Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác quản lý các khoản chi tại văn phòng tỉnh ủy lào cai (Trang 74 - 76)

5. Kết cấu luận văn

3.3.1. Nhân tố khách quan

* Cơ chế chính sách và các quy định của Nhà nước về quản lý các khoản chi

Luật NSNN là đạo luật cơ bản trong hệ thống chính sách tài chính, là cơ sở pháp lý trong công tác quản lý NSNN, luật triển khai thực hiện, thâm nhập vào cuộc sống và được đón nhận, trở thành căn cứ không thể thiếu trong hoạt động ngân sách, đã chứa đựng những quy phạm nguyên tắc, xác định quyền, nghĩa vụ, địa vị pháp lý và cách thức thực thi khi tổ chức hoạt động NSNN. Tuy nhiên, mặc dù luật đã góp phần giải quyết những vấn đề quan trọng, thể hiện những điểm tiến bộ, song thực sự còn một số bất cập, chưa phản ánh yêu cầu khách quan và thực tiễn của quản lý tài chính trong cơ chế thị trường, đồng thời chưa hoàn toàn phù hợp. Những bất cập bộc lộ trong quá trình thực hiện chi ngân sách thể hiện ở những điểm sau:

- Luật NSNN hiện hành chưa có quy định về việc lập, bố trí ngân sách theo chương trình, nhiệm vụ. Cùng với đó là xây dựng các chỉ tiêu, phương pháp xác định và đánh giá kết quả thực hiện đã hạn chế đến kết quả và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ; chưa thực sự gắn trách nhiệm đơn vị sử dụng ngân sách với kết quả và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, hạn chế trách nhiệm giải trình, minh bạch ngân sách và sự giám sát của các cơ quan quản lý.

- Về công khai minh bạch: Luật NSNN và các văn bản hiện hành đã quy định dự toán, quyết toán, kết quả kiểm toán NSNN của các đơn vị dự toán phải thực hiện công khai mà chưa quy định thuyết minh số liệu công khai dẫn đến việc công khai nhưng thiếu minh bạch. Hơn nữa với chỉ quy định công khai dự toán, quyết toán ngân sách mà chưa quy định công khai tình hình thực hiện dự toán ngân sách của các đơn vị.

- Chính sách nhà nước thường xuyên thay đổi, khi chuyển sang cơ chế tài chính mới, được tự chủ về tài chính một mặt tạo tiền đề cho đơn vị phát triển nhưng mặt khác cùng đặt các đơn vị trước nhiều bỡ ngỡ, không ít khó khăn cần giải quyết. Với cơ chế quản lý chi trong suốt thời gian qua đã tạo điều kiện cho các đơn vị quen với việc được NSNN bao cấp mà chưa chủ động trong việc tự thu lấy mà chi.

Căn nguyên của mối quan hệ giữa Trung ương và Địa phương trong phân phối nguồn lực là phân công giữa trách nhiệm, thẩm quyền và sự phối hợp giữa các cơ quan trung ương và địa phương. Hiện nay hệ thống văn bản này chưa thực sự hợp lý như cách phân loại các đơn vị hành chính chưa có những tiêu thức thật sự khoa học; tổ chức bộ máy còn rập khuôn máy móc đồng đều như nhau giữa các địa phương, mô hình bộ máy hành chính đô thị và nông thôn chưa rõ ràng, phù hợp với đặc thù. Chính quyền cơ sở chưa được kiện toàn dựa trên yêu cầu khách quan và phù hợp với thực tiễn, chưa gắn trách nhiệm với cơ chế tự quản; Hệ thống hành chính từ trung ương đến địa phương chưa được phân rõ chức năng nhiệm vụ, còn chồng chéo, trùng lắp và tính chuyên môn chưa cao, chưa thực sự đổi mới phương thức quản lý để đáp ứng và phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường.

Việc giao chương trình mục tiêu quốc gia được ấn định sẵn từ Trung ương, mỗi Bộ có chương trình mục tiêu quốc gia đều có văn bản hướng dẫn nội dung chi, địa chỉ chi và mức chi. Đây là cách xây dựng dự toán ngân sách mang nặng tính chủ quan áp đặt chung cho các địa phương vốn có điều kiện địa lý tự nhiên xã hội khác nhau. Điều này gây khó khăn cho việc quản lý, giám sát và đánh giá việc thực hiện các mục tiêu của chương trình, và cũng hạn chế quyền chủ động của địa phương. Việc xây dựng chương trình mục tiêu của địa phương chủ yếu dựa trên gợi ý và đầu công việc theo hướng dẫn của trung ương. Từ những bất cập trên có thể rút ra một số nhận định về cơ chế chi ngân sách cho các chương trình, dự án như sau: Việc phân cấp cho địa

phương chịu trách nhiệm điều hành chương trình, dự án tại địa bàn là chủ trương đúng do các Bộ quản lý chương trình không thể nào làm thay các địa phương trong khi các công việc diễn la chủ yếu tại địa bàn các địa phương. Tuy nhiên, việc phân cấp đến mức độ nào cần được nghiên cứu cụ thể và áp dụng cho từng loại chương trình, mục đích là để thực hiện đạt mục tiêu đề ra hiệu quả hơn. Việc kiểm tra, giám sát và đánh giá thực hiện mục tiêu của chương trình: đây là yếu tố quyết định đảm bảo cho chương trình thực hiện theo đúng các mục tiêu đã đề ra. Đặc biệt trong tình hình phân cấp toàn diện như hiện nay thì việc kiểm tra giám sát lại càng quan trọng. Khâu này hiện nay còn yếu đo chưa có những quy định rõ về sự phối hợp giữa Bộ quản lý chương trình (các chủ dự án trong từng chương trình) với địa phương (Ban điều hành các chương trình mục tiêu và các sở chuyên ngành). Các cơ quan tổng hợp và các Bộ quản lý chương trình chưa có các kế hoạch thường xuyên hàng tháng, hàng quý tiến hành kiểm tra tình hình thực hiện chương trình ở các địa phương và cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế hoàn thiện công tác quản lý các khoản chi tại văn phòng tỉnh ủy lào cai (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)