Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý các khoản chi ở Văn phòng tỉnh ủy Lào Cai
4.2.4. Hoàn thiện công tác quyết toán, thẩm tra quyết quyết toán, thực
nghiêm túc việc công khai tài chính
* Cơ sở đề xuất
Báo cáo quyết toán tại đơn vị còn nhiều hạn chế đặc biệt là công tác quyết toán vẫn còn chưa đảm bảo theo quy định về thời gian, hệ thống mẫu biểu.
* Cách thức thực hiện
Vấn đề đặt ra hiện nay là việc sử dụng kinh phí của NSNN thuộc quyền hạn, trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí NSNN. Cơ quan quản lý cấp trên không có điều kiện theo dõi, kiểm tra tình hình chi tiêu cụ thể ở từng đơn vị theo từng nội dung nghiệp vụ và từng chứng từ chi. Do đó cải tiến công tác quyết toán chi NSNN cần xác định rõ thẩm quyền trách nhiệm xét duyệt quyết toán, cụ thể là:
+ Thực hiện nguyên tắc người nào duyệt chi sai chế độ, sai dự toán được duyệt thì người đó phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
+ Việc đánh giá thực hiện ngân sách không chỉ là chấp hành đúng chế độ, đúng tiêu chuẩn mà còn phải đánh giá kết quả và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn giao. Do vậy trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị cấp trên, đơn vị được quyền giao dự toán chi ngân sách và nhiệm vụ cho đơn vị sử dụng ngân sách là thực hiện kiểm tra, phê duyệt việc chi tiêu, sử dụng ngân sách gắn với kết quả thực hiện những nhiệm vụ được giao.
Để thực hiện tốt nội dung trên, trong quá trình quyết toán ngân sách cho các đơn vị nhất thiết phải có sự phối hợp giữa cơ quan quản lý và cơ quan cấp phát.
Bên cạnh đó, quá trình quyết toán phải kiên quyết xuất toán các khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu và thu hồi giảm chi NSNN đối với các khoản chi sai chế độ, khắc phục tình trạng cơ quan tài chính các cấp khi tiến hành quyết toán chi NSNN cho các đơn vị khi phát hiện sai phạm có nêu kiến nghị xử lý nhưng lại không có biện pháp xử lý dứt điểm, để kéo dài không có thông báo duyệt y quyết toán cho các đơn vị.
Đổi mới và hoàn thiện công tác quyết toán và thẩm tra quyết toán ngân sách, cần đi đối với việc xác định rõ ràng thẩm quyền, trách nhiệm xét duyệt quyết toán của cơ quan chủ quan cấp trên và trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị.
Đối với khâu quyết toán ngân sách:
- Việc lập, nộp và duyệt báo cáo quyết toán hàng tháng, hàng quý, hàng năm phải đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, chính xác theo yêu cầu. Công tác lập và báo cáo quyết toán phải đảm bảo sự thống nhất từ các đơn vị thụ hưởng cho đến đơn vị cấp trên, tránh tình trạng “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” giữa các cơ quan tài chính với các đơn vị lập quyết toán. Nói cách khác phải có sự nhất quán ngay từ đầu trong việc ra các văn bản hướng dẫn việc lập báo cáo quyết toán. Đi kèm với báo cáo quyết toán phải cần có sự đánh giá việc thực hiện kế hoạch, hiệu quả sử dụng kinh phí. Điều này rất có ý nghĩa trong việc tìm hiểu nguyên nhân để dưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời cho năm ngân sách.
Quyết toán ngân sách cũng đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng, đặc biệt là Kho Bạc Nhà nước. Các báo cáo quyết toán phải gửi cho cơ quan kiểm toán để kiểm tra tình hình sử dụng kinh phí và có biện pháp xử lý kịp thời đối với những trường hợp sử dụng không đúng mục đích, đối tượng chi.
Nâng cao chất lượng báo cáo quyết toán tài chính, báo cáo quyết toán tài chính phải lập theo đúng mẫu quy định, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu đã quy định, lập đúng kỳ hạn, nộp đúng thời hạn và đầy đủ báo cáo tới từng nơi nhận báo cáo. Nếu báo cáo quyết toán khác so với dự toán thì phải giải trình trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Số liệu báo cáo quyết toán phải chính xác, trung thực, khác quan. Ngoài những sổ sách theo quy định thì để phù hợp với thực tế đơn vị cũng phải lập báo cáo đặc thù giúp cho việc kiểm soát được rõ ràng, thuận lợi.
