Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý các khoản chi ở Văn phòng
tỉnh ủy Lào Cai
3.3.1. Nhân tố khách quan
* Cơ chế chính sách và các quy định của Nhà nước về quản lý các khoản chi
Luật NSNN là đạo luật cơ bản trong hệ thống chính sách tài chính, là cơ sở pháp lý trong công tác quản lý NSNN, luật triển khai thực hiện, thâm nhập vào cuộc sống và được đón nhận, trở thành căn cứ không thể thiếu trong hoạt động ngân sách, đã chứa đựng những quy phạm nguyên tắc, xác định quyền, nghĩa vụ, địa vị pháp lý và cách thức thực thi khi tổ chức hoạt động NSNN. Tuy nhiên, mặc dù luật đã góp phần giải quyết những vấn đề quan trọng, thể hiện những điểm tiến bộ, song thực sự còn một số bất cập, chưa phản ánh yêu cầu khách quan và thực tiễn của quản lý tài chính trong cơ chế thị trường, đồng thời chưa hoàn toàn phù hợp. Những bất cập bộc lộ trong quá trình thực hiện chi ngân sách thể hiện ở những điểm sau:
- Luật NSNN hiện hành chưa có quy định về việc lập, bố trí ngân sách theo chương trình, nhiệm vụ. Cùng với đó là xây dựng các chỉ tiêu, phương pháp xác định và đánh giá kết quả thực hiện đã hạn chế đến kết quả và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ; chưa thực sự gắn trách nhiệm đơn vị sử dụng ngân sách với kết quả và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, hạn chế trách nhiệm giải trình, minh bạch ngân sách và sự giám sát của các cơ quan quản lý.
- Về công khai minh bạch: Luật NSNN và các văn bản hiện hành đã quy định dự toán, quyết toán, kết quả kiểm toán NSNN của các đơn vị dự toán phải thực hiện công khai mà chưa quy định thuyết minh số liệu công khai dẫn đến việc công khai nhưng thiếu minh bạch. Hơn nữa với chỉ quy định công khai dự toán, quyết toán ngân sách mà chưa quy định công khai tình hình thực hiện dự toán ngân sách của các đơn vị.
- Chính sách nhà nước thường xuyên thay đổi, khi chuyển sang cơ chế tài chính mới, được tự chủ về tài chính một mặt tạo tiền đề cho đơn vị phát triển nhưng mặt khác cùng đặt các đơn vị trước nhiều bỡ ngỡ, không ít khó khăn cần giải quyết. Với cơ chế quản lý chi trong suốt thời gian qua đã tạo điều kiện cho các đơn vị quen với việc được NSNN bao cấp mà chưa chủ động trong việc tự thu lấy mà chi.
Căn nguyên của mối quan hệ giữa Trung ương và Địa phương trong phân phối nguồn lực là phân công giữa trách nhiệm, thẩm quyền và sự phối hợp giữa các cơ quan trung ương và địa phương. Hiện nay hệ thống văn bản này chưa thực sự hợp lý như cách phân loại các đơn vị hành chính chưa có những tiêu thức thật sự khoa học; tổ chức bộ máy còn rập khuôn máy móc đồng đều như nhau giữa các địa phương, mô hình bộ máy hành chính đô thị và nông thôn chưa rõ ràng, phù hợp với đặc thù. Chính quyền cơ sở chưa được kiện toàn dựa trên yêu cầu khách quan và phù hợp với thực tiễn, chưa gắn trách nhiệm với cơ chế tự quản; Hệ thống hành chính từ trung ương đến địa phương chưa được phân rõ chức năng nhiệm vụ, còn chồng chéo, trùng lắp và tính chuyên môn chưa cao, chưa thực sự đổi mới phương thức quản lý để đáp ứng và phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường.
Việc giao chương trình mục tiêu quốc gia được ấn định sẵn từ Trung ương, mỗi Bộ có chương trình mục tiêu quốc gia đều có văn bản hướng dẫn nội dung chi, địa chỉ chi và mức chi. Đây là cách xây dựng dự toán ngân sách mang nặng tính chủ quan áp đặt chung cho các địa phương vốn có điều kiện địa lý tự nhiên xã hội khác nhau. Điều này gây khó khăn cho việc quản lý, giám sát và đánh giá việc thực hiện các mục tiêu của chương trình, và cũng hạn chế quyền chủ động của địa phương. Việc xây dựng chương trình mục tiêu của địa phương chủ yếu dựa trên gợi ý và đầu công việc theo hướng dẫn của trung ương. Từ những bất cập trên có thể rút ra một số nhận định về cơ chế chi ngân sách cho các chương trình, dự án như sau: Việc phân cấp cho địa
phương chịu trách nhiệm điều hành chương trình, dự án tại địa bàn là chủ trương đúng do các Bộ quản lý chương trình không thể nào làm thay các địa phương trong khi các công việc diễn la chủ yếu tại địa bàn các địa phương. Tuy nhiên, việc phân cấp đến mức độ nào cần được nghiên cứu cụ thể và áp dụng cho từng loại chương trình, mục đích là để thực hiện đạt mục tiêu đề ra hiệu quả hơn. Việc kiểm tra, giám sát và đánh giá thực hiện mục tiêu của chương trình: đây là yếu tố quyết định đảm bảo cho chương trình thực hiện theo đúng các mục tiêu đã đề ra. Đặc biệt trong tình hình phân cấp toàn diện như hiện nay thì việc kiểm tra giám sát lại càng quan trọng. Khâu này hiện nay còn yếu đo chưa có những quy định rõ về sự phối hợp giữa Bộ quản lý chương trình (các chủ dự án trong từng chương trình) với địa phương (Ban điều hành các chương trình mục tiêu và các sở chuyên ngành). Các cơ quan tổng hợp và các Bộ quản lý chương trình chưa có các kế hoạch thường xuyên hàng tháng, hàng quý tiến hành kiểm tra tình hình thực hiện chương trình ở các địa phương và cơ sở.
