5. Kết cấu luận văn
1.2.3. Kinh nghiệm quản lý các khoản chi tại Văn phòng tỉnh ủy tỉnh Nghệ An
Để giúp Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo triển khai toàn diện, đạt được kết quả công tác tài chính Đảng, Văn phòng Tỉnh ủy đã thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu, căn cứ vào nhiệm vụ chính trị và các chủ trương, định hướng về công tác tài chính của cấp ủy trong năm, tình hình thực hiện dự toán ngân sách Đảng năm trước để triển khai xây dựng dự toán thu, chi ngân sách.
Đồng thời tăng cường quản lý và kiểm soát nguồn vốn, nguồn kinh phí, tình hình sử dụng, quyết toán kinh phí, tình hình quản lý và sử dụng các loại vật tư, tài sản công; tình hình chấp hành dự toán thu - chi ngân sách Đảng và thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - tài chính của các cấp ủy Đảng.
Cùng đó, Phòng Tài chính, Văn Phòng Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách Đảng, các huyện, thành ủy xây dựng quy chế chi tiêu nội
được giao hiệu quả, tiết kiệm phục vụ tốt chức năng nhiệm vụ được giao; tổ chức hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ về tài chính cho cơ sở, kiểm tra việc thực hiện các nguyên tắc, chế độ, chính sách tài chính đảng ở các đơn vị dự toán trực thuộc và các huyện, thị, thành uỷ, góp phần tích cực trong việc tham mưu, phục vụ kịp thời, có hiệu quả sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng.
Song song, Phòng Tài chính triển khai đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tài chính, tài sản của Đảng thông qua triển khai có hiệu quả việc sử dụng các hệ thống phần mềm trong công tác tài chính, như: Phần mềm kế toán IMAS, phần mềm báo cáo tổng hợp thu nộp đảng phí, phần mềm tài sản đảng đã giúp công tác nghiệp vụ chuyên môn ở các đơn vị trực thuộc có nhiều chuyển biến tích cực, trình độ cán bộ làm công tác tài chính kế toán được nâng cao, phương pháp làm việc được đổi mới khoa học, tiết kiệm thời gian và mang lại hiệu quả cao, thuận lợi trong công tác kiểm tra, thẩm định quyết toán.
Tài chính của Đảng là một trong những điều kiện quan trọng trong hoạt động của Đảng, giúp cho tổ chức đảng các cấp có điều kiện tổ chức các hoạt động phục vụ hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao; cung cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện làm việc, đào tạo bồi dưỡng, giáo dục, nâng cao trình độ, năng lực, kiến thức của đảng viên...
Để công tác tài chính của Đảng phát huy được tác dụng, hiệu quả trong hoạt động của từng tổ chức đảng đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới, trong thời gian tới công tác tài chính Đảng tập trung làm tốt nhiệm vụ: Chủ động tham mưu, đề xuất những vấn đề cần bổ sung trong công tác quản lý ngân sách; thường xuyên coi trọng việc quán triệt và thực hiện nghiêm túc Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong công tác quản lý tài chính, tài sản của Đảng; Luật Ngân sách, các chế độ tài chính kế toán, các quy định về kế toán và quyết toán ngân sách một cách tiết kiệm, hiệu quả
Thường xuyên sâu sát cơ sở nắm bắt tình hình, kiểm tra và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng cơ chế quản lý tài chính, tài sản của Đảng. Thực hiện đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi, đảm bảo đúng nguyên tắc, thủ tục chứng từ và báo cáo quyết toán theo quy định; kiểm tra, hướng dẫn thực hiện chế độ Đảng phí và chế độ chi hoạt động công tác Đảng của tổ chức đảng các cấp. Hướng dẫn thi hành kịp thời các chế độ tài chính kế toán của Nhà nước và các quyết định, quy định của cơ quan Đảng cấp trên.
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ đó, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên làm công tác tài chính của Đảng bộ tỉnh Nghệ An phải tiếp tục phát huy truyền thống của ngành, nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, sáng tạo trong mọi tình huống; luôn giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng, gương mẫu rèn luyện, nêu cao ý thức tổ chức kỷ luật, giữ gìn bí mật, không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tham mưu cho các cấp uỷ đảng nghiên cứu, ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chế độ về tài chính, quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài chính, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ ngày càng tốt hơn cho mọi hoạt động của các cấp ủy Đảng; góp phần xây dựng quê hương Nghệ An ngày càng phát triển, xứng đáng với sự tin tưởng của Đảng và nhân dân.
