Kiểm tra, đánh giá các khoản chi NSNN tại Văn phòng tỉnh ủy Lào Cai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác quản lý các khoản chi tại văn phòng tỉnh ủy lào cai (Trang 70 - 74)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng công tác quản lý các khoản chi ở Văn phòng tỉnh ủy Lào Cai

3.2.4. Kiểm tra, đánh giá các khoản chi NSNN tại Văn phòng tỉnh ủy Lào Cai

Với đặc điểm cơ bản của các khoản chi là diễn ra thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị. Mặc dù hệ thống văn bản chế độ hướng dẫn tương đối đầy đủ và chi tiết, tuy nhiên nhiều khoản chi còn mang tính cá biệt, đặc thù hoặc một số khoản chi có thể nói là “nhậy cảm”, văn bản chế độ chưa quy định hoặc qui định chưa rõ ràng. Chính vì vậy việc kiểm tra, giám sát quá trình chi là rất quan trọng và cần thiết.

lạc, công tác phí,… được giao cho đơn vị theo định mức qui định, thủ trưởng đơn vị chủ động xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ để tiến hành chi theo các chế độ qui định hiện hành.

Hàng tháng, khi có các nghiệp vụ chi phát sinh, kế toán đơn vị tập các hợp chứng từ liên quan trình lãnh đạo đơn vị duyệt chi và gửi Kho bạc Nhà nước để làm thủ tục thanh toán. Cơ quan Kho bạc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi, đối chiếu với dự toán được giao, đối chiếu với qui chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và các tiêu chuẩn, chế độ, chính sách thực hiện thanh toán cho đơn vị theo trình tự, thủ tục qui định.

Những khoản chi thuộc kinh phí không tự chủ như: Mua sắm, sửa chữa; chi theo nội dung công việc. Khi đơn vị thực hiện chi, KBNN nơi giao dịch sẽ yêu cầu đơn vị cung cấp văn bản Thông báo các khoản chi không tự chủ do tỉnh ủy và các cơ quan tài chính ban hành để tiến hành kiểm soát quá trình thực hiện thanh toán tại KBNN, đảm bảo đúng các nội dung dự toán được giao.

Trên cơ sở dự toán được duyệt và các chính sách chế độ chi NSNN hiện hành, Ủy ban kiểm tra tổ chức kiểm tra, thanh tra việc chấp hành dự toán ngân sách các đơn vị trực thuộc sử dụng NSNN. Thực hiện kiểm tra, thanh tra theo định kỳ bằng việc thẩm định báo cáo thu, chi NSNN hàng quý của các đơn vị.

Qua công tác kiểm tra cho thấy, trong giai đoạn 2017-2019 việc chấp hành dự toán tương đối tốt, tuy vậy còn có những tồn tại cần phải khắc phục, cụ thể như:

- Công tác quản lý quỹ tiền mặt chưa chặt chẽ, các đơn vị còn sử dụng nhiều tiền mặt trong thanh toán.

- Việc hạch toán vào từng khoản mục chưa chính xác, các khoản mục liên quan đến dịch vụ chưa hạch toán thuế đầy đủ.

Căn cứ báo cáo quyết toán tài chính của các đơn vị Sở Tài chính thực hiện kiểm tra danh mục báo cáo tài chính; kiểm tra từng chứng từ các khoản thu, tính chính xác và pháp lý của dự toán chi ngân sách được giao, bảo đảm khớp đúng với dự toán được cấp có thẩm quyền giao về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi (kể cả dự toán bổ sung, điều chỉnh trong năm).

- Kiểm tra tính hợp pháp của từng khoản chi, bảo đảm khoản chi phải có trong dự toán NSNN đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc mức chi theo Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và đã được Thủ trưởng đơn vị hoặc người được uỷ quyền quyết định chi;

- Kiểm tra việc mua sắm, quản lý và xử lý tài sản; việc tổ chức đấu thầu, thẩm định giá đối với những khoản chi mua sắm, sửa chữa lớn; bảo đảm việc mua sắm, quản lý và sử dụng tài sản theo đúng các quy định của pháp luật;

- Kiểm tra việc hạch toán, kế toán các khoản thu, chi, bảo đảm theo đúng chế độ kế toán, năm ngân sách, cấp ngân sách và Mục lục NSNN;

- Kiểm tra tính khớp đúng của số liệu trên các chứng từ thu, chi, sổ kế toán và báo cáo quyết toán;

- Kiểm tra số dư kinh phí được chuyển sang năm sau sử dụng và thanh toán gồm: Số dư kinh phí đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản theo quy định tại Thông tư số 101/2005/TT-BTC ngày 17/11/2005 của Bộ Tài chính và số dư kinh phí đương nhiên được sử dụng và thanh toán theo chế độ quy định. Đối với số dư kinh phí không được chuyển sang năm sau sử dụng và thanh toán thì phải thu hồi nộp NSNN;

- Kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền qua công tác kiểm toán, thanh tra, xét duyệt hoặc thẩm định quyết toán. Để đánh giá công tác thanh tra, kiểm soát chi tại Văn phòng tỉnh ủy Lào Cai tác giả tiến hàng khảo sát đánh giá đội ngũ cán bộ chuyên môn làm

công tác quản lý tài chính, lãnh đạo Văn phòng tỉnh ủy và các cán bộ chuyên trách về quản lý các khoản chi được tổng hợp ở bảng 3.10 dưới đây.

Bảng 3.10. Đánh giá về công tác quyết toán chi tại Văn phòng tỉnh ủy Lào Cai

TT Tiêu chí Điểm Ý nghĩa

1 Công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành

thường xuyên 2,82

Trung bình 2 Các nội dung thanh tra, kiểm tra được tiến hành

toàn bộ 2,74

Trung bình 3 Việc thực hiện các kết luận sau thanh tra, kiểm tra

được đơn vị chú trọng sửa chữa 2,61

Trung bình 4 Hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra tốt 2,72 Trung

bình 5 Kết luận thanh tra, kiểm toán có được công khai

không. 3,01

Trung bình

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Qua đánh giá từ phiếu điều tra về công tác thanh tra, kiểm tra cho thấy, Tiêu chí “Việc Công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành thường xuyên” có giá trị trung bình lớn nhất là 2,82 còn tiêu chí “Việc thực hiện các kết luận sau thanh tra, kiểm tra được đơn vị chú trọng sửa chữa” có mức giá trị trung bình thấp nhất là 2,61. Chứng tỏ công tác thanh tra, kiểm tra chưa thực sự theo đúng nghĩa của nó, các cuộc kiểm tra đánh giá được thực hiện theo lộ trình thường xuyên nhưng chưa có vai trò quyết định góp phần tiết kiệm và ý nghĩa cao cho quản lý tài chinh.

Việc công khai kết luận thanh tra (đạt 3,08 điểm) được công bố tại cuộc họp với thành phần gồm người ra Quyết định thanh tra hoặc người được ủy quyền, đại diện Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Sau đó Kết luận Thanh tra, kiểm toán còn được niêm yết tại trụ sở làm việc của đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác quản lý các khoản chi tại văn phòng tỉnh ủy lào cai (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)