3.3.2. Nhân tố chủ quan
* Năng lực quản lý và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ
Khi nói đến cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý người ta thường đề cập đến quy mô nhân sự của nó và trong sự thiết lập ấy chính là cơ cấu tổ chức bộ máy và cán bộ quản lý thu, chi ngân sách và các mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện chức năng này. Nếu bộ máy và cán bộ năng lực quản lý và trình độ chuyên môn thấp thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi ngân sách. Do đó, tổ chức bộ máy và cán bộ là nhân tố rất quan trọng trong quá trình tổ chức quản lý chi ngân sách. Thông qua kết quả khảo sát của đội ngũ cán bộ của Văn phòng tỉnh ủy liên quan đến tổ chức quản lý các khoản chi được tổng hợp ở bảng 3.11.
Bảng 3.11. Đánh giá đội ngũ cán bộ tổ chức quản lý các khoản chi Văn phòng tỉnh ủy Lào Cai
STT Tiêu chí đánh giá Điểm trung
bình Đánh giá
1 Đội ngũ cán bộ chuyên quản đáp ứng
nhu cầu quản lý 2,76
Trung bình 2 Trình độ, chuyên môn của cán bộ quản lý 3,06 Trung
bình
4 Hiệu quả công việc 2,67 Trung
bình
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
Qua bảng số liệu trên cho thấy, chỉ có đội ngũ cán bộ chuyên môn quản lý đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ quản lý, được đánh giá ở mức trung bình. Điều này được giải thích bởi các nguyên nhân sau:
+ Thứ nhất, với tư duy quản lý truyền thống đã hình thành và tồn tại khá lâu thì việc thay đổi phương thức quản lý mới cân có thời gian nhất định để thích nghi;
+ Mặt khác, chúng ta chưa có hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ và phù hợp với thông lệ quốc tế việc xây dựng hệ thống luật pháp cũng cần có thời gian và năng lực tiếp cận. Trình độ đội ngũ cán bộ tham gia công tác quản lý, từ đội ngũ liên quan đến hoạch định, hướng dẫn sử dụng công cụ mới và dự báo vĩ mô đến đơn vị sử dụng ngân sách còn bất cập để tiếp cận và vận hành công cụ mới.
+ Việc áp dụng các thành tựu công nghệ thông tin trong quản lý các khoản chi tại các đơn vị thuộc Văn phòng tỉnh ủy còn chậm, trình độ năng lực cán bộ làm công tác tin học chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ 4.0, do đó hiệu quả của công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chưa cao, còn tốn nhiều thời gian, công sức. Việc cập nhật và đào tạo để đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ngân sách có thể sử dụng thiết bị tin học cùng
những trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý cũng phải được quan tâm hơn nữa mới đủ để đáp ứng yêu cầu.
Còn trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý; thái độ phục vụ, tiếp xúc của cán bộ chuyên quản cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính và hiệu quả của công tác quản lý được đánh giá ở mức độ tốt. Đây là một yếu tố ảnh hưởng tốt tới công tác chi NSNN.
* Nhân tố về tổ chức bộ máy và cán bộ trong quản lý các khoản chi
Nhân lực trong bộ máy quản lý Văn phòng có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống quản lý tài chính. Công tác quản lý ngày càng đa dạng hơn do việc đưa các thiết bị hiện đại và các loại cán bộ kỹ thuật khác nhau vào trong công tác quản lý tài chính NSNN.
Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ứng dụng công nghệ cao và quy trình tự động hoá đòi hỏi phải đổi mới cơ chế quản lý nhân lực, tiêu chuẩn hoá việc đào tạo các hình loại hình cán bộ cho từng lĩnh vực, đổi mới nội dung và nâng cao chất lượng nhân lực đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị trong các cơ quan đảng phải đi tiên phong trong hàng ngũ lãnh đạo quản lý.