1.2.3. Bài học kinh nghiệm quản lý các khoản chi rút ra từ các địa phương áp dụng Văn phòng tỉnh ủy Lào Cai
Từ thực tiễn nghiên cứu một số tỉnh như trình bày ở trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong công tác quản lí tài chính của Văn phòng Tỉnh ủy Lào Cai như sau:
Một là, Trong quá trình quản lý chi tài chính cần kiểm soát chặt chẽ mọi
khoản chi tiêu, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.
Hai là, Công tác lập dự toán phải bám sát nhu cầu thực tế, có dự báo
trước những khoản phát sinh trong kế hoạch nhằm đảm bảo nguyên tắc quản lý chi theo đúng dự toán giao.
Ba là, Phối hợp chặt chẽ các cấp, các ngành trong quá trình quản lý,
điều hành thực hiện dự toán; công tác phân bổ dự toán phải kịp thời, đúng nội dung, tránh tình trạng dồn kinh phí đến cuối năm.
Bốn là, Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ở tất cả các khâu: Lập
dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán. Tránh tình trạng nơi thừa kinh phí, nơi thiếu kinh phí gây lãng phí, thất thoát ngân sách nhà nước.
Năm là, Thực hiện phân công, phân cấp nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận chuyên môn; tăng cường tính chủ động trong công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra nội bộ.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng công tác quản lý các khoản chi của Văn phòng tỉnh ủy Lào Cai? - Những nhân tố chính ảnh hưởng đến công tác quản lý các khoản chi của Văn phòng tỉnh ủy Lào Cai?
- Những giải pháp chủ yếu nào nhằm hoàn thiện công tác quản lý các khoản chi của Văn phòng tỉnh ủy Lào Cai?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Những tư liệu thứ cấp được thu thập từ những tài liệu đã công bố bao gồm: Thông tin về tổng quan, cơ sở khoa học được tổng kết từ những tài liệu liên quan đến công tác quản lý các khoản chi của Văn phòng tỉnh ủy được thu thập từ các nguồn khác nhau, trong đó chủ yếu từ Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Trung tâm học liệu của Đại học Thái Nguyên và trên mạng internet…
Thông tin liên quan đến công tác quản lý các khoản chi của Văn phòng tỉnh ủy Lào Cai được thu thập từ những tài liệu đã công bố từ các báo cáo, tư liệu của phòng kế hoạch, phòng tổ chức lao động, phòng kế toán tài chính và các phòng ban liên quan của Văn phòng tỉnh ủy Lào Cai.
2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra phỏng vấn cán bộ tham gia công tác quản lý tài chính tại Văn phòng Tỉnh ủy Lào Cai.
Mục đích điều tra: Đánh giá quá trình thực hiện quản lý tài chính tại Văn phòng Tỉnh ủy Lào Cai bao gồm các nội dung về lập dự toán, Chấp hành, Kế toán, quyết toán và công tác kiểm tra.
Cỡ mẫu điều tra: Là toàn bộ cán bộ, công chức tham gia quản lý ngân sách tại Văn phòng Tỉnh ủy Lào Cai (Năm 2019 Tổng số cán bộ tham gia quản lý ngân sách tại Văn phòng Tỉnh ủy Lào Cai là 15 người).
Nội dung phiếu điều tra:
Phiếu điều tra được thiết kế dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến của các cán bộ của đơn vị và các chuyên gia am hiểu về đề tài nghiên cứu. Trước khi tiến hành phỏng vấn, tác giả phỏng vấn thử 3-4 cán bộ để điều chỉnh phiếu điều tra cho phù hợp.
Phần 1: Thông tin của đối tượng được điều tra Phần 2: Đánh giá về công tác quản lý tài chính về: - Công tác lập dự toán
- Công tác chấp hành chi - Công tác kế toán - quyết toán - Công tác thanh tra, kiểm tra
Các câu hỏi trong phiếu điều tra sử dụng thang đo Likert. Cụ thể được diễn giải trong phiếu điều tra.
Bảng 2.1. Thang đo Likert Scale
Điểm Mực đánh giá Ý nghĩa
1 1,00 - 1,80 Kém
2 1,81 - 2,60 Yếu
3 2,61 - 3,40 Trung bình
4 3,41 - 4,20 Khá
5 4,21 - 5,00 Tốt
Quy trình điều tra
Bước 1: Sau khi xây dựng xong phiếu điều tra sơ bộ, điều tra thử 3 - 4 mẫu được thực hiện nhằm kiểm tra tính phù hợp của phiếu.
