Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Đánh giá chung công tác quản lý các khoản chi tại văn phòng tỉnh ủy
3.4.2. Hạn chế tồn tại và nguyên nhân
Bên cạnh kết quả đạt được công tác kiểm soát chi ngân sách ở Văn phòng tỉnh ủy vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục:
* Về xây dựng định mức chi
Căn cứ để xây dựng định mức chưa đủ cơ sở khoa học vững chắc, nhiều khi vẫn còn mang tính bình quân. Phần lớn, việc xây dựng định mức
này chỉ dựa trên tiêu chí thực hiện của năm trước mà ít xét đến điều kiện kinh tế xã hội và các yếu tố đặc thù của từng nơi, nhất là đối với thành phố Lào Cai.
Một số nội dung chi chưa có định mức cụ thể.
Những tiêu chuẩn định mức chi tiêu cho các đơn vị trong Tỉnh ủy còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho quá trình lập dự toán ngân sách và chấp hành dự toán ngân sách.
* Về quy trình lập dự toán chi
Theo quy định, quy trình lập dự toán chi là một quy trình khá phức tạp, đòi hỏi phải thực hiện qua nhiều bước. Hạn chế lớn nhất ở đây là trình độ xây dựng dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách còn yếu, thường không đảm bảo quy định cả về căn cứ, nội dung, phương pháp, trình tự, hệ thống mẫu biểu, thời gian. Trong thực tế công tác này còn mang nặng tính hình thức, thiếu dân chủ, áp đặt một chiều từ trên xuống.
Công tác lập, quyết định, phân bổ dự toán ngân sách còn chậm về thời gian theo quy định, thường là không đủ thời gian chuẩn bị.
Dự toán chi lập cao hơn thực tế, thiếu cơ sở, chưa sát, chưa đúng định mức, sai tính chất nguồn kinh phí... Phân bổ và giao dự toán chậm hoặc chưa phù hợp nhu cầu và khả năng thực hiện nên phải điều chỉnh, bổ sung nhiều lần, chuyển nguồn lớn hoặc phải hủy dự toán; phân bổ và giao dự toán khi chưa xác định rõ nội dung, nhiệm vụ chi, không đúng nội dung nguồn kinh phí.
Khâu lập dự toán ngân sách còn nhiều tồn tại, dự toán ngân sách còn chưa gắn liền với kế hoạch phát triển và nhiệm vụ, do đó nhiều khi mang tính hình thức, hiệu lực chỉ đạo bị hạn chế, chưa thúc đẩy được các hoạt động đặc thù. Dự toán ngân sác không sát với tình hình thực tế, các đơn vị lập dự toán thường lập dự toán tăng lên so với số kiểm tra, làm sao để nhận được nhiều kinh phí nhất cho đơn vị mình.
* Về chấp hành dự toán
Việc phân bổ dự toán của một số đơn vị chưa được thực hiện tốt, đôi khi chưa khớp đúng về tổng mức, phân bổ chi tiết không sát với yêu cầu chi thực tế. Do việc phân bổ dự toán chưa thực sự sát với nhu cầu chi nên thường xảy ra tình trạng mục thừa, mục thiếu nên phải điều chỉnh, bổ sung gây khó khăn cho công tác quản lý chi.
Tình trạng lãng phí trong chi còn lớn và tương đối phổ biến. Thể hiện ở việc mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc không đúng tiêu chuẩn, định mức. Chi tổ chức lễ hội, ngày kỷ niệm còn mang tính phô trương, hình thức gây tốn kém cho NSNN, một số trường hợp chi khen thưởng không đúng quy định.
Công tác thanh tra kiểm tra tuy có tiến hành thường xuyên nhưng chưa mang lại hiệu quả cao, nhiều trường hợp còn nể nang, ngại va chạm,chưa xử ký kiên quyết đối với các đơn vị có sai phạm về tài chính, ngân sách, chưa kết hợp được thanh tra với phân tích hiệu quả sử dụng kinh phí chi thường xuyên để tham mưu các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng ngân sách.
Ngoài ra, trong khâu chấp hành NSNN chưa xây dựng được mô hình cấp phát tối ưu, hệ thống mạng giữa cơ quan tài chính và cơ quan kho bạc chưa hoàn thiện gây khó khăn cho quá trình cấp phát và quyết toán. Trong quá trình cấp phát vẫn còn tồn tại cơ chế xin cho. Quá trình quản lý, giám sát các đơn vị dự toán là rất khó do đội ngũ cán bộ chuyên quản còn mỏng. Do đó còn nhiều hiện tượng chi sai chính sách, chế độ, đặc biệt là các khoản chi cho quản lý hành chính. Các công trình được đầu tư mua sắm, sửa chữa nhưng không được giám sát chặt chẽ dẫn đến hiệu quả sử dụng trang thiết bị không cao.
