Tuyển chọn, tuyển dụng, bố trí, sử dụng CBCC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 103 - 106)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.2. Tuyển chọn, tuyển dụng, bố trí, sử dụng CBCC

4.2.2.1. Nâng cao công tác tuyển chọn, tuyển dụng CBCC cơ sở

Xây dựng và triển khai thực hiện cơ chế lựa chọn, tuyển dụng phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn các chức danh, đúng cơ cấu, đảm bảo có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực và khả năng thực hiện nhiệm vụ là vấn đề rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC huyện Đại Từ.

- Đối với cán bộ chuyên trách huyện Đại Từ

Cán bộ chuyên trách là những người nắm các chức danh cán bộ chủ chốt (Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND) có vai trò quan trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội ở cơ sở. Theo quy định, việc tuyển chọn các chức danh cán bộ chuyên trách huyện Đại Từ được thực hiện thông qua hình thức bầu cử, cụ thể:

Các chức vụ Bí thư; phó bí thư Đảng uỷ xã, thị trấn do đại hội đảng bộ xã, thị trấn bầu.

Các chức vụ Chủ tịch, phó chủ tịch HĐND do HĐND xã, thị trấn bầu. Các chức vụ Chủ tịch, phó chủ tịch UBND do HĐND xã, thị trấn bầu. Chủ tịch MTTQ; Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ; Chủ tịch Hội CCB; Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Nông dân do đại hội của các tổ chức này bầu ra.

Theo quy định hiện nay công tác bầu cử được thực hiện theo hình thức “dân chủ đại diện” các vị trí cán bộ chủ chốt do cấp uỷ cấp đó đề nghị, cấp uỷ cấp trên trực tiếp và tổ chức chính trị - xã hội cấp trên trực tiếp nhất trí giới thiệu, đưa ra kỳ họp hoặc đại hội để các đại biểu tham dự bầu.

Để công tác lựa chọn, tuyển dụng đảm bảo đúng quy định, góp phần nâng cao chất lượng cán bộ cơ sở cần thực hiện tốt các giải pháp:

Một là, Công khai hoá, dân chủ hoá, xã hội hoá quy trình xem xét, lựa chọn, giới thiệu nhân sự. Trong quá trình tìm kiếm, đề cử các cơ quan, đơn vị, cá nhân đều có quyền đề nghị, giới thiệu, đề xuất những người có đủ năng lực, tiêu chuẩn, trình độ, phẩm chất đạo đức và uy tín vào danh sách ứng cử. Quá trình thực hiện phải đảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn diện về công tác tổ chức cán bộ đó là đảm bảo định hướng, tiêu chuẩn nhân sự do cấp uỷ huyện Đại Từ, cấp uỷ cấp trên trực tiếp và ban thường vụ các tổ chức chính trị - xã hội cấp trên trực tiếp thông qua.

Hai là, Triển khai thực hiện thí điểm, sơ kết, rút kinh nghiệm, triển khai

thí điểm diện rộng, tổng kết và triển khai đồng loạt hình thức bầu cử trực tiếp đó là toàn thể nhân dân, cử tri hoặc đại biểu tham gia bầu cử để bầu trực tiếp các chức vụ cán bộ chủ chốt của huyện Đại Từ. Nếu đổi mới hình thức bầu cử, triển khai được thì sẽ góp phần rất quan trọng trong việc lựa chọn được cán bộ có uy tín, trách nhiệm, trình độ, năng lực trong công tác.

Ba là, Cụ thể hoá tiêu chuẩn hoá về trình độ, năng lực, các yêu cầu đối

với các chức danh cán bộ chủ chốt. Trong quá trình hiệp thương, bầu cử phải đảm bảo khách quan, dân chủ;

Bốn là, Qua kết quả triển khai thí điểm mô hình bí thư kiêm chủ tịch

UBND xã, phát huy hiệu quả rất khả quan. Nhằm để tạo ra sự thống nhất trong việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng và công tác điều hành của UBND, góp phần tinh giản bộ máy, tập trung thống nhất quyền lực, Triển khai áp dụng thí điểm diện rộng mô hình này.

