5. Kết cấu luận văn
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý các khoản chi tại Văn phòng tỉnh ủy tỉnh Bắc Gian g
Đảng bộ tỉnh Bắc Giang có 16 đảng bộ trực thuộc, trong đó có 11 đảng bộ huyện, thị, thành ủy và 5 đảng ủy trực thuộc. Nguồn kinh phí của Đảng bộ tỉnh và huyện, thành, thị gồm có: Nguồn ngân sách cấp, thu nội bộ và thu đảng phí. Công tác tài chính của cấp ủy tỉnh ổn định về mô hình quản lý: Văn phòng Tỉnh ủy là cơ quan tài chính của cấp ủy; Phòng Tài chính đảng trực thuộc Văn phòng Tỉnh ủy có chức năng giúp Văn phòng Tỉnh ủy tham mưu giúp Thường trực Tỉnh ủy quản lý ngân sách đảng, tổ chức sản xuất kinh doanh tạo nguồn thu bổ sung nguồn thu nội bộ của Đảng, hướng dẫn nghiệp vụ về tài chính cho Văn phòng cấp ủy cấp dưới. Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy phụ trách điều hành và giao cho Chánh Văn phòng, Phó Văn phòng trực tiếp thực hiện. Đối với cấp huyện, thành và tương đương vẫn duy trì tổ tài chính trực thuộc Văn phòng cấp ủy do đồng chí Chánh Văn phòng phụ trách và được sự lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Thường trực huyện ủy, thành ủy, thị ủy.
Để công tác quản lý thu, chi tài chính đảng đi vào nền nếp, thực hiện bảo đảm nguyên tắc, quy định và tiết kiệm, các cấp ủy đảng và VPTU tỉnh Bắc Giang đã chủ động xây dựng kế hoạch và giao chỉ tiêu cho các đơn vị cấp dưới tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra cơ quan tài chính cấp ủy cùng cấp và cấp dưới (ít nhất mỗi cấp 1 cuộc).
Kết quả, trong nhiệm kỳ 2015-2018, UBKT các cấp đã kiểm tra tài chính đảng 113 cuộc, qua kiểm tra kiến nghị xử lý số tiền vi phạm được phát hiện là 7.100,46 triệu đồng. Trong năm 2017, UBKT các cấp kiểm tra 12 cơ quan tài chính cấp ủy cùng cấp và 25 cơ quan tài chính cấp ủy cấp dưới, kết luận 29 tổ chức đảng thực hiện tốt, 8 tổ chức đảng vi phạm với tổng số tiền hơn 2,6 tỷ đồng. Đồng thời, UBKT các cấp đã kiểm tra 660 tổ chức đảng về thu, nộp, quản lý, sử dụng đảng phí với 7.115 đảng viên được kiểm tra; kết luận 586 tổ chức đảng thực hiện tốt chế độ đảng phí, 74 tổ chức đảng và 630 đảng viên vi phạm với tổng số tiền hơn 48 triệu đồng.
