Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác quản lý các khoản chi tại văn phòng tỉnh ủy lào cai (Trang 44 - 48)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Những tư liệu thứ cấp được thu thập từ những tài liệu đã công bố bao gồm: Thông tin về tổng quan, cơ sở khoa học được tổng kết từ những tài liệu liên quan đến công tác quản lý các khoản chi của Văn phòng tỉnh ủy được thu thập từ các nguồn khác nhau, trong đó chủ yếu từ Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trung tâm học liệu của Đại học Thái Nguyên và trên mạng internet…

Thông tin liên quan đến công tác quản lý các khoản chi của Văn phòng tỉnh ủy Lào Cai được thu thập từ những tài liệu đã công bố từ các báo cáo, tư liệu của phòng kế hoạch, phòng tổ chức lao động, phòng kế toán tài chính và các phòng ban liên quan của Văn phòng tỉnh ủy Lào Cai.

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra phỏng vấn cán bộ tham gia công tác quản lý tài chính tại Văn phòng Tỉnh ủy Lào Cai.

Mục đích điều tra: Đánh giá quá trình thực hiện quản lý tài chính tại Văn phòng Tỉnh ủy Lào Cai bao gồm các nội dung về lập dự toán, Chấp hành, Kế toán, quyết toán và công tác kiểm tra.

Cỡ mẫu điều tra: Là toàn bộ cán bộ, công chức tham gia quản lý ngân sách tại Văn phòng Tỉnh ủy Lào Cai (Năm 2019 Tổng số cán bộ tham gia quản lý ngân sách tại Văn phòng Tỉnh ủy Lào Cai là 15 người).

Nội dung phiếu điều tra:

Phiếu điều tra được thiết kế dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến của các cán bộ của đơn vị và các chuyên gia am hiểu về đề tài nghiên cứu. Trước khi tiến hành phỏng vấn, tác giả phỏng vấn thử 3-4 cán bộ để điều chỉnh phiếu điều tra cho phù hợp.

Phần 1: Thông tin của đối tượng được điều tra Phần 2: Đánh giá về công tác quản lý tài chính về: - Công tác lập dự toán

- Công tác chấp hành chi - Công tác kế toán - quyết toán - Công tác thanh tra, kiểm tra

Các câu hỏi trong phiếu điều tra sử dụng thang đo Likert. Cụ thể được diễn giải trong phiếu điều tra.

Bảng 2.1. Thang đo Likert Scale

Điểm Mực đánh giá Ý nghĩa

1 1,00 - 1,80 Kém

2 1,81 - 2,60 Yếu

3 2,61 - 3,40 Trung bình

4 3,41 - 4,20 Khá

5 4,21 - 5,00 Tốt

Quy trình điều tra

Bước 1: Sau khi xây dựng xong phiếu điều tra sơ bộ, điều tra thử 3 - 4 mẫu được thực hiện nhằm kiểm tra tính phù hợp của phiếu.

Bước 2: Chỉnh sửa phiếu điều tra. Bước 3: Điều tra mẫu thực tế.

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Sau khi thu thập, các thông tin được tiến hành phân loại, lựa chọn, sắp xếp thành các bảng số liệu để đưa vào sử dụng trong nghiên cứu đề tài.

Sử dụng bảng tính Exel để tổng hợp số liệu và lên các biểu số liệu chi tiết.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

a. Phương pháp so sánh thống kê

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

- Biểu hiện bằng số: Có thể tính theo giá trị tuyệt đối hoặc tỷ lệ phần trăm (%).

- Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch. + So sánh qua các giai đoạn khác nhau. + So sánh các đối tượng tương tự.

+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến. Sử dụng phương pháp so sánh thống kê trong nghiên cứu đề tài để so sánh kết quả hoạt động quản lý tài chính giữa các năm, các thời kỳ và giữa các địa phương...

b. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau:

+ Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu;

+ Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu. Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội. Sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu đề tài để mô tả quá trình quản lý tài chính tại Văn phòng Tỉnh ủy Lào Cai

c. Phương pháp phân tích dãy số theo thời gian

Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoản cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm đến 3 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động về công tác thực hiện quản lý tài chính tại Văn phòng Tỉnh ủy Lào Cai theo thời gian bao gồm:

* Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (∆i).

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.

Công thức tính: ∆i= yi - y1; i = 2,3, …

Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu * Tốc độ phát triển

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm (%).

Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:

+ Tốc độ phát triển liên hoàn (ti)

Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó:

Công thức tính:

ti = yi ; i = 2,3,.. n yi-1

Trong đó: yi : Mức độ tuyệt đối ở thời gian i

+ Tốc độ phát triển bình quân

Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn.

Công thức tính: n 2. . ...3 4 n tt t t t Hoặc: 1 1 1 n n n n y t T y    

Trong đó: t2, t3, t4 …. tn: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ i. Tn: là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n. yn: là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n

y1: là mức độ tuyệt đối ở thời đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác quản lý các khoản chi tại văn phòng tỉnh ủy lào cai (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)