- Đối với công chức huyện Đại Từ

Để tuyển dụng công chức cơ sở hiện nay Chính phủ đã ban hành Nghị định 24/2017/NĐ-CP ngày 15/3/2017 Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Quyết định 13/2017/QĐ-UBND ngày 10/12/2017 về việc ban hành quy chế tuyển dụng, chế độ tập sự đối với công chức ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thái

Nguyên, tại quyết định có quy định việc tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thực hiện thông qua xét tuyển. Khi triển khai hình thức xét tuyển với mục đích kịp thời tăng cường công chức cho huyện Đại Từ, tuy nhiên nếu áp dụng hình thức này thì ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đội ngũ công chức cơ sở. Một số giải pháp cần quan tâm triển khai:

Một là, Để nâng cao được chất lượng đội ngũ công chức cơ sở cần sửa

đổi, bổ sung quyết định 13/2017/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Nguyên theo hướng việc tuyển dụng công chức cấp xã, phường, thị trấn thực hiện thông qua hình thức thi tuyển, trừ các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn thuộc huyện 30a được áp dụng hình thức xét tuyển.

Hai là, Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ,

vị trí việc làm, chỉ tiêu biên chế của cơ quan sử dụng công chức. Đảm bảo công khai, dân chủ, công bằng, khách quan. Quán triệt nguyên tắc phải xuất phát từ yêu cầu công việc để tuyển dụng, xây dựng thực hiện tốt kế hoạch tuyển dụng.

Ba là, Xây dựng quy chế, quy trình thi tuyển, xét tuyển chặt chẽ, phân công cụ thể, rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan, đảm bảo công bằng, công khai, cạnh tranh, thực hiện nghiêm túc quy trình để lựa chọn được công chức có đủ tiêu chuẩn theo quy định vào đội ngũ công chức cơ sở.

Bốn là, Công khai rộng rãi quy trình tuyển dụng, quan tâm ưu tiên cộng

điểm cho các sinh viên là người dân tộc thiểu số của cơ sở được cử đi đào tạo có địa chỉ và các đối tượng tốt nghiệp đại học chính quy loại khá, giỏi có chuyên ngành phù hợp với nhu cầu tuyển dụng.

Năm là, Chú trọng, đẩy mạnh, công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời

phát hiện và chấn chỉnh, xử lý kịp thời các sai phạm trong quy trình, quá trình tuyển dụng công chức.

4.2.2.2. Thường xuyên quan tâm, bố trí, sử dụng hợp lý CBCC huyện Đại Từ

CBCC cần phải bố trí, sử dụng các chức danh CBCC hợp lý, đúng các tiêu chuẩn quy định cho các chức danh, cần thực hiện tốt một số nội dung:

Một là, Quán triệt và thực hiện nghiêm túc yêu cầu quy định về tiêu chuẩn của từng chức danh CBCC do đó đối với các cơ sở cần phải thực hiện triệt để việc bố trí sử dụng CBCC đảm bảo đúng tiêu chuẩn, xây dựng phương án để xử lý CBCC không đảm bảo tiêu chuẩn.

Hai là, Thường xuyên rà soát đội ngũ và các tiêu chuẩn chức danh để

bố trí đầy đủ kịp thời CBCC nhằm đảm bảo cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo QPAN. Không bố trí mới đối với những người không đảm bảo yêu cầu về tiêu chuẩn.

Ba là, Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu huyện Đại Từ

trong quản lý công chức đó là chủ tịch UBND xã, thị trấn chịu trách nhiệm về việc sắp xếp, bố trí, phân công nhiệm vụ, kiểm tra quá trình công tác.

Bốn là, Thường xuyên quan tâm xây dựng kế hoạch và tổ chức triển

khai thực hiện kiểm tra công chức thực thi công vụ tại cơ sở của UBND cấp trên để phát hiện, chấn chỉnh, và xử lý kịp thời các vi phạm

Năm là, Quan tâm bố trí sắp xếp giao nhiệm vụ cho CBCC trong quy hoạch được cử đi đào tạo nâng cao trình độ khi hoàn thành chương trình đào tạo. Chú trọng việc chuyển ngạch công chức khi đảm bảo tiêu chuẩn theo yêu cầu.

Sáu là, Thực hiện tốt công tác luân chuyển CBCC theo quy định, xây

dựng kế hoạch luân chuyển khoa học, có tính khả thi cao, mở rộng phạm vi luân chuyển trong đó có cả từ huyện xuống cơ sở và ngược lại. Đối với các cơ sở có công chức chuyên môn yếu kém giao nhiệm vụ hỗ trợ đối với các công chức địa bàn khác thực hiện nhiệm vụ tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức tại huyện đại từ tỉnh thái nguyên (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)