1.2.2. Kinh nghiệm quản lý các khoản chi tại Văn phòng tỉnh ủy tỉnh Hà Giang
Năm 2010 là năm thứ sáu, tỉnh Hà Giang thực hiện thí điểm việc xây dựng Kế hoạch tài chính trung hạn, chi tiêu trung hạn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt đối với tỉnh Hà Giang năm 2009 là năm thứ hai thực hiện việc phân cấp ngân sách mạnh cho các huyện, thị xã, trong đó lần đầu tiên tỉnh đã phân cấp ngân sách chi xây dựng cơ bản cho các huyện, thị (trừ nguồn thu xổ số kiến thiết), là năm đầu trong việc thực hiện cải cách tài chính trong lĩnh vực thuế (áp dụng Luật thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi; Thuế thu nhập cá nhân…), tiếp tục thực hiện các cam kết WTO trong lĩnh vực thuế; về chi tiêu ngân sách tiếp tục thực hiện chủ trương thắt chặt chi tiêu, kiềm chế lạm phát song song với việc thực hiện ổn định, phát triển kinh tế bền vững, thực hiện các vấn đề an sinh xã hội, ổn định an ninh, trật tự, chính trị - xã hội;
Trong điều kiện có nhiều những biến động về nhiệm vụ thu, chi nhưng tỷ lệ điều tiết ngân sách giữa Trung ương và tỉnh được ổn định đến hết 2011 (theo Thông tư 55/2008/TT-BTC), Kế hoạch chi tiêu trung hạn của tỉnh Bình Dương được xây dựng với mục đích chủ yếu cung cấp các tài liệu để tiếp tục hoàn thiện Chương trình thí điểm xây dựng Kế hoạch tài chính và Kế hoạch chi tiêu trung hạn trong khuôn khổ Dự án “Cải cách quản lý tài chính công”,
đồng thời cung cấp thông tin cho các cấp, các ngành, các tổ chức một bức tranh tương đối toàn diện về ngân sách để thực hiện chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Chính sách phân phối tài chính trong thời kỳ trung hạn theo hướng phục vụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững; chuyển dịch có hiệu quả cơ cấu kinh tế; thực hiện phân phối và sử dụng có hiệu quả cơ cấu kinh tế; thực hiện phân phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính. Gắn kết việc phân phối NSNN với việc huy động các nguồn lực xã hội đáp ứng yêu cầu thực hiện các mục tiêu KT-XH, cũng như của từng ngành, lĩnh vực, từng huyện thị… trong khuôn khổ tài khoá, sớm đưa các công trình vào sử dụng để tạo ra sự tăng trưởng về kinh tế; đầu tư cho con người, an sinh xã hội, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, khắc phục và cải thiện chất lượng môi trường; nâng cao trách nhiệm trong việc sử dụng kinh phí nhà nước của các đơn vị…
Trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn, tỉnh Hà Giang đã có những chính sách và dự báo chi, đó là: - Tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ, tạm dừng mua sắm các phương tiện đi lại, các tài sản đắt tiền. Tập trung nguồn lực NSNN đầu tư vào những lĩnh vực, nhiệm vụ phát triển hạ tầng KTXH, sớm đưa các công trình vào sử dụng để tạo ra sự tăng trưởng về kinh tế; thúc đẩy việc đào tạo nguồn nhân lực, có mức tăng hợp lý tỷ trọng chi tiêu của ngành y tế so với các lĩnh vực khác, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án và các giải pháp an sinh xã hội, hỗ trợ phát triển sản xuất, ổn định đời sống của người nghèo, phát triển kinh tế vùng sâu, vùng xa, đặc biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn, các đối tượng xã hội, bảo đảm thực hiện chế độ đối với các đối tượng chính sách, người có công, xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm; bố trí đủ kinh phí để đẩy nhanh công tác đo đạc, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định
của Luật đất đai và Nghị quyết của Quốc hội… Đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hoá, huy động nguồn lực ngoài xã hội để đáp ứng yêu cầu phát triển. - Duy trì và hoàn thiện việc khoán chi giao quyền tự chủ tài chính đầy đủ cho các đơn vị sự nghiệp (giáo dục, y tế, văn hoá… trên cơ sở Nghị định 43/2006/ NĐ-CP), thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan hành chính nhà nước heo Nghị định 130/2005/NĐ-CP. Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động sự nghiệp theo hướng NSNN tập trung cho các nhiệm vụ mang tính xã hội (chi đào tạo nhân tài, chi cho người nghèo, chi cho đối tượng chính sách…), còn lại huy động nguồn lực xã hội để phát triển. - Bố trí phân bổ ngân sách theo chương trình mục tiêu phát triển KTXH. Đổi mới chế độ viện phí, học phí… theo nguyên tắc tính đúng, tính đủ, trên cơ sở đó đảm bảo toàn bộ hoặc một phần đối với đối tượng chính sách xã hội, thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp có khả năng tự hạch toán để phát triển.