Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác thu thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý công tác thu thuế tại chi cục thuế huyện pác nặm tỉnh bắc kạn (Trang 27 - 29)

5. Cấu trúc của Luận văn

1.1. Cơ sở lý luận về quản lý công tác thu thuế

1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác thu thuế

1.1.3.1. Thu nhập và nhận thức của người nộp thuế

Thuế là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước Khi đời sống người dân thay đổi, mơi trường đầu tư được cải thiện thì đây là động lực có thêm nguồn thu từ thuế. Hiên nay nhà nước đang khuyến khích nền kinh tế tư nhân, giảm đầu tư của nhà nước. Vì vậy, khi người dân có thu nhập tốt thì thu hút được ngày càng nhiều hơn nhà đầu tư đầu tư vào địa phương và đây là cơ hội để tăng các khoản thu từ thuế.

Thêm vào đó, thuế là khoản chi của người dân và doanh nghiệp, do vậy, nhiều người dân và doanh nghiệp tìm nhiều cách giảm các khoản chi này thơng qua hình thức gian lận, trốn thuế và trây ì. Khi người dân thay đổi nhận thức, thấy được vai trò và tầm quan trọng của việc nộp thuế, ngoài ra cũng ý thức được hậu quả của việc trốn thuế, trốn nghĩa vụ đối với nhà nước. Khi tâm lý đã thay đổi thì ý thức và cách nhìn thay đổi, người dân sẽ có ý thức chấp hành tốt hơn nghĩa vụ của mình.

1.1.3.2. Trình độ nhận thức của cán bộ quản lý công tác thu thuế

Ngày nay, khi mà nguồn thu từ thuế ngày càng thay đổi: đa dạng hóa nguồn thu, đối tượng thu cũng thay đổi, các sắc thuế cũng như các thủ tục hành chính cũng thay đổi… Do vậy, trình độ quản lý của cán bộ quản lý công tác thu thuế được nâng cao sẽ giúp vận hành quá trình quản lý này được tốt.

Hiện nay cũng có nhiều đối tượng lợi dụng các chính sách ưu đãi của nhà nước để thu lợi bất chính cho bản thân, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước. Do vậy, cán bộ quản lý cần phải trình độ nhận biết các phương pháp và thủ đoạn của các đối tượng để có những biện pháp ngăn chặn kịp thời cũng như đưa ra phương án xử lý phù hợp.

Thêm vào đó, quá trình quản lý là quá trình tiếp xúc người dân, tiếp xúc với các đối tượng nộp thuế. Cán bộ phải nắm chắc chuyên mơn để có thể trả lời và hướng dẫn người dân thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Bên cạnh đó là giúp người dân hiểu rõ vai trò và ý nghĩa của thuế đối với nhà nước, đối với nhân dân.

1.1.3.3. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng

Để quản lý cơng tác thu thuế tốt thì cơ quan thuế cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan chức năng cùng tham gia. Trước hết đó là q trình tun truyền người dân: số lượng cán bộ thì ít, địa bàn hoạt động thì nhiều. Do vậy, CQT cũng cần phải phối hợp với các cơ quan khác nhằm tuyên truyền đến từng người dân, từng đối tượng.

Q trình phối hợp này có liên quan rất nhiều đến việc trao đổi thông tin, giúp các bên có thể tiết kiệm được thời gian và cơng sức. CQT cần rất nhiều thông tin từ các cơ quan chức năng như: hải quan, sở lao động, sở tài chính… Đây là những cơ quan trên địa bàn giúp CQT nắm được tình hình sản xuất kinh doanh, từ đó CQT có thể xác định được một cách chính xác số lượng thuế mà NNT cần phải nộp cho ngân sách nhà nước.

Thanh tra, kiểm tra là hoạt động thường xuyên của cơ quan thuế. Những để đảm bảo việc thực hiện mục tiêu cũng như hồn thành nhiệm vụ của mình thì CQT cũng cần trao đổi lịch cơng tác, các thơng tin về NNT để có thể tập trung vào những mục tiêu quan trọng. Thêm vào đó, giảm được những chồng chéo, sự phức tạp trong các thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho NNT hoạt động một cách bình thường.

1.1.3.4. Hệ thống các quy định của pháp luật

Khi ngày càng đa dạng về các đối tượng nộp thuế, sự đa dạng của các sắc thuế áp dụng vào đời sống thì hệ thống các quy định của pháp luật cũng phải chặt chẽ, đảm bảo sự công bằng giữa các đối tượng thực hiện trách nhiệm với nhà nước.

Bên cạnh các quy định về thuế, hệ thống pháp luật cũng cần phải thể hiện tính răn đe đối với các đối tượng có hành vi gian lận, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước. Hệ thống các quy định rõ ràng thì ít cơ hội cho những đối tượng lợi dụng các khe hở của pháp luật để giảm số thuế phải nộp.

Hệ thống pháp luật cũng địi hỏi phải có sự phù hợp giữa các đối tượng, không để thuế là gánh nặng cho người dân. Do vậy, việc xác định số thuế cũng như quá trình áp dụng việc quản lý công tác thu thuế cũng cần phải linh hoạt: vừa đảm bảo nguồn thu và vừa đảm bảo tính hợp lý giữa các đối tượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý công tác thu thuế tại chi cục thuế huyện pác nặm tỉnh bắc kạn (Trang 27 - 29)