Công khai tài chính là biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, viên chức Nhà nước trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính; đảm bảo sử dụng có hiệu quả NSNN, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Nội dung công khai tài chính phải được thực hiện theo đúng quyết định 192/2004/QĐ-TTg ngày 16.11.2014 của Thủ tướng Chính phủ. Công khai chi tiết số liệu dự toán ngân sách đã được cấp có thẩm quyền giao, quyết toán ngân sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đẩy mạnh việc công khai tài chính cần thực hiện một số giải pháp sau: - Xác định đúng nội dung, phạm vi số liệu cần công khai theo quy định. Lựa chọn hình thức công khai phù hợp với từng đơn vị để cán bộ viên chức có thể nắm rõ nội dung công khai và giám sát được các nội dung này.
- Các cơ quan có chức năng và các đoàn thể cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc công khai ngân sách ở đơn vị. Kịp thời đề xuất xử lý các vi phạm về chế độ công khai tài chính.
4.2.5. Củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao phẩm chất, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý tài chính
* Cơ cở đề xuất
Việc củng cổ tổ chức bộ máy và nâng cao phẩm chất, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý tài chính là công việc cần thiết để hoàn thiện công tác quản lý chi của đơn vị
* Cách thức thực hiện
Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách phải đi liền với hoàn thiện bộ máy, tăng cường chức năng, quyền hạn của bộ máy quản lý, nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý. Tiếp tục đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy, rà soát chức năng nhiệm vụ của hệ thống quản lý tài chính để đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính trong giai đoạn mới, thực hiện có hiệu quả các khoản chi ngân sách thuộc quyền quản lý.
Trình độ và năng lực làm việc của cán bộ làm công tác quản lý tài chính có ảnh hưởng rất lớn trực tiếp đến quản lý các khoản chi. Chính khả năng làm việc của đội ngũ quản lý tài chính các đơn vị là động lực thúc đẩy việc giải ngân các khoản chi NSNN đáp ứng kịp thời, đầy đủ, đúng mục tiêu đã đề ra. Nếu cán bộ không có ý thức chấp hành chế độ chính sách yếu kém, chưa thực sự nghiêm túc thì việc gây ra tình trạng thất thoát, kém hiệu quả của các khoản chi là không thể tránh khỏi.
Nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách cho đội ngũ cán bộ tài chính đóng vai trò đặc biệt quan trọng đến hiệu quả quản lý chi ngân sách. Cán bộ quản lý chi ngân sách không chỉ hiểu sâu sắc nghiệp vụ quản lý chi ngân sách mà còn hiểu về nghiệp vụ và kỹ thuật tổ chức thực hiện.
Quan tâm chế độ tiền lương và thu nhập của đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính kế toán làm cho họ yên tâm không tìm cách xoay sở bóp méo chính sách của Đảng và Nhà nước. Hàng năm phải đánh giá trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của cán bộ chi ngân sách và xử lý nghiêm minh các trường hợp cố ý làm sai trong quản lý chi ngân sách.
Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ năng lực phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý tài chính nói chung và quản lý chi ngân sách nối riêng. Nội dung đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ phẩm chất của cán bộ quản lý cần tập trung vào những yêu cầu sau:
+ Xây dựng quy hoạch đào tạo cán bộ cán bộ, cán bộ quản lý chi ngân sách không chỉ hiểu sâu sắc nghiệp vụ quản lý chi ngân sách mà còn hiểu về nghiệp vụ và kỹ thuật tổ chức thực hiện.
+ Quy hoạch cán bộ quản lý chi bằng cách đào tạo gắn với tiêu chuẩn hóa từng chức danh và yêu cầu công tác. Bên cạnh đào tạo chuyên môn nghiệp vụ còn phải chú ý đào tạo kiến thức về quản lý nhà nước, kinh tế thị trường, ngoại ngũ, tin học... Gắn việc đào tạo bồi dưỡng với quá trình sử dụng phù hợp với sở trường của cán bộ quản lý.
+ Nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính thông qua đào tạo và ứng dụng khoa công nghệ thông tin vào quản lý.
Tổ chức thực hiện tốt công tác phân loại cán bộ quản lý theo chuẩn mực về năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức để bố trí vào các vị trí thích hợp. Thực hiện tốt việc điều động, luân chuyển luân phiên đối với cán bộ.