* Về quyết toán chi
Báo cáo quyết toán của các đơn vị sử dụng ngân sách thường chưa đảm bảo theo quy định về thời gian, hệ thống mẫu biểu (nhất là các báo cáo phân
tích chi tiết các khoản chi khác, tiếp khách, mua sắm…), chất lượng báo cáo chưa cao, nhiều trường hợp chưa khớp đúng giữa chi tiết và tổng hợp.
Chất lượng công tác thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán chưa cao, đôi khi còn mang tính hình thức, chưa kiên quyết xử lý xuất toán đối với các khoản chi không đúng quy định mà thường chỉ rút kinh nghiệm. Công tác xét duyệt báo cáo quyết toán thường chỉ dừng lại ở việc xác định số liệu thu, chi trong năm của đơn vị mà chưa phân tích, đánh giá số liệu quyết toán đó để rút ra những vấn đề cần điều chỉnh về xây dựng định mức phân bổ ngân sách, định mức sử dụng ngân sách của các cơ quan tài chính, những bài học kinh nghiệm về việc chấp hành dự toán để nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng ngân sách.
Nguyên nhân
Thứ nhất, thời gian qua hệ thống các văn bản pháp luật trên lĩnh vực NSNN không ngừng được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện nhưng còn những vấn đề cần phải tiếp tục được nghiên cứu điều chỉnh, các văn bản dưới luật còn thiếu, chưa đồng bộ, đôi khi còn chồng chéo, ban hành chậm so với yêu cầu.
Thứ hai, hệ thống định mức phân bổ ngân sách, định mức sử dụng ngân sách, định mức kinh tế kỹ thuật, thường lạc hậu chậm được sửa đổi bổ sung cho phù hợp. Nhiều loại đơn giá, định mức gắn liền với công tác quản lý chi thường xuyên nhưng chậm được ban hành. Có thể thấy như đối với sự nghiệp kiến thiết thị chính thì các định mức, đơn giá về chăm sóc cây xanh, sửa chữa điện chiếu sáng, quét hốt rác, nạo vét hố ga,… chậm được ban hành dẫn đến hệ quả là chưa đủ cơ sở để tổ chức đấu thầu đối với hoạt động phục vụ công cộng này. Đối với địa phương nhiều định mức phân bổ ngân sách trên các lĩnh vực KT-XH còn mang tính bình quân chung
Thứ ba, công tác tuyên truyền, quán triệt luật NSNN đến các đơn vị sử dụng ngân sách chưa sâu sắc, chưa đạt được mục tiêu đề ra, do vậy nhận thức
về luật NSNN và các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng NSNN của các cơ quan đơn vị và của cán bộ còn hạn chế.
Thứ tư, một số đơn vị sử dụng các khoản chi NSNN chưa chấp hành tốt các qui định của luật, chưa nâng cao ý thức quản lý sử dụng vốn tiết kiệm, có hiệu quả. Việc chấp hành cơ chế quản lý tài chính, quản lý chi tiêu NSNN không đúng quy định là nguyên nhân nảy sinh lãng phí ở một số khâu, một số khoản chi.
Thứ năm, chưa quy định rõ trách nhiệm của các thủ trưởng các đơn vị trong việc quản lý sử dụng ngân sách, chế tài khi vi phạm còn thiếu dẫn đến khi có vụ việc vi phạm về tài chính xảy ra thường khó quy trách nhiệm cá nhân. Tình trạng lãnh đạo đơn vị vẫn còn tư tưởng vận dụng tuỳ tiện, thiếu trách nhiệm trong việc quản lý các khoản chi. Mặt khác, do thiếu cơ chế ràng buộc trách nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo cơ quan đơn vị dẫn đến tình trạng người thực hiện đúng và sử dụng có hiệu quả các khoản chi thường xuyên thì không được khen thưởng; người sử dụng tuỳ tiện kém hiệu quả thì không bị xử lý.
Thứ sáu, chưa thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp khi thấy dấu hiệu chi sai nguyên tắc tài chính. Sự phối hợp thanh tra, kiểm tra công tác quản lý chi tài chính chưa được tiến hành thường xuyên, chưa xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm quản lý các khoản chi một cách đúng mức để làm gương cho người khác. Đây là một nguyên nhân rất quan trọng. Bởi vì thực tế hiện nay cán bộ có chức, có quyền vi phạm trong quản lý chi tiêu ngân sách ngày càng tăng lên.
Chương 4
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CÁC KHOẢN CHI Ở VĂN