Bước 2: Chỉnh sửa phiếu điều tra. Bước 3: Điều tra mẫu thực tế.
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin
Sau khi thu thập, các thông tin được tiến hành phân loại, lựa chọn, sắp xếp thành các bảng số liệu để đưa vào sử dụng trong nghiên cứu đề tài.
Sử dụng bảng tính Exel để tổng hợp số liệu và lên các biểu số liệu chi tiết.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
a. Phương pháp so sánh thống kê
- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:
- Biểu hiện bằng số: Có thể tính theo giá trị tuyệt đối hoặc tỷ lệ phần trăm (%).
- Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch. + So sánh qua các giai đoạn khác nhau. + So sánh các đối tượng tương tự.
+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến. Sử dụng phương pháp so sánh thống kê trong nghiên cứu đề tài để so sánh kết quả hoạt động quản lý tài chính giữa các năm, các thời kỳ và giữa các địa phương...
b. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau:
+ Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu;
+ Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu. Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội. Sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu đề tài để mô tả quá trình quản lý tài chính tại Văn phòng Tỉnh ủy Lào Cai
c. Phương pháp phân tích dãy số theo thời gian
Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoản cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1 năm đến 3 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động về công tác thực hiện quản lý tài chính tại Văn phòng Tỉnh ủy Lào Cai theo thời gian bao gồm:
* Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (∆i).
Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.
Công thức tính: ∆i= yi - y1; i = 2,3, …
Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu * Tốc độ phát triển
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm (%).
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:
+ Tốc độ phát triển liên hoàn (ti)
Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó:
Công thức tính:
ti = yi ; i = 2,3,.. n yi-1
Trong đó: yi : Mức độ tuyệt đối ở thời gian i
+ Tốc độ phát triển bình quân
Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn.
Công thức tính: n 2. . ...3 4 n t t t t t Hoặc: 1 1 1 n n n n y t T y
Trong đó: t2, t3, t4 …. tn: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ i. Tn: là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n. yn: là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n
y1: là mức độ tuyệt đối ở thời đầu
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động quản lý tài chính tại Văn phòng Tỉnh ủy Lào Cai
- Lập dự toán
Trong công tác quản lý tài chính, công tác lập dự toán có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả quản lý. Việc đánh giá được cụ thể hóa qua các con số so sánh giữa nguồn vốn được giao giữa các năm.
DT năm n - DT năm (n-1)
Tỷ lệ tăng thu - chi dự toán NS = *100
DT năm (n-1) Chỉ tiêu này cho biết: tốc độ tăng hoặc giảm dự toán chi.
- Chấp hành dự toán
Tỷ lệ hoàn thành dự toán ngân sách nhà nước (%) =
Thực hiện chi ngân sách năm n Dự toán chi ngân sách năm n
+ Tổng số các khoản chi tài chính...; + Chi quản lý qua ngân sách.
+ Tạm ứng chi ngoài ngân sách.
+ Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới,... + Chi quản lý qua NSNN,...
- Kết toán, quyết toán, thanh tra
+ Kết quả quyết toán ngân sách các năm
+ Số đơn vị kiểm tra quá trình thực hiện ngân sách + Kết quả thanh tra thực hiện chi ngân sách
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC KHOẢN CHI Ở VĂN PHÒNG TỈNH ỦY LÀO CAI
3.1. Đặc điểm của tỉnh Lào Cai và Văn phòng tỉnh ủy Lào Cai
3.1.1. Đặc điểm của tỉnh Lào Cai
3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Lào Cai là tỉnh vùng cao Việt Nam, nằm giữa vùng Đông Bắc và Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội 265 km tính theo đường bộ. Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp tỉnh Lai Châu, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc với 203 km đường biên giới.
Diện tích tự nhiên: 6.383,88 km2 (chiếm 2,44% diện tích cả nước, là tỉnh có diện tích lớn thứ 19/64 tỉnh, thành phố cả nước). Địa hình của tỉnh Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn và mức độ chia cắt mạnh. Trong đó độ cao từ 300m - 1.000m chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh. Điểm cao nhất là đỉnh núi Phan Xi Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao 3.143m so với mặt nước biển, Tả Giàng Phình: 3.090m.
Khí hậu tỉnh Lào Cai: nhiệt đới gió mùa, do nằm sâu trong lục địa bị chia phối bởi yếu tố địa hình phức tạp nên diễn biến thời tiết thay đổi khác biệt theo thời gian và không gian, thường dạng nhiệt độ chênh lệch trong ngày cao. Khí hậu Lào Cai chia làm hai mùa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10,