệt tình còn chất lượng như trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, các kỹ năng nghề nghiệp…chưa được coi trọng.
Hiện nay việc tuyển dụng cán bộ, công chức đã được đổi mới một cách căn bản nhưng quy trình, tiêu chuẩn đối với từng chức danh chưa thực sự dân chủ, công khai, bình đẳng, thiếu tính cạnh tranh nên chưa tuyển dụng được những người có đủ trình độ, năng lực thực sự vào những chức danh cán bộ lãnh đạo, công chức chuyên môn trong bộ máy chính quyền Huyện. Mặt khác còn bị chi phối bởi tư tưởng địa phương, cục bộ, phe cánh, dòng tộc…Chính vì thế, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Huyện chưa cao, còn bị hạn chế.
Thứ ba,Môi trường và điều kiện làm việc
Qua điều tra khảo sát thực tế cơ sở vật chất của cán bộ, công chức Huyện với ý kiến phỏng vấn của cán bộ, công chức Huyện ta có cơ sở khẳng định tính sát thực. Cán bộ Huyện gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, Bí
thư, Phó Bí thư đều có phòng làm việc riêng, các công chức được bố trí làm việc chung trong một số phòng và được trang bị điện thoại, tủ đựng tài liệu và bàn ghế làm việc. Cán bộ, công chức Huyện được trang bị các tài liệu, sách, báo, tạp chí chuyên môn, pháp luật để tạo điều kiện bổ sung thêm kiến thức chuyên ngành và cập nhật thêm các thông tin về các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, do điều kiện của các cơ quan đơn vị và điều kiện kinh tế của các xã, thị trấn còn gặp khó khăn nên việc trang bị để nghiên cứu, học tập chưa kịp cập nhật với tình hình mới.
Trong những năm qua, Huyện Đại Từ luôn quan tâm đầu tư cải cách thủ tục hành chính, hàng năm thường một khoản ngân sách để đầu tư cho hệ thống thông tin liên lạc, trang thiết bị phục vụ thiết yếu cho CBCC huyện hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn. Do đó, trang thiết bị và hệ thống thông tin được đánh giá ở mức Tốt.
Thứ tư, Yếu tố ảnh hưởng từ công tác giáo dục phẩm chất, tinh thần trách nhiệm cho cán bộ, công chức
Thực tế cho thấy, hầu hết đội ngũ cán bộ, công chức có tinh thần khắc phục khó khăn, cần cù, chịu khó, tích cực học hỏi, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, họ thực sự đóng vai trò chủ thể quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của cơ quan, đơn vị, địa phương. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm là cơ bản, không ít cán bộ, công chức đang bộc lộ những thiếu sót cần khắc phục về mặt phẩm chất, đạo đức.
Những yếu kém, hạn chế về phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức có thể kể đến là:
Một là, Trong hoạt động quản lý hành chính Nhà nước, cán bộ, công chức là những người xây dựng, ban hành các văn bản quản lý; đồng thời cán bộ, công chức cũng là những người áp dụng văn bản vào quá trình thực hiện nhiệm vụ. Một số cán bộ, công chức tỏ thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, nhũng nhiễu khi giải quyết công việc. Trách nhiệm xử lý công việc
chưa cao, còn hiện tượng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm và người gánh chịu thiệt hại, hậu quả không ai khác chính là nhân dân. Tinh thần, thái độ làm việc này hoàn toàn trái ngược với những chuẩn mực đạo đức trong nền công vụ, đó là: thái độ cư xử đúng mực, lịch sự, nhã nhặn; thực hiện nhiệm vụ với tinh thần tận tụy, nhiệt tình, trung thực, không vụ lợi, vun vén cá nhân...
Tiếp theo, một khía cạnh khác của đạo đức công vụ là tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức. Hồ Chủ Tịch đã nói: “Làm cán bộ tức là suốt đời làm đày tớ trung thành của nhân dân”. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn không ít cán bộ, công chức giải quyết công việc cho nhân dân theo kiểu “ban ơn”, chưa thực sự là quan hệ giữa người phục vụ và người được phục vụ mà còn mang tính chất “ xin cho” tức là quan hệ thiếu bình đẳng, thiếu tôn trọng. Người dân luôn đóng vai đi xin, còn đội ngũ cán bộ, công chức là người đi cho, ban phát những gì mà vốn không phải là của họ.
Bên cạnh đó hạn chế nữa đó là cán bộ, công chức chưa tự giác học tập bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác hạn chế, làm việc cầm chừng, qua ngày, không có chất lượng và hiệu quả rõ rệt, coi công việc nhà nước như là chỗ trú chân an toàn, còn lại dành trí tuệ, sức lực của mình cho các hoạt động bên ngoài cơ quan để tăng thu nhập, gây nên sự bất bình trong dư luận và ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín của bộ máy nhà nước đối với người dân.
Đạo đức công vụ là một phạm trù tương đối rộng, bao gồm đạo đức, lối sống, cách xử sự của cán bộ công chức không chỉ trong các mối quan hệ xã hội thông thường mà còn trong phạm vi thực hiện nhiệm vụ công, đó là trong giao dịch hành chính với tổ chức, công dân. Có thể nói, đạo đức trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức giữ vai trò quyết định trong việc xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh. Để công tác cải cách hành chính thực sự trở thành động lực nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính Nhà nước, việc xây dựng các quy định, quy chế chuẩn về
trách nhiệm và đạo đức công vụ là một việc làm rất cần thiết. Đồng thời cần sự vào cuộc của tất cả các cơ quan, đơn vị, sự quyết liệt của Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và hơn ai hết là bản thân mỗi cán bộ, công chức Huyện phải tự rèn luyện phấn đấu vì nhiệm vụ chung vì sự nghiệp phát triển của Huyện.