Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý các khoản chi ở Văn phòng tỉnh ủy Lào Cai
4.2.1. Giải pháp về nâng cao chất lượng công tác lập dự toán chi NSNN
* Cơ sở đề xuất
Công tác lập dự toán chi NSNN của đơn vị thực hiện còn kém, chỉ mang tính hình thức và không đảm bảo các quy định đề ra do vậy giải pháp nâng cao chất lượng công tác lập dự toán chi NSNN là rất cần thiết.
* Cách thức thực hiện
Một trong những yêu cầu cơ bản nhất đối với việc quản lý các khoản chi là công tác lập dự toán. Quy trình lập dự toán Ngân sách phải đảm bảo yêu cầu, căn cứ lập dự toán theo Luật định, thực hiện đầy đủ, đúng trình tự xây dựng dự toán, quyết định phân bổ, giao dự toán NSNN. Trong quá trình lập dự toán NSNN cần chú ý 2 khâu then chốt là: Khâu hướng dẫn và số thông báo kiểm tra về dự toán cho các đơn vị thụ hưởng NSNN và khâu xem xét dự toán của các đơn vị, phải trao đổi, thảo luận để làm sáng tỏ các nhu cầu về dự toán nhằm phục vụ tốt cho quá trình xét duyệt dự toán.
Việc quản lý các khoản chi theo dự toán nhằm để đảm bảo và xác định nhu cầu vốn NSNN để thực hiện nhiệm vụ được giao theo đúng chủ trương của đảng, nhiệm vụ của tỉnh ủy và chính sách của nhà nước. Để thực hiện yêu cầu này các đơn vị xác lập được ưu tiên các khoản chi bố trí cho phù hợp. Lập dự toán là khâu mở đầu của một chu trình NSNN, những khoản chi khi đã được ghi vào dự toán chi sẽ được cấp có thẩm quyền xét duyệt. Có thể nói đây là kế hoạch định hướng về mặt tài chính cho hoạt động của Tỉnh ủy diễn ra theo đúng mục tiêu, nhiệm vụ đã hoạch định. Dự toán được lập dựa trên căn cứ các nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị, định mức phân bổ, chính sách, chế độ tiêu chuẩn do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
- Áp dụng quy trình lập dự toán và phân bổ ngân sách trên cơ sở khuôn khổ chi tiêu trung hạn, hướng theo kết quả đầu ra nhằm gắn kết chính sách, kế hoạch với ngân sách. Xây dựng bộ tài liệu và biểu mẫu hướng dẫn lập kế hoạch chi tiêu trung hạn phù hợp với từng thời kỳ thể hiện như sau:
Dự toán ngân sách = Ngân sách cơ sở + Ngân sách nhiệm vụ và chính sách mới Việc phân biệt chi cơ sở và cho nhiệm vụ, chính sách mới, được cụ thể như sau:
Cơ sở Mới
Hoạt động đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt
- Chi phí cho chính sách hay hoạt động đó đã được xác định công khai
- Nguồn kinh phí đã được chính thức bố trí
- Dự án chưa được dự toán chi phí.
- Dự án được duyệt nhưng chưa được đưa vào kế hoạch bố trí vốn
Hoạt động của đơn vị chi tiêu
- Chi phí tăng thêm do lạm phát, tăng đối tượng thụ hưởng... để duy trì các dịch vụ, hoạt động ở mức chất lượng hiện tại.
- Chi phí thực hiện một dịch vụ hoặc hoạt động mới hoặc mở rộng đáng kể quy mô của hoạt động hiện hành.
- Thay đổi quy trình tiếp cận lập kế hoạch đối với Văn phòng tỉnh ủy, quy trình tiếp cận từ dưới lên. Quá trình lập dự toán cần đưa ra các mục tiêu, các kết quả mong muốn và các hoạt động để xác định các nguồn lực cần thiết trong bảng kế hoạch chi NSNN.
Kế hoạch của Văn phòng tỉnh ủy phải cần có các tiêu chí đánh giá, gắn với kết quả hoạt động, đồng thời đảm bảo các yêu cầu:
+ Kế hoạch được xây dựng dựa trên việc phân tích thực trạng một cách đầy đủ, xác định rõ những khó khăn, tồn tại, nguyên nhân và những vấn đề ưu tiên cần giải quyết.
+ Kế hoạch xác định rõ mục tiêu tổng thể, mục tiêu cụ thể và các giải pháp cần thực hiện cũng như các chỉ tiêu dự kiến mà sẽ góp phần cải thiện các chỉ số đáp ứng nhiệm vụ chính trị đề ra.
+ Các giải pháp trong kế hoạch phải có tính khả thi, phù hợp và được xác định dựa trên bằng chứng hoặc dựa trên các bài học kinh nghiệm rút ra được từ quá trình triển khai thực hiện, trong đó bao gồm cả việc xem xét đến khía cạnh hiệu quả.
+ Kế hoạch hoạt động phải mô tả rõ vai trò, trách nhiệm của các bộ phận tham gia triển khai thực hiện kế hoạch, mô tổ việc phân bổ nguồn lực trong triển khai kế hoạch để đạt các chỉ tiêu đề ra.
+ Kế hoạch theo dõi và đánh giá phải hợp lý, rõ ràng các chỉ số kết quả, chỉ số đầu ra hoặc chỉ số tác động để đo lường tiến độ và đưa ra quyết định phù hợp với năng lực hoạt động.
+ Kế hoạch phải thể hiện được khung chỉ tiêu với nội dung dự toán kinh phí tổng thể trong đó bao trùm cả dự toán kinh phí của các chương trình dự án đồng thời nêu rõ được các lĩnh vực thiếu hụt tài chính.
+ Quá trình xây dựng kế hoạch phải có sự tham gia của các bộ phận, các đơn vị và có sự đồng thuận của các đơn vị trong tỉnh ủy đối với bản kế hoạch.