Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý các khoản chi ở Văn phòng tỉnh ủy Lào Cai
4.2.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện dự toán và quyết toán các khoản chi
* Cơ sở đề xuất
Việc tổ chức thực hiện dự toán chưa được thực hiện tốt, đôi khi chưa khớp đúng về tổng mức, phân bổ chi tiết không sát với yêu cầu chi thực tế, khâu chấp hành NSNN chưa xây dựng được mô hình cấp phát tối ưu, hệ thống mạng giữa cơ quan tài chính và cơ quan kho bạc chưa hoàn thiện gây khó khăn cho quá trình cấp phát và quyết toán.
* Cách thức thực hiện
Trong những năm qua, mặc dù NSNN chi cho Tỉnh ủy đã tăng, nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho hoạt động. Mặt khác, cách thức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN vẫn còn nhiều bất cập, Cụ thể:
- Phân bổ chi thường xuyên NSNN: Việc tính toán tách bạch các khoản chi cho cũng gặp rất nhiều khó khăn do nhiều hoạt động, nguồn chi và mục tiêu chi khác nhau. Hiện nay, kinh phí chi cho từng lĩnh vực thông qua nhiều dòng kinh phí như hỗ trợ trực tiếp hoặc thông qua chương trình mục tiêu, dự án... Chính vì vậy để xác định được kinh phí NSNN cấp cho từng lĩnh vực phải làm sáng tỏ các nguồn đã đủ hay chưa còn khá phức tạp.
Việc giao quyền tự chủ theo Nghị định 16/2016/NĐ-CP cho các đơn vị còn nhiều vấn đề bất hợp lý và chưa mang lại hiệu quả cao. Các đơn vị thuộc khối huyện có những nét đặc thù riêng, như các hoạt động mang tính chất phục vụ cộng đồng tương đối hạn chế. Chính vì vậy, khi áp dụng Nghị định 16 vào các đơn vị này dẫn đến nghịch lý là" đơn vị nào hoạt động càng tích cực thì khoản tiết kiệm được sẽ càng ít". Hầu như đơn vị nào cũng có ý thức trong việc tiết kiệm các khoản chi thường xuyên như điện, nước, xăng xe.... Từ đó dẫn đến các hoạt động chuyên môn không được thực hiện đầy đủ, làm giảm chất lượng hoạt động.
- NSNN đảm bảo chi thường xuyên của đơn vị để thực hiện các nhiệm vụ chính trị, bao gồm: Tiền lương cơ bản, chi phí để vận hành và bảo đảm
hoạt động thường xuyên của đơn vị như: chi thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền, liên lạc, chi hội nghị phí, công tác phí, thuê mướn, sửa chữa tài sản phục vụ công tác chuyên môn, duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, mua sắm... được xác định trên cơ sở số biên chế được cấp có thẩm quyền giao.
- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ một cách chặt chẽ, đảm bảo hoàn thành công việc và đúng với các quy định. Quy chế chi tiêu nội bộ cần được xây dựng trên nguyên tắc ưu tiên chi cho nghiệp vụ để đảm bảo chất lượng chuyên môn, tiết kiệm chi quản lý hành chính và phân công lao động hợp lý, hiệu quả.
- Xây dựng quy định, nguyên tắc, phương pháp tự kiểm tra tại đơn vị. Hàng năm xây dựng kế hoạch tự kiểm tra, tổ chức việc tự kiểm tra tài chính, kế toán trong đơn vị mình theo các nội dung được quy định trong quy chế đơn vị. Thủ trưởng đơn vị chịu trách nhiệm hướng dẫn và chỉ đạo các bộ phận phòng ban về những nội dụng cần kiểm tra, về tiến trình và thời hạn kiểm tra. Xem xét và phê chuẩn các kết luận kiểm tra của bộ phận thực hiện kiểm tra, phê duyệt và đôn đốc thực hiện các biện pháp khắc phục những tồn tại được phát triển trong quá trình kiểm tra. Xử lý các hành vi vi phạm của các bộ phận, cá nhân thuộc thẩm quyền của mình.